Tổng thống Putin nêu điều kiện để hạ nhiệt căng thẳng với Kiev

08:33 24/02/2022

Đây là tuyên bố mới nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay. Cùng với tuyên bố này, ông Putin đã một lần nữa nêu điều kiện để hạ nhiệt căng thẳng với Kiev.

Giới chuyên gia nhận định, tính toán của Tổng thống Putin không phải là giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine bằng chiến tranh mà là đặt phương Tây vào bàn đàm phán về các nguyên tắc dàn xếp an ninh châu Âu.

Ngày 23/2, phát biểu tại buổi lễ mừng Ngày Bảo vệ Tổ quốc, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố nước Nga luôn sẵn sàng cho đối thoại trực tiếp và thẳng thắn, cũng như tìm kiếm các giải pháp ngoại giao cho những vấn đề phức tạp nhất, đặc biệt là cuộc khủng hoảng Ukraine. Tuy nhiên, Tổng thống Putin nhấn mạnh, lợi ích của Nga là vấn đề không thể thương lượng. "Lợi ích của Nga, an ninh của công dân Nga là không thể thương lượng đối với chúng tôi", ông Putin nêu rõ.

Cụ thể, Tổng thống Putin cho rằng Ukraine nên tự nguyện từ bỏ kế hoạch gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bởi đây sẽ là bước đệm để dẫn tới những cuộc đàm phán có hiệu quả trong tương lai: "Giải pháp tốt nhất cho vấn đề Ukraine sẽ là chính quyền Kiev tự nguyện từ chối gia nhập NATO và trở thành một quốc gia trung lập".

Không những vậy, Nga cũng đề nghị phương Tây dừng bơm vũ khí hiện đại cho chính quyền Kiev. "Điểm cốt lõi là phi quân sự hóa Ukraine ở một mức nhất định, bởi đây là yếu tố khách quan duy nhất có thể kiểm soát được, có thể được giám sát và có thể bị đáp trả", Tổng thống Putin nói.

Tuyên bố nêu trên được nhà lãnh đạo Nga đưa ra trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hủy cuộc gặp với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov dự kiến diễn ra ngày 24/2, sau khi ông Putin ký sắc lệnh công nhận độc lập đối với hai vùng ly khai ở miền Đông Ukraine gồm Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DNR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LNR). Ông Blinken cho rằng việc Nga công nhận DNR và LNR cũng như sẽ triển khai lực lượng gìn giữ hoà bình tại đây "đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc xâm lược vào Ukraine".

Mặc dù Mỹ cùng Liên minh châu Âu (EU) đã ngay lập tức thông qua các gói trừng phạt nhằm vào nhiều tổ chức tài chính lớn và giới tinh hoa của Nga nhưng Nhà Trắng cũng không bác bỏ khả năng hai bên vẫn sẽ gặp nhau trong tương lai. Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho hay: "Chúng tôi sẽ không bao giờ hoàn toàn đóng cánh cửa ngoại giao nhưng ngoại giao không thể thành công trừ khi Nga thay đổi hướng đi".

Tổng thống Nga Putin khẳng định luôn sẵn sàng đàm phán với phương Tây về tình hình Ukraine.                                      Nguồn: Getty.

Giới chuyên gia nhận định, tính toán của Tổng thống Putin không phải là giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine bằng chiến tranh mà là đặt phương Tây vào bàn đàm phán về các nguyên tắc dàn xếp an ninh châu Âu. Chuyên gia Anatol Lieven, thuộc tổ chức nghiên cứu QIRS tại Mỹ cho rằng, việc Nga sẽ điều quân sang DNR và LNR sau khi công nhận độc lập vùng ly khai này không thể coi là một cuộc xâm lược Ukraine, bởi nó chỉ đánh dấu sự leo thang căng thẳng trong cuộc xung đột âm ỉ ở Donbass từ năm 2014.

Đồng tình với quan điểm của chuyên gia Anatol Lieven, nhưng Ronald Suny, Giáo sư Lịch sử và Khoa học Chính trị, Đại học Michigan - người dành gần như toàn bộ sự nghiệp nghiên cứu lịch sử Nga nhìn nhận cuộc khủng hoảng hiện nay trong bối cảnh rộng lớn hơn. Nếu tổng hợp tất cả các sự kiện trong những tuần qua, có thể thấy cuộc khủng hoảng này là dư âm từ sự tan rã của Liên Xô vào đầu những năm 1990.

