Hội An đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Tết Trung thu

22:02 28/09/2023

Tối 28/9, UBND TP Hội An (Quảng Nam) tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Trung thu. Đây được xem là danh hiệu khẳng định những giá trị mà Tết Trung thu mang lại trong đời sống của người dân địa phương, là cơ hội để các giá trị văn hóa truyền thống được giữ gìn và phát huy.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Anh Tuấn cho biết, Quảng Nam nay có thêm một di sản mới mang tầm quốc gia. Từ những nỗ lực xuyên suốt của chính quyền, nhân dân TP Hội An chung tay bảo vệ, gìn giữ, đến nay, lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Trung thu ở Hội An đã được Bộ VHTTDL ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Hoàng Đạo Cương trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho TP Hội An. 

Tết Trung thu ở Hội An là một trong những lễ hội lớn trong năm của cộng đồng cư dân, được hình thành trên cơ sở truyền thống bản địa, giao thoa văn hóa với các nước trong khu vực và luôn được cộng đồng cư dân Hội An duy trì, gìn giữ, tổ chức hằng năm.

Đây là lễ hội truyền thống hấp dẫn, sôi động bởi giàu giá trị văn hóa, tín ngưỡng, gắn với loại hình diễn xướng dân gian độc đáo múa Thiên Cẩu riêng có tại Hội An từ xưa đến nay.

"Chúng ta đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Tết Trung thu ở Hội An trong niềm phấn khởi, tự hào nhưng đi cùng với đó là trọng trách to lớn đặt ra cho các cấp, các ngành từ tỉnh đến TP Hội An phải quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị vốn có của di sản, giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, bảo vệ môi trường, để những giá trị đó được lan tỏa không chỉ trong cộng đồng dân cư mà còn đến với bạn bè gần xa; góp phần xây dựng con người Hội An nhân tình thuần hậu;

Người dân Hội An vui mừng rước danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Tết Trung thu. 

Phục vụ các mục tiêu xây dựng và phát triển thành phố Hội An theo định hướng thành phố Sinh thái - Văn hóa - Du lịch đến năm 2030 mang tính đặc thù về sinh thái, di sản văn hóa, cảnh quan, môi trường, hiện đại, có bản sắc riêng; xác lập vai trò động lực trong phát triển du lịch - dịch vụ của khu vực duyên hải miền Trung và cả nước, vươn tầm khu vực châu Á, là điểm đến hấp dẫn của thế giới theo đúng tinh thần Nghị quyết của Tỉnh ủy đề ra", ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh.

Trong chiều cùng ngày, Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An cũng đã tổ chức triển lãm bộ ảnh nghệ thuật “Múa thiên cẩu ở Hội An”. Hoạt động nhằm chào mừng sự kiện TP Hội An đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tin ngưỡng tết Trung thu ở Hội An.

Du khách tham quan triển lãm ảnh nghệ thuật “Múa Thiên cẩu ở Hội An”. 

Tổng cộng 18 tác phẩm nghệ thuật tái hiện những giá trị đặc trưng nhất trong nghệ thuật biểu diễn, nghi lễ, tín ngưỡng của múa thiên cẩu được nghệ sĩ nhiếp ảnh Quảng Hải tuyển chọn trao tặng cho Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An tổ chức triển lãm nhằm giới thiệu đến công chúng và du khách.

Qua đó, gửi gắm thông điệp về giá trị văn hóa đặc sắc cũng như mong muốn bảo tồn, phát triển nghệ thuật múa thiên cẩu như là một loại hình trình diễn  dân gian duy nhất và có sức sống mạnh mẽ trong đời sống lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng tết trung thu ở Hội An, Quảng Nam.

 Tết Trung thu ở Hội An là lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng được hình thành trên cơ sở truyền thống văn hóa bản địa, văn hóa của dân tộc, có sự giao lưu - tiếp biến văn hóa với Trung Hoa, Nhật Bản, gắn với quá trình hình thành, phát triển của đô thị - thương cảng Hội An.

