Những cơn sóng ngầm trên Biển Đỏ

11:32 28/07/2024

Biển Đỏ, một trong những tuyến đường hàng hải quan trọng nhất thế giới, gần đây đã chứng kiến sự gia tăng của các cuộc tấn công không chỉ nhằm vào tàu hàng mà còn vào các tàu quân sự của liên quân Anh, Mỹ, Israel, đặc biệt là từ khi xảy ra cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas ở dải Gaza tháng 10/2023. Những vụ tấn công này không chỉ đe dọa an ninh hàng hải mà còn làm tăng nguy cơ bất ổn khu vực, ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu và gây ra lo ngại về an ninh quốc tế.

Vùng biển “nóng”

Trước khi cuộc xung đột giữa Isreal và Lực lượng Hamas xảy ra, các cuộc tấn công thường do các nhóm phiến quân hoặc hải tặc tiến hành nhằm vào các tàu chở dầu, tàu container và các tàu thương mại khác với mục đích là tống tiền và cướp bóc. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, Biển Đỏ đã trở thành tâm điểm của hàng loạt cuộc tấn công, chủ yếu là của lực lượng vũ trang Houthi của Yemen, không chỉ nhằm vào các tàu hàng mà còn đe dọa các tàu quân sự của liên quân Anh, Mỹ và Israel thường xuyên hoạt động ở khu vực này. Hậu quả của những vụ tấn công này không chỉ là tổn thất về tài sản, làm gián đoạn các tuyến vận chuyển quan trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng toàn cầu mà còn đe dọa đến an ninh khu vực và quốc tế.

Tháng 11/2023, lực lượng Houthi tại Yemen bắt đầu tập kích tàu hàng đi qua Biển Đỏ sau khi cuộc chiến giữa Israel và Hamas xảy ra ngày 27/10/2023. Houthi tuyên bố đây là hành động nhằm bày tỏ đoàn kết với người dân Palestine tại Dải Gaza chống lại Isarel, cũng như để đáp trả các đợt tấn công của Anh và Mỹ vào vị trí của lực lượng này. Các đợt tấn công bằng tên lửa, máy bay và xuồng không người lái của lực lượng Houthi ở Biển Đỏ đã ảnh hưởng đến 29 công ty vận tải và 65 quốc gia.

Những cơn sóng ngầm trên Biển Đỏ -0
Tàu chở dầu của Anh bốc cháy do bị lực lượng Houthi tấn công khi di chuyển qua vịnh Aden trên biển Arab.

Nhiều công ty vận tải ngừng cho tàu thuyền đi trên tuyến đường qua Biển Đỏ, buộc phải di chuyển vòng qua Mũi Hảo Vọng của Nam Phi. Kể từ cuối năm 2023 đến nay, lượng container qua Biển Đỏ đã giảm đến 90%. Điều này làm tăng đáng kể thời gian và chi phí hành trình của các chuyến tàu hàng, đẩy giá cả vận chuyển hàng hải lên mức cao nhất từ trước tới nay.

Đối với các tàu chiến của liên quân Anh, Mỹ và Israel hoạt động ở khu vực Biển Đỏ, mới đây nhất vào ngày 1/7/2024, lực lượng Houthi đã thông báo, chỉ trong vòng 1 tuần đã tiến hành 4 hoạt động quân sự nhắm vào 4 tàu ở khu vực này, đầu tiên là nhắm vào tàu MSC Unific của Israel, vụ thứ 2 là nhắm vào tàu Delonix của Mỹ, hoạt động thứ 3 là nhắm vào tàu Anvil Point của Anh và hoạt động thứ 4 là nhắm vào tàu Lucky Sailor của Mỹ. Mặc dù Houthi công khai kế hoạch nhắm mục tiêu vào các tàu có liên hệ với Israel, song theo báo cáo đã có nhiều cuộc tấn công của lực lượng này vào các tàu dân sự không hề có mối quan hệ rõ ràng với Israel.

