Vị trí của ASEAN trong giải quyết vấn đề Biển Đông

10:45 20/11/2021

Việc lấy ASEAN làm trung tâm không chỉ là triết lý chung chung mà còn là thực tế địa lý khi các nước ASEAN nằm giữa 2 đại dương lớn.

Thế giới đang thay đổi nhanh chóng với sự giao thoa xung đột giữa nhiều cường quốc lớn. Hàng loạt các liên minh đa phương đã được hình thành và cải cách nhằm ứng phó với những thách thức mới như nhóm Bộ Tứ (QUAD) và AUKUS.

Trọng tâm cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc ngày càng dịch chuyển trọng tâm về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Theo ông Sujan Chinoy, Cựu Đại sứ Ấn Độ tại Nhật Bản, Giám đốc Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng Manohar Parrikar, New Delhi, trong quá khứ, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương từng chứng kiến sự hiện diện của nhiều cường quốc lúc bấy giờ như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh và Pháp nhằm khai thác lợi ích.

Ông Sujan Chinoy phát biểu tại Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 13.

Với vị trí nằm giữa 2 đại dương lớn, ASEAN có vị trí chiến lược trung tâm quan trọng. Những năm gần đây, ASEAN đã có sự tách biệt giữa sự phụ thuộc về kinh tế với những lựa chọn giải pháp nhằm đảm bảo an ninh. Chuyên gia này đánh giá, việc lấy ASEAN làm trung tâm không chỉ là triết lý chung mà còn là thực tế địa lý. Tuy nhiên, vấn đề khai thác tài nguyên và việc kết nối các tuyến đường biển đang ngăn chặn ASEAN đạt được sự đồng thuận. Vì thế, ASEAN cần tăng cường sự nhất trí để hỗ trợ giải quyết tranh chấp cũng như xây dựng tiếng nói chung.

Về vấn đề Biển Đông, cựu Đại sứ Sujan Chinoy nhận định, có nhiều sự cạnh tranh đang diễn ra ở Biển Đông. Các tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc đã bị nhiều nước Đông Nam Á phản đối. Giữa bối cảnh các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc gây gia tăng căng thẳng, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 là khuôn khổ pháp lý duy nhất để giải quyết các tranh chấp.

Dù vậy, việc phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) không được Trung Quốc thực thi cho thấy UNCLOS cần được xây dựng mang tính bao trùm hơn và có những quy định yêu cầu các quốc gia phải tuân thủ. Chuyên gia này đánh giá, việc phán quyết của PCA năm 2016 gây bất lợi với Trung Quốc là một diễn biến bước ngoặt thu hút sự quan tâm của nhiều bên với việc tôn trọng pháp quyền và UNCLOS. Ông Sujan Chinoy cũng nhấn mạnh, Việt Nam có quyền quan ngại về vấn đề chủ quyền lãnh thổ và tài nguyên của mình ở Biển Đông.

Trong khi đó, PGS. TS Nguyễn Chu Hồi, Chủ tịch Hội Thiên nhiên và Môi trường biển Việt Nam tại Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 nhấn mạnh, ngoại giao khoa học biển là công cụ hòa bình để giảm căng thẳng và bảo vệ các lợi ích chung ở Biển Đông. Biển Đông có vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, giàu tài nguyên thiên nhiên và bao gồm những lợi ích xen kẽ. Vì vậy, Biển Đông chứa đựng những tranh chấp trên biển phức tạp và kéo dài mặc dù các bên đều nỗ lực giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, nếu không được giải quyết, căng thẳng có thể hủy hoại lòng tin chiến lược trong khu vực, đặt hòa bình, sự hợp tác và phát triển gặp rủi ro.

Giữa bối cảnh này, việc nâng cao hợp tác khoa học biển ở Biển Đông có ý nghĩa cấp bách. Việc này đòi hỏi sự tăng cường hợp tác, chia sẻ và giảm căng thẳng giữa bối cảnh ngoại giao khoa học biển (marine science diplomacy) được coi là một công cụ hòa bình để xây dựng lòng tin, góp phần vào làm giảm căng thẳng, ứng phó với rủi ro và bảo vệ các lợi ích chung ở Biển Đông. Sự hợp tác khoa học biển ở Biển Đông được xác định là vấn đề ít nhạy cảm hơn, được khuyến khích trong UNCLOS nhằm giải quyết các tranh chấp trên biển.

Vấn đề này cũng được thông qua trong Tuyên bố về ứng xử của Các bên ở Biển Đông (DOC), đã được chính phủ các nước thành viên ASEAN và chính phủ Trung Quốc ký kết. Điều 6 của DOC nhấn mạnh, trong khi chờ đợi một sự dàn xếp toàn diện và bền vững những tranh chấp, các bên liên quan có thể tìm kiếm hoặc tiến hành các hoạt động hợp tác, trong đó có nghiên cứu khoa học biển (khoản b).