Tết Trung thu không chỉ là di sản văn hóa thu hút sự quan tâm, thực hành của người lớn mà còn là một lễ hội lớn của trẻ em diễn ra trên địa bàn thành phố mỗi dịp rằm tháng Tám âm lịch.

Qua thời gian, những tập tục, lễ nghi trong Tết Trung thu ở Hội An luôn được các thế hệ vun đắp, tô bồi yếu tố mới nhưng vẫn bảo tồn, gìn giữ được giá trị đặc trưng, độc đáo.

Cho đến nay, Tết Trung thu ở Hội An là một trong những tập tục, lễ hội truyền thống lớn, luôn được cộng đồng cư dân Hội An nâng niu, phát huy trở thành tập quán, tín ngưỡng tốt đẹp, là "phần hồn" không thể tách rời của đô thị di sản, góp phần tạo nên giá trị nổi bật toàn cầu của Đô thị cổ Hội An - Di sản Văn hóa thế giới.

Với những giá trị đặc trưng đó, ngày 14/2/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Lễ hội truyền thống, Tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Trung thu ở Hội An, Quảng Nam".

Hoài Thu

Chiều  29/5, thừa uỷ quyền của Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, Bộ Công an đã tổ chức Lễ trao Quyết định của Chủ tịch nước cho sĩ quan đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ) tại phái bộ UNISFA (Khu vực Abyei) năm 2024.

Liên quan đến vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Công ty TNHH MTV cao su Đồng Nai, Công ty TNHH MTV cao su Bà Rịa.., ngày 28/5 Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 3 bị can là cán bộ của Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất (Bộ TNMT) cùng Giám đốc Công ty CP giám định và thẩm định giá… 

Thảo luận kinh tế - xã hội (KTXH) ngày 29/5, vấn đề thị trường vàng làm "nóng" nghị trường đã được nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm, đề cập. ĐBQH Trịnh Xuân An (Đồng Nai) đề nghị cần phải có giải pháp mạnh mẽ, nhất là sửa đổi Nghị định 24 để xử lý những bất cập liên quan đến thị trường, không để vàng miếng "làm mưa làm gió" như trong thời gian vừa qua.

UBND TP Hải Phòng vừa có văn bản số 891/UBND-QH về việc di dời các cơ sở sản xuất, kho tàng tại khu vực phường Quán Toan (quận Hồng Bàng) và xã An Hồng (huyện An Dương) ra khỏi khu vực hiện tại, trong đó các nhà máy sản xuất thép chiếm phần lớn diện tích.

Sau nhiều ngày mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Văn Vịnh (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai), bị cáo Doãn Văn Hưởng (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai) cùng 15 bị cáo khác trong vụ án: “Rửa tiền”, “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” và “Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, chiều muộn 29/5, Hội đồng xét xử TAND tỉnh Lào Cai đã ra phán quyết đối với các bị cáo.

Ngày 29/5, Công an tỉnh Lào Cai cho biết, các đơn vị chức năng của Công an tỉnh Lào Cai đã hoàn tất công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi để điều tra xác minh danh tính và nguyên nhân dẫn đến cái chết của tử thi tại dãy nhà liền kề xây thô, thuộc tổ 3, phường Bình Minh, TP Lào Cai.

Sau khi tự giới thiệu chức vụ của mình, bị can Đỗ Minh Tâm khẳng định với doanh nhân người Lào sẽ xin giúp họ được hai khu đất ở Hà Nội để xây “Tòa nhà hữu nghị”, qua đó chiếm đoạt 1,8 triệu USD.

Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang củng cố tài liệu, chứng cứ đối với sai phạm của các bị can đã khởi tố, đồng thời, tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, làm rõ các sai phạm khác của Tập đoàn Cao su Việt Nam và các đơn vị, cá nhân có liên quan, áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước.

Ngày 29/5, thông tin từ UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thời gian qua Thường trực Tỉnh ủy và Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, các lực lượng chức năng đã phát hiện và giao Công an tỉnh tổ chức điều tra, xử lý 6 vụ việc vi phạm trong công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文