Tìm tiếng nói chung cho các hành động liên quan tới biến đổi khí hậu

07:08 09/12/2023

Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) đã đi được nửa chặng đường. Tuy nhiên, đến nay các quốc gia tham dự hội nghị vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong một số vấn đề có tính mấu chốt như tương lai của nhiên liệu hóa thạch và việc tài trợ cho các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trước bối cảnh thời gian cho hội nghị không còn nhiều nhưng bất đồng vẫn còn quá lớn, Chủ tịch COP28 Sultan al-Jaber ngày 8/12 lên tiếng kêu gọi đại diện của gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ rời khỏi “vùng an toàn” và tìm điểm chung, bao gồm cả vấn đề nhiên liệu hóa thạch, để đạt được thỏa thuận cuối cùng rất tham vọng trước khi hội nghị kết thúc vào cuối tuần này. Ông thừa nhận, đây là giai đoạn đàm phán khó khăn nhất.

Chủ tịch COP28 cho biết, ông sẽ tham gia tích cực vào giai đoạn cuối của cuộc đàm phán và dự kiến trình bày kế hoạch tham vọng của UAE nhằm đảm bảo thành công của COP28. Ông cũng nhấn mạnh các đại biểu cần đẩy nhanh và tất cả các bộ trưởng cũng như trưởng phái đoàn đều tham gia đàm phán. Theo ông, các hội nghị COP trước đây thường kết thúc muộn, song ông đang tính đến khả năng hội nghị COP28 kết thúc đúng kế hoạch vào ngày 12/12, muộn nhất là vào 11h00 (giờ địa phương).

Các quốc gia tham dự COP28 vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong một số vấn đề có tính mấu chốt.

Trước đó, Thư ký điều hành Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC) Simon Stiell kêu gọi các quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia COP28 thực hiện các hành động tham vọng và quyết liệt hơn nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng khí hậu. Nêu bật sự cần thiết phải thực hiện cam kết tài trợ cho nỗ lực chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu, ông nhấn mạnh: “Chỉ khi đạt được tiến bộ thực sự về vấn đề tài chính mới có thể mang lại kết quả đáng kể và động lực cho các hành động về khí hậu. Các cuộc đàm phán tại COP28 phải đặt vấn đề này lên hàng đầu”.

Theo quan chức cấp cao của LHQ về khí hậu, trước khi COP28 kết thúc vào cuối tuần tới, các quốc gia tham dự hội nghị cần đạt được một thỏa thuận nhằm đẩy nhanh các hành động khí hậu. Ông nêu rõ: “Thắng lợi về mất mát và thiệt hại ở Dubai đã giúp các hội nghị COP có một bước khởi đầu. Giờ đã đến lúc tất cả các chính phủ phải đưa ra mệnh lệnh rõ ràng cho các nhà đàm phán của mình. Chúng ta cần tham vọng cao nhất, chứ không phải điểm số hay mẫu số chung thấp nhất. Những ý định tốt sẽ không thể giảm một nửa lượng khí thải trong thập kỷ này hoặc cứu được mạng sống ngay bây giờ. Chỉ có tiến bộ nghiêm túc về tài chính mới có thể mang lại kết quả tiên quyết”.

Ngoài vấn đề tài chính cho khí hậu, đề xuất “giảm dần hoặc thậm chí là loại bỏ” việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch là một trong những nội dung đang được đưa vào bản dự thảo đầu tiên của thỏa thuận hành động chống biến đổi khí hậu. Đây là vấn đề mà các đại biểu của khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ đang nỗ lực tìm tiếng nói chung tại COP28. Về mặt lý thuyết, một thỏa thuận sẽ được hoàn tất vào ngày 12/12 - ngày họp cuối cùng của hội nghị. Tuy nhiên, do còn nhiều bất đồng, đây thực sự là vấn đề gây khá nhiều tranh cãi mà các đại biểu của khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ vẫn đang nỗ lực tìm tiếng nói chung tại COP28.