Dù vậy, sự hợp tác khoa học đang đối mặt với những khó khăn và thách thức căn bản như: Sự khác biệt về nhận thức chung và ý chí chính trị của các bên; thiếu cơ chế khu vực để thúc đẩy hợp tác về khoa học biển; sự không rõ ràng trong mục đích dân sự và quân sự của các nghiên cứu trên biển; việc thực hiện các thỏa thuận đã ký kết, trong đó có sự hợp tác về khoa học biển vẫn hạn chế... Để thúc đẩy sự hợp tác khoa học biển ở Biển Đông và thúc đẩy vai trò chủ động, trách nhiệm của các nước tiên tiến trong khoa học biển, các bên cần tuân thủ các nguyên tắc hợp tác sau: Bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng luật pháp khu vực và quốc tế, trong đó có UNCLOS, góp phần vào duy trì các vùng biển hòa bình và thịnh vượng.

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi đề xuất một số giải pháp cụ thể như phát triển các tổ chức khu vực ở Biển Đông để đưa ra tham vấn, hợp tác và thúc đẩy hợp tác khoa học biển vì lợi ích chung của các bên, góp phần thực hiện UNCLOS và DOC; - Thiết lập và vận hành cơ chế khu vực để thúc đẩy sự hợp tác thực chất và hiệu quả qua “Ngoại giao Khoa học Biển”, tạo điều kiện cho các sáng kiến nhằm giải quyết các hành vi vi phạm liên quan đến điều gọi là “Các cuộc điều tra khoa học biển”; Xen kẽ Mục tiêu Phát triển Bền vững 14 về biển đảo vào các chương trình và dự án hợp tác khoa học biển ở Biển Đông; - Cải thiện vai trò của Tiểu ban IOC khu vực Tây Thái Bình Dương (IOC/WESTPAC) trong việc ủng hộ sự hợp tác ở Biển Đông; thực hiện thành công hợp tác khoa học biển nhằm xây dựng Biển Đông hòa bình.

Khổng Hà (tổng hợp)

Sáng ngày 8/5, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức sự kiện chuyển đổi số ngành ngân hàng 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự phát biểu chỉ đạo. Tại hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có bài phát biểu tham luận với chủ đề "Ứng dụng dữ liệu dân cư hỗ trợ phát triển dịch vụ và đảm bảo an ninh an toàn trong chuyển đổi số ngân hàng"...

Không chỉ sử dụng chữ ký “khô” (dấu chữ ký) của GS Trần Phương – Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng nhà trường để điều hành các hoạt động, HUBT hiện cũng chưa hoàn thành việc chuyển đổi mô hình từ trường đại học dân lập sang mô hình đại học tư thục theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và cũng chưa thành lập được Hội đồng trường (HĐT) theo quy định. Điều đó dẫn tới việc HUBT nhiều năm nay rơi vào tình trạng khủng hoảng công tác quản trị, nội bộ mất đoàn kết; các vụ tố cáo, khiếu nại kéo dài.

70 năm về trước, phát huy truyền thống của quê hương Xôviết anh hùng, bằng ý chí, quyết tâm, quân và dân xứ Nghệ đã cùng dốc sức đồng lòng, góp máu xương làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Những người lính từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều đã cao tuổi, song ký ức về năm tháng “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, về chiến tranh khốc liệt mà hào hùng và cảm xúc hân hoan trong ngày vui chiến thắng vẫn còn nhớ như in...

Tờ Telegraph (Anh) dẫn thông báo của AstraZeneca ngày 8/5 cho biết, hãng sẽ thu hồi toàn bộ vaccine COVID-19 trên toàn thế giới. Telegraph cũng cho hay, đơn xin rút giấy phép kinh doanh vaccine COVID-19 tại khu vực Liên minh châu Âu (EU) đã được AstraZeneca nộp hôm 5/3.

Những năm vừa qua, chứng khoán luôn là một kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút nhiều người tham gia thử vận may. Bên cạnh những người có kiến thức, chịu khó tìm hiểu thì cũng không ít người nhẹ dạ cả tin, thiếu kiến thức đầu tư tài chính nhưng mong muốn đổi đời, giàu nhanh nên đã mất không ít tiền của để đi học và bị các “thầy” dạy chứng khoán online lừa đảo chiếm đoạt số tiền lên từ vài trăm đến vài tỉ đồng.

Theo báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quý I/2024 của UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, hầu hết các cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chủ động hơn trong kiểm tra, thanh tra phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực còn chưa đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả chưa cao; công tác kiểm tra, giám sát nội bộ chưa thường xuyên…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文