Bảo tồn tranh gương cung đình Huế

08:51 19/09/2021

Tanh gương (tranh kính) cung đình Huế là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang bản sắc riêng, giàu giá trị văn hóa, nghệ thuật và lịch sử. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên hiện việc bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di sản tranh gương quý giá có từ thời triều đình nhà Nguyễn vẫn đang còn hạn chế.

Theo thống kê, hiện tranh gương thời triều Nguyễn để lại còn tồn tại với số lượng khoảng 100 bức đang được Trung tâm Bảo tồn di tích (BTDT) Cố đô Huế lưu giữ, bảo quản. Những bức tranh quý này đang được trưng bày tại Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế (điện Long An và kho hiện vật); cung Diên Thọ; lăng Minh Mạng (điện Sùng Ân); lăng Thiệu Trị (điện Biểu Đức); lăng Tự Đức (điện Hòa Khiêm, điện Lương Khiêm); lăng Dục Đức (điện Long Ân); lăng Đồng Khánh (điện Ngưng Hy) và điện Huệ Nam (điện Hòn Chén)...

Các nhà nghiên cứu Huế khẳng định, tranh gương cung đình Huế là loại hình tranh mang bản sắc riêng bởi xuất xứ, cách thể hiện cùng chất liệu độc đáo. Tranh gương được đóng trong những khung gỗ chạm thếp vàng rất cầu kỳ, tinh tế. Loại tranh này dùng chất liệu bột màu pha keo, hoặc sơn, được vẽ hoặc khảm xà cừ vào mặt sau của gương, tức vẽ màu hoặc khảm trực tiếp theo lối “phản họa” lên mặt gương (vẽ kiểu âm bản ở mặt sau để nhìn mặt trước thành dương bản). Về nguồn gốc, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho rằng, tranh gương Cung đình do triều Nguyễn đặt hàng (ký kiểu) từ Trung Quốc, được vẽ theo mẫu do Bộ Công vẽ dưới hình thức mộc bản.

Còn ông Phan Thanh Bình đưa ra ý kiến: “Kỹ thuật vẽ ngược chiều như tranh gương đòi hỏi nghệ nhân phải hết sức khéo léo và có trí tưởng tượng phong phú. Do kỹ thuật phức tạp, tư duy về mặt hình tượng rất riêng, người vẽ phải tưởng tượng phía bên kia (mặt trái) để nhìn xuyên từ kính qua (mặt phải) nên đòi hỏi sự phối hợp giữa tư duy, kỹ thuật, chất liệu. Trong từng đường nét cũng phải tính toán nét trên hay nét dưới, độ đậm như thế nào, từng mảng màu chồng, phối hợp thế nào để tạo ra hiệu quả của thị giác. Bố cục, không gian, tả về chiều sâu cũng vậy. Tất cả tạo nên nét riêng, độc đáo và tinh tế của tranh gương, điều này làm nên những đặc trưng riêng của tranh gương cung đình mà không có loại hình mỹ thuật nào của Huế có được”.

Tranh gương được trưng bày tại Bảo tàng cổ vật cung đình Huế.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên-Huế, nói rằng, tranh gương là loại hình tranh độc đáo, mang bản sắc đặc trưng của mỹ thuật cung đình Huế thời triều đình nhà Nguyễn, nhưng đến nay vẫn chưa có sự quan tâm đầu tư nghiên cứu và bảo tồn đúng mức về thể loại tranh này.

Với người thưởng lãm hay du khách, những bức tranh này có thể chỉ đơn thuần là cảnh đẹp của thiên nhiên, của non nước hữu tình. Nhưng với các nhà nghiên cứu, bên cạnh giá trị nghệ thuật, mỗi bức tranh gương chính là cứ liệu lịch sử quan trọng để phục dựng, trùng tu các di tích có liên quan. Bên cạnh đó, tình trạng trưng bày và bảo quản các bức tranh gương tại các điểm di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế hiện còn khá lộn xộn. Vì thế cần có sự sắp xếp, trưng bày lại các bức tranh gương theo các chủ đề thống nhất, như nhóm tranh về “Thần kinh nhị thập cảnh”, nhóm tranh đề vịnh các mùa trong năm. 