Trước đó, ngày 23/6, Houthi đã thông báo lực lượng này sử dụng xuồng không người lái tấn công tàu Transworld Navigator trên Biển Đỏ, đồng thời phóng loạt tên lửa hành hình nhằm vào tàu STOLT SEQUOIA tại Ấn Độ Dương. Phía Houthi tuyên bố tàu Transworld Navigator đã "trúng đòn trực diện", còn chiến dịch nhằm vào STOLT SEQUOIA đạt được mục tiêu. Trong khi đó, Cơ quan Hoạt động Thương mại Hàng hải Vương quốc Anh (UKMTO) của hải quân Anh cho biết một tàu hàng bị tấn công ở vị trí cách thành phố cảng Hodeida của Yemen khoảng 65 hải lý (120 km) về phía Tây.

Trước các cuộc tấn công của Houthi vào các tàu hàng ở khu vực Biển Đỏ, hàng chục quốc gia cũng đã bị cuốn vào cuộc giao tranh, bao gồm Mỹ, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Trung Quốc, Qatar và thậm chí cả Iran. Để trả đũa các vụ tấn công của Houthi, liên minh hải quân Anh - Mỹ từ tháng 1/2024 đã tiến hành nhiều cuộc không kích và tấn công tên lửa nhằm vào các mục tiêu của Houthi tại Yemen.

Ngày 18/6, Mỹ và Anh cũng đã phối hợp không kích sân bay quốc tế Hodeidah cùng đảo Kamaran, nằm ở ngoài khơi bờ biển miền Tây Yemen. Đợt tập kích tên lửa mới nhất cùng các hoạt động quân sự khác của Mỹ làm suy yếu năng lực của Houthi trong việc tiếp tục những vụ tập kích liều lĩnh nhằm vào hoạt động vận tải thương mại quốc tế ở Biển Đỏ, eo biển Bab-el-Mandeb và vịnh Aden.

Tuy nhiên, những răn đe của Mỹ và phương Tây chưa đủ để ngăn chặn các vụ tấn công vẫn diễn ra thường xuyên, gây nên tình hình vô cùng bất ổn tại Biển Đỏ. Các chuyên gia quân sự cũng tỏ ra nghi ngờ về tính hiệu quả và khả năng duy trì chiến dịch của Mỹ và Anh, khi chưa có dấu hiệu cho thấy Houthi sẽ ngừng tấn công các tàu thuyền di chuyển qua Biển Đỏ.

Mục đích các cuộc tấn công là gì?

Có nhiều nguyên nhân và động cơ để Houthi tiến hành các vụ tấn công tàu thuyền ở Biển Đỏ, trong đó phải kể đến nguyên nhân xung đột khu vực. Ngoài xung đột giữa Isreal và Hamas thì nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự gia tăng các cuộc tấn công của Houthi là cuộc nội chiến ở Yemen. Cuộc chiến này đã kéo dài nhiều năm và gây ra sự bất ổn lớn trong khu vực. Các nhóm phiến quân và lực lượng vũ trang tại Yemen, trong đó có Houthi vẫn thường xuyên sử dụng các cuộc tấn công vào tàu hàng như một phương tiện để gây áp lực lên các đối thủ và cộng đồng quốc tế nhằm khuyếch trương thanh thế của mình.

Xung đột, rối ren giữa các lực lượng vũ trang và lực lượng cầm quyền kéo dài ở Yemen từ đầu những năm 1990 đã tạo cơ hội để Houthi từ một nhóm “Phục hưng văn hóa” nổi lên thành thế lực thống trị miền Bắc quốc gia Tây Á này. Houthi, có tên gọi chính thức là Ansar Allah (Những người ủng hộ Thánh Allah), tính đến năm 2022, khoảng 35% dân số Yemen là tín đồ của giáo phái này. Houthi sở hữu sức mạnh quân sự đáng gờm, với khoảng 20.000 tay súng cùng kho vũ khí đa dạng, từ tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình đến máy bay không người lái (UAV). Trong số những loại vũ khí uy lực nhất của nhóm có tên lửa đạn đạo Typhoon, được coi là bản sao chép của tên lửa Qadr do Iran phát triển, có tầm bắn 1.600 - 1.900 km.

