Phát triển truyền thông đối ngoại, phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc

07:55 24/06/2024

Ngày nay, với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0, truyền thông đối ngoại đang được các quốc gia trên thế giới đẩy mạnh, tạo sự lan toả và tầm ảnh hưởng toàn cầu. Việc đẩy mạnh truyền thông đối ngoại còn góp phần phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động lưu vong từ ngoài biên giới.

Truyền thông đối ngoại, xu thế toàn cầu về thông tin, báo chí

Thông tin đối ngoại là nội dung rất quan trọng trong công tác đối ngoại và công tác tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta, là cầu nối và phương tiện để mở rộng giao lưu hiểu biết giữa Việt Nam và các nước. Xét về lợi ích quốc gia, thực hiện tốt công tác thông tin đối ngoại sẽ giúp bạn bè quốc tế tiếp cận tình hình về Việt Nam một cách chính xác, qua đó hiểu đúng về đất nước, con người Việt Nam. Điều này giúp thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước ta, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, thu hút sự quan tâm của các nước trên thế giới, các nhà đầu tư kinh doanh, tổ chức tài chính, tiền tệ... Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác thông tin đối ngoại còn góp phần hạn chế những thông tin sai lệch, bịa đặt về Việt Nam và ngăn chặn âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa cũng như các hoạt động phá hoại an ninh quốc gia của các phần tử chống đối.

Truyền thông đối ngoại hiện nay có thể được hiểu là đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin về tình hình Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực ra thế giới. Thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam là thông tin về đất nước, con người, lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đồng thời đưa thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế.

Ảnh minh hoạ.

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, bên cạnh thời cơ, thuận lợi, đất nước ta cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Xu thế chung của thế giới vẫn là hòa bình, hợp tác, liên kết và phát triển. Tuy nhiên, cạnh tranh giữa các nước lớn, trong đó chủ yếu xuất phát từ thiếu lòng tin chiến lược và nhu cầu đối với vấn đề an ninh quốc gia khiến cho quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế gặp nhiều khó khăn, trở ngại, đồng thời tác động mạnh mẽ đến chính sách đối ngoại của các nước. Trong bối cảnh các lực lượng thù địch đang ra sức tuyên truyền cho các giá trị phương Tây, bôi xấu, xuyên tạc các chính sách của Đảng và Nhà nước trong các vấn đề đối nội và đối ngoại, công tác thông tin đối ngoại càng đóng vai trò quan trọng nhằm đem lại cho nhân dân nhận thức đúng đắn nhất về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phản bác lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, nhất là các vấn đề về dân tộc, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, tín ngưỡng, tự do ngôn luận…

Quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với công tác truyền thông đối ngoại

Xét về lợi ích quốc gia, thực hiện tốt công tác truyền thông đối ngoại sẽ giúp thế giới hiểu hơn về đất nước, con người, về những giá trị văn hóa, vật chất, tinh thần của dân tộc Việt Nam; nâng cao hình ảnh, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; góp phần thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế và hội nhập quốc tế của đất nước ta, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài... Thực hiện tốt công tác truyền thông đối ngoại còn góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội.

Ngay từ những ngày đầu đấu tranh giành độc lập, Đảng và Nhà nước ta đã rất coi trọng công tác truyền thông đối ngoại. Điều đó đã được thể hiện qua Chỉ thị số 45-CT/TW, ngày 10/5/1962 của Bộ Chính trị, về công tác tuyên truyền đối ngoại đã xác định công tác tuyên truyền đối ngoại là một bộ phận của cuộc đấu tranh chính trị và tư tưởng của nước ta trên phạm vi toàn thế giới. Tiếp đó, nhiều văn bản quan trọng khác của Đảng và Nhà nước đã được ban hành, thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về hoạt động thông tin truyền thông đối ngoại qua các thời kỳ như: Chỉ thị số 11-CT/TW, ngày 13/6/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII về đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại; Chỉ thị số 10/2000/-CT/TTg, ngày 26/4/2000 của Thủ tướng Chính phủ, về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại. Ngày 10/9/2008, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị 26-CT/TW về “Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới”, xác định thông tin đối ngoại là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị với phương châm “chính xác, kịp thời, sinh động, phù hợp với từng đối tượng”.