Ủy viên phụ trách chính sách khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Wopke Hoekstra cho biết vẫn còn rất nhiều việc phải làm ở phía trước khi các nhà đàm phán tìm cách đạt được thỏa thuận nhằm duy trì mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ ở mức 1,5 độ C so với thời tiền công nghiệp. Theo ông, tất cả 27 quốc gia thành viên EU đều muốn đây là một phần của kết quả đàm phán, đồng thời lưu ý các nhà khoa học đã cảnh báo thế giới phải đẩy nhanh việc giảm phát thải trong thập niên này. Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi muốn hội nghị COP lần này đánh dấu sự khởi đầu cho sự kết thúc của nhiên liệu hóa thạch. Đây là một phần quan trọng đối với EU nói riêng và các bên tham gia đàm phán nói chung. Về phía chúng tôi, tất cả 27 quốc gia thành viên châu Âu đều muốn đây là một phần của kết quả đàm phán”.

Khổng Hà (tổng hợp)

Sáng nay 4/12, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an đã có buổi làm việc với Công an tỉnh Phú Yên về công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng và bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) năm 2024. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo các Cục nghiệp vụ, Thanh tra, Văn phòng Bộ Công an.

Chiều 4/12, Cơ quan CSĐT Công an TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình cho biết, đã chuyển hồ sơ vụ việc và đối tượng Đặng Thanh Tùng (SN 1982), trú tại tổ 5, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình thụ lý theo thẩm quyền.

Sáng 26/11/2024, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, trong phiên thảo luận về các báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024, khi có đại biểu Quốc hội nêu vấn đề xử lý những đối tượng đang lẩn trốn ra nước ngoài, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết:  

Sáng 4/12, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp với Đội TTGT quận Cầu Giấy; Đội CSGT-TT Công an quận Cầu Giấy cùng Công an phường Trung Hòa triển khai lực lượng làm nhiệm vụ tại khu vực nút giao thông Trần Duy Hưng - Hoàng Minh Giám - Nguyễn Chánh, trong đó tập trung công tác chỉ huy, điều tiết phân luồng và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô.

Ngày 4/12, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội cho biết đã hoàn thành bản kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đến Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Trần Quốc Hưng (SN 1965, ở phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) về hành vi “Vận chuyển và tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Nói về sự cần thiết, bắt buộc phải sắp xếp, tinh gọn bộ máy chính trị trong bối cảnh đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới, nhiều đảng viên, cán bộ, nhân dân đều thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với chủ trương này, coi đây là một “cuộc cách mạng” quan trọng và cấp thiết, không thể trì hoãn…

Cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng, vay vốn làm ăn của người dân tăng cao. Đây cũng là thời cơ mà tội phạm “tín dụng đen” triệt để lợi dụng, tung các chiêu trò dụ dỗ người dân vay tiền. Đáng chú ý, loại tội phạm này có sự biến tướng trong phạm vi, phương thức hoạt động từ môi trường thực tế lên không gian ảo, khiến không ít người rơi vào ma trận trực chờ sập bẫy.

Lầu Năm Góc xác nhận rằng Mỹ đã thực hiện một cuộc tấn công vào các tài sản quân sự ở miền Đông Syria sau một cuộc tấn công bằng tên lửa gần một trong các căn cứ của họ.

Vào ngày 31/12/2024, sau hơn 3 năm áp dụng, Thông tư số 45/2021/TT-BGTVT quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ sẽ chính thức dừng lại. Thay vào đó, từ 1/1/2025, Thông tư số 34/2024/TT-BGTVT quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ sẽ bắt đầu có hiệu lực với hàng loạt các điểm mới phù hợp hơn với thực tế.

Yonhap đưa tin, rạng sáng 4/12 theo giờ địa phương, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã tuyên bố dỡ bỏ thiết quân luật. Trước đó, 190 nghị sĩ có mặt tại phiên họp khẩn quốc hội Hàn Quốc lúc 0h47 (giờ địa phương), đều nhất trí thông qua nghị quyết yêu cầu dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật mà tổng thống ban bố. 

Sáng 4/12, Cơ quan CSĐT Công an TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình cho biết, đang tạm giữ hình sự đối tượng Đặng Thanh Tùng (SN 1982), trú tại tổ 5, phường Thịnh Lang, TP Hòa Bình về hành vi "Giết người".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文