WTO nhóm họp với chương trình nghị sự đầy tham vọng

07:43 14/06/2022

Sau nhiều lần trì hoãn, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mới đây khai mạc hội nghị cấp cao nhất trong vòng 4 năm qua với sự tham gia của quan chức kinh tế, thương mại từ hơn 100 quốc gia, dự kiến thảo luận về nhiều vấn đề như các biện pháp ứng phó với đại dịch, mất an ninh lương thực hay đánh bắt cá quá mức tại các vùng biển.

Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ 12 của WTO (MC12) đã khai mạc tại trụ sở của Tổ chức Thương mại Thế giới ở Geneva (Thụy Sĩ) ngày 12/6, với sự tham dự của các bộ trưởng thương mại và các quan chức cấp cao khác từ 164 thành viên của WTO, đây đồng thời là cơ quan ra quyết định cao nhất của tổ chức này. Hội nghị thường diễn ra hai năm một lần. Tuy nhiên, MC12 đã bị hoãn hai lần do dịch COVID-19. Ban đầu hội nghị dự kiến được tổ chức vào tháng 6/2020 tại thủ đô Nur-Sultan của Kazakhstan. Sau đó, thời gian tổ chức được ấn định lại từ ngày 30/11-3/12/2021. Cuộc họp lại bị hoãn vào phút chót do bùng phát lây nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, dẫn đến việc áp dụng các hạn chế đi lại và quy định kiểm dịch ở Thụy Sĩ và nhiều nước châu Âu khác.

Các đại biểu tại phiên khai mạc MC12 của WTO. Ảnh Getty Images

Phát biểu trong phiên khai mạc, Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala bày tỏ hy vọng cuộc họp sẽ đạt được tiến bộ nhằm giảm bất bình đẳng và đảm bảo thương mại tự do và công bằng. Trong bối cảnh WTO đối mặt với nhiều hoài nghi về vai trò và vị thế hiện nay, bà Okonjo-Iweala một mặt thừa nhận tổ chức này cần sự cải tổ sâu rộng, mặt khác bày tỏ hy vọng MC12 sẽ mang lại luồng sinh khí mới cho tổ chức này và các nước sẽ đạt được thỏa thuận trong ít nhất một vấn đề chính được đưa ra thảo luận như đánh bắt cá hay vaccine COVID-19.

Bà Okonjo-Iweala nhận định, “con đường phía trước sẽ gập ghềnh sỏi đá, thậm chí có nhiều thử thách, tuy nhiên, chúng ta cần hướng lái những vấn đề đó để có thể đạt được đồng thuận trong một hoặc hai vấn đề”. Người đứng đầu WTO nhấn mạnh đây là “thời điểm thích hợp để tập hợp ý chí chính trị cần thiết nhằm chứng tỏ WTO có thể đóng vai trò trong giải pháp cho nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn thế giới đang đối mặt”.

Bà Okonjo-Iweala chỉ ra hàng loạt cuộc khủng hoảng hiện nay, như đại dịch COVID-19, thảm họa thiên nhiên, hạn hán, lũ lụt hay nắng nóng bất thường, áp lực lạm phát cùng với tình trạng thiếu lương thực, chi phí nhiên liệu tăng cao do cuộc xung đột Nga-Ukraine, đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhóm người dân có thu nhập thấp. Người đứng đầu WTO nhấn mạnh rằng tự do thương mại đã giúp đưa 1 tỷ người thoát khỏi đói nghèo, nhưng người dân nghèo, ở cả nước phát triển và kém phát triển, đang bị bỏ lại phía sau.

Trong bối cảnh chiến sự khiến nhiều cảng tại Ukraine bị phong tỏa, dẫn đến việc 25 triệu tấn ngũ cốc không thể được xuất khẩu, các bộ trưởng quy tụ tại cuộc họp của WTO dự kiến sẽ xem xét việc dỡ bỏ hoặc nới lỏng các hạn chế xuất khẩu đối với thực phẩm nhằm chia sẻ khó khăn với các nước đang đối mặt với tình trạng thiếu lúa mì, phân bón và các sản phẩm khác. Ngoài ra, các bộ trưởng sẽ thảo luận về việc tăng cường hỗ trợ cho các nỗ lực của Chương trình Lương thực Thế giới thuộc Liên hợp quốc trong giúp đỡ các nước nghèo.

Ngoài ra, bà Okonjo-Iweala hy vọng các quốc gia thành viên thảo luận và có thể đạt được thỏa thuận về việc tạm thời dỡ bỏ các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine COVID-19. Đây là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất trong thời gian đại dịch. Trong khi các hãng dược phẩm muốn bảo vệ những “đổi mới” và “chất xám”, các nhóm vận động cho rằng “sự tàn phá của đại dịch cho thấy sự cần thiết phải có một ngoại lệ”, các nước đang phát triển cũng tha thiết muốn có vaccine để bảo vệ người dân.