Một nguyên nhân và động cơ thường thấy từ trước tới nay là vì lợi ích kinh tế. Hải tặc và các nhóm vũ trang thường nhắm vào các tàu hàng để cướp bóc hàng hóa và tiền chuộc. Những vụ tấn công này có thể mang lại lợi nhuận lớn, đặc biệt là khi các tàu chở dầu hoặc tàu container bị bắt giữ, trở thành chiến lợi phẩm sẽ đóng góp quan trọng cho tăng cường sức mạnh của Lực lượng Houthi và các phiến quân. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt các biện pháp an ninh hàng hải ở khu vực này chính là yếu tố quan trọng nhất để cho các phiến quân và lực lượng nổi dậy một số nước có điều kiện hoành hành. Các tàu hàng thường di chuyển qua các khu vực nguy hiểm mà không có sự bảo vệ đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc tấn công. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực từ cộng đồng quốc tế để tăng cường an ninh hàng hải, nhưng tình hình vẫn còn rất phức tạp và khó kiểm soát.

Tàu chở hàng True Confidence thuộc sở hữu của Hy Lạp bị Houthi tấn công khi đi qua vịnh Aden.

Giải pháp nào cho an ninh ở Biển Đỏ?

Các cuộc tấn công vào tàu hàng tại Biển Đỏ không chỉ ảnh hưởng đến khu vực mà còn có tác động sâu rộng đến toàn cầu. Việc gián đoạn chuỗi cung ứng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phục hồi sau đại dịch COVID-19. Các mặt hàng quan trọng như dầu mỏ, thực phẩm và hàng tiêu dùng đều bị ảnh hưởng, làm tăng giá cả và gây ra những khó khăn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Sự gia tăng của các cuộc tấn công cũng làm tăng các loại chi phí vận chuyển. Các công ty vận tải buộc phải đầu tư nhiều hơn vào các biện pháp an ninh, bảo hiểm và đặc biệt là phải thay đổi lộ trình để tránh các khu vực nguy hiểm. Tất cả những yếu tố này đều dẫn đến việc tăng chi phí vận chuyển, cuối cùng là tăng giá thành sản phẩm lên người tiêu dùng. Ngoài ra, các cuộc tấn công vào tàu chở dầu cũng mang đến nguy cơ lớn về môi trường. Một vụ tấn công có thể dẫn đến sự cố tràn dầu, gây thiệt hại nghiêm trọng cho hệ sinh thái biển và làm ô nhiễm các vùng biển rộng lớn. Những sự cố này không chỉ gây ra tổn thất về kinh tế mà còn có tác động lâu dài đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Theo các chuyên gia phân tích tình tình, để ổn định an ninh trên Biển Đỏ cần 4 giải pháp:

Thứ nhất, cần tăng cường các biện pháp an ninh hàng hải. Ðể đối phó với tình hình hiện tại, việc tăng cường an ninh hàng hải là rất cần thiết. Các quốc gia và tổ chức quốc tế cần hợp tác chặt chẽ hơn để thiết lập các biện pháp bảo vệ tàu hàng, bao gồm việc tuần tra và giám sát khu vực Biển Đỏ. Các công ty vận tải cũng cần đầu tư vào các hệ thống an ninh hiện đại, như hệ thống giám sát vệ tinh và các biện pháp phòng ngừa khác.

Thứ hai, hợp tác quốc tế là một yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề này. Các quốc gia, nhất là các nước có liên quan như Anh, Mỹ, liên minh châu Âu và các nước trong khu vực cần hợp tác để chia sẻ thông tin và tài nguyên, cũng như thiết lập các cơ chế phối hợp để đối phó với các mối đe dọa chung. Việc thành lập các liên minh và các hiệp ước quốc tế về an ninh hàng hải sẽ giúp tăng cường khả năng đối phó và giảm thiểu rủi ro.

Thứ ba, cần giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của xung đột và bất ổn khu vực là rất quan trọng. Điều này đòi hỏi các nỗ lực dài hạn để thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, bao gồm việc giải quyết các xung đột vũ trang và cải thiện điều kiện kinh tế và xã hội. Các biện pháp phát triển bền vững và hỗ trợ nhân đạo có thể giúp giảm bớt tình trạng bất ổn và giảm thiểu các động cơ cho các cuộc tấn công vào tàu hàng.

