Việt Nam chung tay cùng quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân

08:44 13/10/2021

Việt Nam đã tham gia, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo các điều ước quốc tế, trong đó có Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT), Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TNPW) và các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ).

Phát biểu tại phiên thảo luận chung thường niên của Ủy ban Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế (Ủy ban 1) của Đại hội đồng LHQ khoá họp lần thứ 76 hôm 11/10 (giờ địa phương), Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh, Việt Nam tiếp tục cam kết cùng các nước thúc đẩy hòa bình, an ninh quốc tế và giải quyết các vấn đề khu vực, trong đó có việc thực hiện các nghị quyết của Đại hội đồng LHQ và HĐBA. Việt Nam thực hiện chính sách nhất quán về chống phổ biến, giải trừ vũ khí hủy diệt hàng loạt, hướng tới xóa bỏ hoàn toàn loại vũ khí này.

Thực hiện các điều ước về vũ khí thông thường cần phù hợp với luật pháp quốc tế, cân bằng, không phân biệt đối xử, không chính trị hóa và cần tôn trọng quyền chính đáng của các nước về quốc phòng, an ninh. Đại sứ cho rằng, bom mìn và vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh tiếp tục là các nguy cơ đối với dân thường, các hoạt động gìn giữ hòa bình và tác động đối với phát triển kinh tế, xã hội tại trên 60 nước, trong đó có Việt Nam. Khi đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên tại HĐBA tháng 4/2021, Việt Nam đã thúc đẩy thảo luận, thông qua tuyên bố Chủ tịch về hành động bom mìn, trong đó kêu gọi các nước, hệ thống LHQ và các tổ chức liên quan tiếp tục hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, Đại sứ Đặng Đình Quý cũng nhấn mạnh công nghệ thông tin và truyền thông (ICTs) mang lại các lợi ích to lớn về phát triển kinh tế-xã hội nhưng các nước cần hợp tác, xây dựng các quy chuẩn đồng thuận về hành vi có trách nhiệm nhằm giải quyết các thách thức chung phù hợp với luật pháp quốc tế. Ủy ban 1 sẽ tiếp tục họp đến đầu tháng 11/2021, thảo luận và thông qua nhiều nghị quyết thuộc các đề mục quan trọng về giải trừ quân bị, an ninh quốc tế, trong đó có giải trừ và chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, vũ khí thông thường, chống chạy đua vũ trang ngoài khoảng không vũ trụ và cải tổ bộ máy giải trừ quân bị đa phương, tăng cường an ninh khu vực, quốc tế.

Đại sứ Đặng Đình Quý.

Trước đó, tại phiên họp kỷ niệm 25 năm ngày mở ký Hiệp ước CTBT hôm 27/9, Đại sứ Đặng Đình Quý đã chia sẻ nhiều ý kiến trên và nhấn mạnh những thành tựu đạt được về Hiệp ước CTBT là nhờ các cam kết, nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế về cấm thử, chống phổ biến và giải trừ quân bị hạt nhân. Đại sứ tái khẳng định chính sách của Việt Nam về không phổ biến, giải trừ vũ khí hạt nhân, nhấn mạnh Việt Nam đã tham gia, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo các điều ước quốc tế, trong đó có Hiệp ước NPT, Hiệp ước CTBT, Hiệp ước TNPW và các nghị quyết liên quan của HĐBA.

Đại sứ cũng khẳng định quyền của các nước về nghiên cứu, phát triển, sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình và kêu gọi sử dụng các cơ sở dữ liệu của Tổ chức cấm thử hạt nhân toàn diện về thực hiện chống phổ biến, giải trừ quân bị hạt nhân và phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Tại cuộc họp này, lãnh đạo LHQ và hầu hết các đại biểu nhấn mạnh xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân là cách duy nhất để bảo đảm không còn việc sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân.

Sự tồn tại của hơn 13.000 vũ khí hạt nhân tiếp tục là nguy cơ hủy diệt nhân loại, gây thảm họa về môi trường, sinh thái. Cạnh tranh địa chính trị, chạy đua vũ khí chiến lược, lạm dụng sự phát triển của khoa học công nghệ, hiện đại hóa các kho vũ khí hạt nhân và việc một số nước tiếp tục duy trì học thuyết hạt nhân là các thách thức đối với việc xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân. Sử dụng vũ khí hạt nhân là trái với luật quốc tế, trong đó có luật nhân đạo, nhân quyền quốc tế.

Kể từ khi LHQ được thành lập, cộng đồng quốc tế đã nỗ lực phấn đấu cho việc chống phổ biến, giải trừ quân bị hạt nhân. Nhiều điều ước quốc tế liên quan, trong đó có Hiệp ước NPT, các khu vực không có vũ khí hạt nhân (NWFZ), Hiệp ước CTBT và Hiệp ước TNPW cùng các nghị quyết của LHQ đã góp phần hình thành khuôn khổ pháp lý, các chuẩn mực quốc tế về chống phổ biến, giải trừ và cấm vũ khí hạt nhân. Hiệp ước CTBT là bộ phận quan trọng trong cơ chế chống phổ biến, giải trừ quân bị hạt nhân. Tuy Hiệp ước chưa có hiệu lực nhưng từ khi Hiệp ước được mở ký chỉ còn một vài vụ thử hạt nhân. Tổ chức cấm thử hạt nhân toàn diện cùng Cơ chế Kiểm chứng, trong đó có Hệ thống Quan trắc quốc tế (IMS) và Trung tâm Dữ liệu quốc tế (IDC), đóng vai trò quan trọng giúp giám sát, kiểm chứng các vụ thử, đồng thời góp phần giúp các nước có thông tin quan trắc về cảnh báo sóng thần, biến đổi khí hậu.

Nhân dịp này, nhiều phát biểu tại phiên họp kêu gọi các nước chưa ký, phê chuẩn Hiệp ước, đặc biệt là 8 nước còn lại trong Phụ lục 2 của Hiệp ước, cần sớm tham gia ký, phê chuẩn để Hiệp ước có hiệu lực. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến kêu gọi củng cố hợp tác đa phương, vai trò trung tâm của LHQ và bộ máy đa phương về chống phổ biến, giải trừ quân bị hạt nhân; các nước có vũ khí hạt nhân cần thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ về giải trừ vũ khí hạt nhân theo Hiệp ước NPT; cần nỗ lực thực hiện các cam kết và nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế.

Khổng Hà (tổng hợp)

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文