Một số chuyên gia và nhà ngoại giao đánh giá WTO đang gần đạt được một thỏa thuận chung về nghề cá nhằm hạn chế các khoản trợ cấp của chính phủ cho các tàu đánh cá hoặc người tham gia đánh bắt “bất hợp pháp, không báo cáo và không được quản lý”, hoặc các khoản trợ cấp quốc gia góp phần gây ra “đánh bắt quá mức”. Thỏa thuận này dự kiến sẽ bao gồm cả các điều khoản miễn trừ cho một số trường hợp các ngư dân tại những nước đang phát triển. Đây được coi là “trái ngọt” cho những nỗ lực của WTO trong hai thập kỷ qua. “Thỏa thuận này rất quan trọng đối với 260 triệu người trên thế giới có sinh kế phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào nghề cá biển”, bà Okonjo-Iweala cho biết. Ngoài ra, người đứng đầu WTO cũng nhận định đây là biện pháp nhằm đảm bảo tính bền vững cho các đại dương trên thế giới.

Sự kiện năm nay diễn ra trong bối cảnh thế giới nói chung và bản thân WTO đối mặt với nhiều thách thức. Ngày càng có nhiều lời kêu gọi tổ chức này cải cách toàn diện. Thêm nữa, WTO đang đối mặt với sức ép phải đạt được các thỏa thuận thương mại được mong chờ từ lâu và thể hiện sự thống nhất trong bối cảnh đại dịch vẫn đang hoành hành và nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng đói kém toàn cầu. Dự kiến Hội nghị MC12 kéo dài 4 ngày. Bất kỳ kết quả nào từ hội nghị sẽ được coi là câu trả lời quan trọng cho việc liệu thể chế đa phương có còn khả năng đồng ý về bất cứ điều gì hay không và liệu có thể đạt được sự đồng thuận để cải cách các luật đã lỗi thời và theo kịp với sự phát triển toàn cầu hay không.

Duy Tiến

Cùng với các địa phương trong cả nước, chính quyền các xã, thị trấn cùng với phụ huynh, học sinh và lực lượng làm nhiệm vụ ở huyện Trường Sa (Khánh Hòa) đã tổ chức buổi gặp mặt thầy, cô giáo tại các trường học trên vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Không chỉ hưởng lợi từ bất ổn chính trị, giá vàng còn tăng do tâm lý kỳ vọng khi Goldman Sachs dự báo giá vàng sẽ đạt 3.000 USD/ounce vào năm 2025.

Ngày 20/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Tiến Lợi (SN 1969, nơi thường trú: khu phố 8, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương) về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”

Ngày 19/11, Công an tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), Công an tỉnh Lào Cai, Trạm Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lào Cai tiếp nhận đối tượng Quan Thị Nhạc, SN 1990, trú tại thôn Bản Lai, xã Phúc Sơn, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang do Cục Công an Châu Hồng Hà, Công an huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc bàn giao.

Càng về dịp cuối năm tình trạng sản xuất, buôn bán, tàng trữ pháo nổ càng gia tăng. Trên địa bàn TP Hải Phòng, đi kèm với tình trạng trên là hàng loạt những vụ nổ gây hậu quả đáng tiếc, thậm chí là thảm khốc…

Hội nghị Thượng đỉnh G20, diễn ra từ ngày 18-19/11 tại Rio de Janeiro, Brazil, đã khép lại với một bản tuyên bố chung chứa đựng nhiều cam kết quan trọng. Tuy nhiên, câu hỏi lớn nhất vẫn là liệu những cam kết này có được hiện thực hóa hay không.

UBND tỉnh Thanh Hoá xử phạt Công ty TNHH Thương mại Song Dương (thôn Thanh Tiến, xã Thanh Xuân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa) vì để xảy ra vi phạm tại trang trại chăn nuôi quy mô 2.400 con heo nái theo công nghệ CP Thái Lan ở xã Thanh Xuân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Phát huy hiệu quả hoạt động đối ngoại trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Công an tỉnh Điện Biên với vai trò nòng cốt đã chủ động tham mưu, xây dựng các chương trình, kế hoạch hợp tác đối ngoại phù hợp với điều kiện thực tiễn, đạt nhiều kết quả nổi bật, góp phần vào ổn định tình hình an ninh trật tự (ANTT), xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, cùng hợp tác phát triển.

Thực phẩm chức năng giả, hoặc hàng xách tay, nhập lậu, không rõ nguồn gốc xâm nhập thị trường, được quảng cáo trên mạng xã hội như “thần dược”, sai sự thật khiến người tiêu dùng bị đánh lừa. Nắm bắt nhu cầu thị trường, nhiều đối tượng còn sản xuất thực phẩm chức năng giả, đánh vào tâm lý muốn giảm cân nhanh chóng của khách hàng nên đã cho chất cấm vào thực phẩm chức năng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文