Theo ông, hơn 30 năm trôi qua, cấu trúc của "trật tự thế giới mới" vẫn đang được xây dựng. Nga ngày càng cảm nhận được sự mở rộng của phương Tây và muốn khôi phục ảnh hưởng đã mất của mình. Hơn nữa, nước này còn phải đối mặt với Mỹ - một quốc gia cũng đang lo sợ suy giảm sức mạnh trên toàn cầu sau sự kiện rút quân khỏi Afghanistan và mối đe dọa kinh tế từ Trung Quốc.

"Rõ ràng, ông Putin không muốn một quốc gia láng giềng rơi vào tầm ảnh hưởng của NATO, trái lại, muốn tạo ra một vùng đệm. Để thực hiện điều này, Nga cần gây sức ép mạnh mẽ buộc Mỹ và NATO phải ngồi vào bàn đàm phán", Giáo sư Ronald Suny cho hay.

Được biết, sau khi Nga công nhận độc lập với DNR và LNR, Hội đồng An ninh quốc gia Ukraine đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn đất nước, ngoại trừ khu vực ly khai. Bộ Ngoại giao Ukraine cũng khuyến cáo công dân nước này "dừng các hoạt động tới Nga" vì bất kỳ lý do nào. Về phía Nga, Moscow cũng đã ra lệnh sơ tán các nhân viên ngoại giao khỏi Kiev, viện dẫn rằng Đại sứ quán Nga tại đây đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa và tấn công.

Phản ứng trước những diễn biến hiện tại ở Ukraine, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cùng ngày cam kết, LHQ sẽ không bao giờ từ bỏ việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho vấn đề Ukraine. Phát biểu trước báo giới tại trụ sở LHQ ở New York (Mỹ), Tổng Thư ký Guterres nêu rõ, các bên phải phối hợp và cùng nhau ứng phó với thách thức này nhằm bảo vệ người dân Ukraine.  Theo ông, đã đến lúc các bên quay trở lại con đường đối thoại và đàm phán một cách nghiêm túc. 

Linh Đan

Thảm họa về ma túy quá khủng khiếp và nguy cơ hiện hữu về vấn nạn này luôn chực chờ cả bên trong và bên ngoài khu vực lãnh thổ Việt Nam. Dù đã có nhiều kết quả song công tác quản lý, giảm nguồn cầu vẫn gặp nhiều khó khăn phần lớn do vướng cơ chế. Chính vì vậy, yêu cầu phải đổi mới, nâng cao hơn nữa các cấp độ phòng, chống ma túy trong giai đoạn mới đặt ra hết sức cấp thiết.

Các điểm bầu cử nhỏ ở một số hạt thuộc bang Indiana và Kentucky là những nơi đầu tiên kết thúc bỏ phiếu trên toàn quốc vào 18h ngày 5/11 (giờ địa phương). Những kết quả đầu tiên của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ sớm xuất hiện.

Đằng sau thành công rực rỡ, các hoạt động của nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc Temu đang khiến giới chức châu Âu, Mỹ lo ngại. Và cuộc điều tra chính thức đã được mở ra ở châu Âu trong bối cảnh có nhiều báo cáo về việc trang web mua sắm của Trung Quốc vi phạm Đạo luật dịch vụ số.

Không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu khắp các tỉnh thành ở miền Bắc khiến nền nhiệt hạ nhanh cùng với đó là mưa dông diễn ra ở nhiều nơi, trời lạnh.

Hàng triệu cử tri Mỹ ngày 5/11 (giờ địa phương) đã đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 của xứ sở cờ hoa, trong đó quyết định quan trọng nhất là lựa chọn ra vị tân Tổng thống để dẫn dắt đất nước trong 4 năm tới. Tâm điểm của mùa bầu cử năm nay, được đánh giá đầy kịch tính và khó đoán định khi cuộc chạy đua giữa Phó Tổng thống Kamala Harris thuộc đảng Dân chủ và cựu Tổng thống Donald Trump thuộc đảng Cộng hòa ngày càng nóng.

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文