Trung tâm BTDT Cố đô Huế hiện đang quản lý số lượng tranh gương nhiều nhất và trong thời gian qua, đơn vị đã có nhiều nỗ lực bước đầu nhằm phục chế một số bức tranh gương bị hư hỏng, xuống cấp để đem ra tái trưng bày. Tuy nhiên, vẫn còn không ít bức tranh gương quý đã bị hư hỏng trầm trọng nhưng vẫn chưa được tu sửa. Vì vậy, điều quan trọng nhất vẫn là phải có sự đầu tư nghiên cứu nhằm phục hồi kỹ thuật phục chế, tôn tạo loại tranh độc đáo này nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của tranh gương cung đình.

Anh Khoa

Từ nhiều năm qua, hơn 60 hộ gia đình nông dân ở thôn Lễ Lộc Bình, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa (Phú Yên) bức xúc vì con đường đi ra đồng đất Khu A hình thành lâu đời bỗng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho một hộ dân, cất nhà trên đó; để rồi bà con không có lối đi để sản xuất, vận chuyển nông sản.

Chuỵện xảy ra đã gần 60 năm nhưng bây giờ được nghe kể lại, vẫn thấy nóng hổi. Các chiến sĩ biệt động thành Nha Trang: Võ Đình Thu, Bùi Chạn, Huỳnh Văn Khoa giờ đã trên dưới tám mươi. Một ngày đầu Xuân Giáp Thìn, tôi và các ông đã gặp Thiếu tướng Lê Ngọc Sanh.

Thừa Thiên Huế đang vào mùa cao điểm xây dựng với nhiều công trình, dự án trọng điểm đang được triển khai đồng loạt nên nhu cầu vận chuyển nguồn vật liệu xây dựng tăng cao dẫn đến nguy cơ xe vi phạm quá khổ, quá tải có thể xảy ra. Nhận thức rõ nguy cơ tai nạn, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn tỉnh đã và đang tập trung tuần tra, xử lý nghiêm các vi phạm…

Đây là thông tin được Bộ Xây dựng khẳng định tại cuộc họp báo thường kỳ quý I/2024 ngày 26/4. Bộ Xây dựng cho biết, trước tình trạng giá chung cư tăng bất thường từ đầu năm 2024, đặc biệt trong thời gian ngắn vừa qua, cơ quan này đã thành lập đoàn kiểm tra tại một số chung cư đang được rao bán với giá rất cao ở Hà Nội. Tuy nhiên, trái ngược với dư luận về việc thị trường tăng "nóng", thực tế lượng giao dịch rất ít.

Hôm nay, Bắc và Trung Bộ tiếp tục hứng chịu nắng nóng đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 38-40 độ C, nhiều nơi trên 41 độ C. Nắng nóng đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân, nhất là sức khỏe.

Căn cứ kết quả điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết tại phường Phú Thủy, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, do Công ty CP Rạng Đông làm chủ đầu tư; ngày 23/4/2024, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra Quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng hình sự đối với 12 trường hợp về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại khoản 3 Điều 219 BLHS.

Tối 26/4, theo thông tin từ Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang), trưa cùng ngày, tại khu vực Kẹt Càng đước (thuộc ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn) xảy ra cháy rừng, lực lượng chức năng vẫn đang triển khai các giải pháp dập lửa.

Liên quan sự cố hàng chục học sinh ở huyện miền núi Khánh Sơn nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong như Báo CAND đã thông tin, chiều 26/4 Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (VSTP) tỉnh Khánh Hòa cho biết, đã có báo cáo kết thúc điều tra vụ việc này.

Ngày 25/4, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Giám đốc Công an tỉnh Nam Định về thành tích triệt phá nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc chiếm đoạt tài khoản, dữ liệu người dùng trên mạng xã hội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文