Ngày 14/2/2012, Bộ Chính trị khóa XI ra Kết luận số 16-KL/TW về chiến lược thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020, trong đó nêu rõ: “Thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng trong công tác tuyên truyền và công tác tư tưởng của Đảng ta; là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài”. Thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 368/QĐ-TTg, ngày 28/2/2013, phê duyệt Chương trình hành động của Chính phủ, về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013 - 2020. Các văn bản trên là minh chứng cho thấy quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước ta trong việc khẳng định tầm quan trọng của truyền thông đối ngoại trong giai đoạn mới. Trên cơ sở những chủ trương, chính sách đó, các bộ, ngành Trung ương và địa phương đã triển khai thực hiện công tác thông tin đối ngoại với nội dung, hình thức phong phú và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định đường lối đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn mới, đề ra định hướng bao trùm của công tác đối ngoại trong giai đoạn phát triển của đất nước là triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng. Đại hội đã khẳng định “xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân”.

Thành tựu trong hoạt động truyền thông đối ngoại của Việt Nam

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện cả nước có 6 cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện (Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam - VTV, Đài Tiếng nói Việt Nam - VOV, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân, Báo Công an nhân dân). Có 15 cơ quan báo chí (11 báo, 3 tạp chí và Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC) nằm trong các cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện nói trên. Ngoài ra có 127 cơ quan báo, 671 cơ quan tạp chí (319 tạp chí khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật). Trong 72 đài phát thanh - truyền hình, có 3 đơn vị là VTV, Vnews và HTV được cấp giấy phép biên tập kênh truyền hình nước ngoài.

Đến nay, hầu hết các cơ quan báo chí Việt Nam đã có trên nền tảng mạng internet. Một số cơ quan báo chí đã tiên phong và khá thành công trong việc ứng dụng các công nghệ số tiêu biểu như: Trí tuệ nhân tạo (AI), IoT, Cloud, Big Data... Trước làn sóng “di dân” từ báo in sang báo điện tử, hàng trăm cơ quan báo chí cũng xây dựng các kênh truyền thông của mình trên các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Tiktok… Nhân sự làm việc trong lĩnh vực báo chí khoảng 41.000 người (khối phát thanh, truyền hình khoảng 16.500 người). Trong đó, hơn 19.300 trường hợp được cấp thẻ nhà báo.

Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực báo chí được tăng cường. Hiện nay, nhiều hãng truyền thông quốc tế lớn trên thế giới đều đã có mặt tại Việt Nam như CNN, Reuters, AP, AFP, Kyodo, Hãng thông tấn Asia (Hàn Quốc), Nhật báo kinh tế Aju (Hàn Quốc), Hãng thông tấn Rossiya Segodnya (Nga)... Các cơ quan truyền thông quốc tế như CNN, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg và hầu hết kênh truyền thông lớn thế giới đều đến được với công chúng Việt Nam dễ dàng, thuận tiện mà không có bất kỳ rào cản công nghệ hay pháp lý nào. Các nhà báo quốc tế được Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để tác nghiệp. Nhiều nhà báo Việt Nam được Nhà nước tạo điều kiện đi học tập, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, tác nghiệp báo chí tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Việc trao đổi thông tin với các nước trong khu vực và trên thế giới thông qua chương trình truyền hình ASEAN, hệ thống các cơ quan đại diện của Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân Dân... ở nước ngoài cũng như phiên bản tiếng nước ngoài của các báo điện tử đã góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ truyền thông đối ngoại; thông tin kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hợp tác, phát triển kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hội nhập quốc tế, thúc đẩy quan hệ thương mại và hợp tác đầu tư giữa nước ta với các nước trên thế giới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thông tin kịp thời về các công việc chung của cộng đồng quốc tế, các diễn đàn, tổ chức khu vực và quốc tế, nhất là tình hình ASEAN, Liên hợp quốc, APEC, và những vấn đề quốc tế khác mới nổi lên như: vấn đề lao động, việc làm, di cư, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, khủng bố, an ninh tiền tệ, ngân hàng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0…