Thứ tư, tình hình các cuộc tấn công vào tàu hàng tại Biển Đỏ là một vấn đề phức tạp và đa chiều, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt và hành động cụ thể từ cộng đồng quốc tế. Chỉ có thông qua việc tăng cường an ninh, hợp tác quốc tế và giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của xung đột và bất ổn, chúng ta mới có thể đảm bảo an ninh hàng hải và bảo vệ các tuyến đường thương mại quan trọng này. Việc đảm bảo an ninh và ổn định tại Biển Đỏ không chỉ là lợi ích của các quốc gia trong khu vực mà còn là một phần quan trọng của an ninh và thịnh vượng toàn cầu.

Minh Hà

Thực hiện chương trình “Tết vì người nghèo 2025”, chiều 20/1 (tức ngày 21 tháng Chạp), Thiếu tướng Phạm Khải, Tổng biên tập Báo CAND cùng đoàn công tác của Báo CAND đã về với bà con nhân dân tỉnh Lạng Sơn, trao tặng đồng bào nghèo nơi đây những món quà Tết mang đậm nghĩa tình của những người làm Báo CAND và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Chiều 21/1, Công an TP Cần Thơ tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận, Giám đốc Công an TP Cần Thơ chủ trì buổi lễ. 

Sau năm ngày xét xử và nghị án kéo dài, chiều 21/1, Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết đối với bị cáo Lê Tiến Phương (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận) và 16 bị cáo khác về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.   

Ngày 21/1, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Vinfast (viết tắt là Công ty Vinfast). 6 bị cáo trong vụ án đều là nhân viên của Công ty Vinfast đã câu kết chiếm đoạt của công ty 81 chuyến hàng, trị giá hơn 6,7 tỷ đồng.

Các đối tượng tham gia phần lớn là các đối tượng hình sự cộm cán tại địa phương, đã có nhiều tiền án, tiền sự, hoạt động chuyên nghiệp, phức tạp với phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi. Đáng chú ý, có hai anh em ruột cùng tham gia cầm đầu đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc với số tiền "khủng" này. Bên cạnh đó, có một đối tượng trong đường dây đã từng bị Cục Cảnh sát hình sự bắt giữ về hành vi tổ chức dàn xếp, mua bán độ của các cầu thủ bóng đá ở Câu lạc bộ Đồng Nai. 

Các phạm nhân đang chấp hành án tại Trại giam Gia Trung (xã Đăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) được Ban Giám thị tổ chức bữa cơm tất niên cùng thân nhân trong không khí ấm áp, phấn khởi.

Ngày 21/1, Công an TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an hợp nhất Phòng Cảnh sát bảo vệ và Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) thành Phòng CSCĐ; Quyết định của Giám đốc Công an thành phố triển khai tổ chức bộ máy của Phòng CSCĐ và các quyết định về công tác cán bộ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngay sau khi nhậm chức ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút nước này khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Ngày 21/1, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) triển khai tổ công tác phối hợp với Ban quản lý Bến xe khách Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) kiểm tra đột xuất các phương tiện vận tải hành khách. Trong đó tập trung kiểm tra hệ thống camera hành trình của phương tiện, qua đó phát hiện vi phạm đối với tài xế trong quá trình điều khiển xe di chuyển trên đường.

Liên quan đến vi phạm xảy ra tại các gói thầu, dự án do Tập đoàn Thuận An thực hiện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, sau khi xem xét, trong thông cáo về thi hành kỷ luật tổ chức đảng và các cá nhân, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã quyết định thi hành kỷ luật đối với tập thể và các đảng viên…

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Huế phát hiện tại kho hàng đông lạnh do bà Nguyễn Thị Sương làm chủ đang lưu trữ 1,8 tấn thịt lợn, thịt gà để bán vào dịp Tết Nguyên đán nhưng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nhiều sản phẩm hàng hóa quá hạn sử dụng nhiều năm, có dấu hiệu đổi màu, bốc mùi hôi thối.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.