Trong một thế giới bất ổn, bất an, Việt Nam được bạn bè quốc tế tin cậy khi là điểm đến an ninh, an toàn, chính trị ổn định, quốc phòng an ninh được bảo đảm. Cùng với đó, Việt Nam cũng là một hình mẫu đang trên đà vươn lên mạnh mẽ, là bạn, là đối tác tin cậy, có trách nhiệm, đóng vai trò chủ động và tích cực trong các công việc chung của khu vực và thế giới. Hoạt động đối ngoại của đất nước, trong đó có các hoạt động cấp cao diễn ra sôi động, liên tục đã khẳng định chính sách đối ngoại nhất quán, quyết tâm hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, đóng góp vào việc duy trì môi trường hoà bình, ổn định, tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Như vậy, công tác truyền thông đối ngoại được triển khai đồng bộ với sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước, với đa dạng hình thức để kịp thời thông tin cho nhân dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về chủ trương, đường lối đối ngoại của Việt Nam; lan tỏa mạnh mẽ lịch sử, truyền thống, hình ảnh đất nước, văn hóa, con người, thành tựu công cuộc đổi mới của đất nước. Những minh chứng trên một lần nữa khẳng định quyền tự do báo chí ở Việt Nam luôn được tôn trọng, bảo đảm. Thực tế đó bác bỏ, phủ nhận những luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch về bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam.

Liêm Chính - Bình Nguyên

Chiều 1/7, Đoàn công tác của Bộ Công an do Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Công an tỉnh Lào Cai.

Sau hơn 2 năm thi công, cầu qua cửa biển Thuận An – cầu vượt cửa biển dài nhất miền Trung đã lộ diện rõ hình hài, nhiều trụ cầu đã hoàn thành, vươn cao, khối lượng thi công đạt hơn 60 %. Tuy nhiên, hiện dự án đang vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, nhiều hộ dân thuộc diện tái định cư (TĐC) vẫn chưa thể di chuyển đến nơi ở mới. Ngoài ra, hiện còn hơn 140 trường hợp đang chờ cơ quan chức năng thẩm định điều kiện bồi thường để cấp đất TĐC...

Phát triển giao thông công cộng được coi như giải pháp quan trọng hạn chế tình trạng ùn tắc tại Thủ đô Hà Nội. Ngoài phương tiện hiện đại như đường sắt trên cao thì xe buýt là phương tiện được người dân chú ý hơn cả. Tuy nhiên, phát triển xe buýt theo hướng nào lại khiến cơ quan chức năng đau đầu.

Sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm 2024-2025, trên các nhóm diễn đàn, nhiều phụ huynh đã bày tỏ sự bất ngờ khi mặt bằng điểm chuẩn năm nay nhìn chung đều giảm mạnh. Đặc biệt, điểm chuẩn ở các trường top đầu và top cuối năm nay đều có sự "trồi sụt" khá bất thường.

Chiều 1/7, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (QLHC về TTXH), Bộ Công an tổ chức Lễ phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023 và Nghị định số 69/2024 về định danh và xác thực điện tử. Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Cương, Cục trưởng Cục Cảnh sát QLHC về TTXH chủ trì lễ phát động.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia, từ chiều tối 2/7 đến sáng 4/7, miền Bắc sẽ đón một đợt mưa dông diện rộng, trong đó mưa lớn nhất tập trung ở trung du, miền núi. Khu vực đồng bằng thời gian này có mưa rải rác, cục bộ có mưa to.

Ngày 1/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Việt Trì (Phú Thọ) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Xuân Hùng về hành vi “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại Điều 134, Bộ luật hình sự.

Chiều 1/7, HĐND TP Hà Nội đã xem xét, thông qua Nghị quyết về việc quy định nội dung, mức chi hỗ trợ lực lượng Cảnh sát khu vực, lực lượng Công an xã trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, cán bộ, chiến sĩ lực lượng Cảnh sát khu vực; cán bộ, chiến sĩ lực lượng Công an xã thuộc Công an TP Hà Nội sẽ được hỗ trợ 1.800.000 đồng/người/tháng.

Chiều 1/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 các trường trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên trên địa bàn thành phố năm học 2024-2025. Nhìn chung, điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 không chuyên năm nay giảm nhẹ so với năm 2023.

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị Hà Nội khẩn trương hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã và cấp huyện. Trong đó, Hà Nội cần quan tâm thực hiện chính sách giải quyết lao động dôi dư, chính sách đãi ngộ đối với những người đương chức, người nghỉ hưu và đối tượng trong diện sắp xếp.

Ngày 1/7, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, vừa phối hợp với Công an TP Đà Lạt triệt phá đường dây cá độ trong thời gian diễn ra EURO 2024 và COPA AMERICA 2024, khởi tố 9 đối tượng liên quan.

Chiều 1/7, Phòng CSGT Hà Nội cho biết, đơn vị đã triển khai công tác kiểm tra tra giấy tờ liên quan của người tham gia giao thông và xử lý tạm giữ giấy tờ trên môi trường điện tử theo kế hoạch của Cục CSGT về triển khai Thông tư 28 của Bộ Công an về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32 và Thông tư 24.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文