Nghi án Tổng thống Pháp nhận hối lộ?

08:18 02/12/2010
"Ngồi trên chiếc ghế Tổng thống Pháp không dễ chút nào", đó là tâm sự thật lòng của đương kim Tổng thống Nicolas Sarkozy khi ông liên tục phải hứng chịu "cơn mưa" scandal và hàng loạt những khó khăn trong quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế, ổn định hệ thống tài chính trong nước để thúc đẩy nền kinh tế Pháp vốn đã ì ạch, nay lại càng "chậm chân" sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Tin từ tờ Le Monde của Pháp thì scandal mới nhất này bắt nguồn từ những cáo buộc nhận hối lộ trong các hợp đồng mua bán vũ khí giữa Pháp và Pakistan vào năm 1994, khi ông Nicolas Sarkozy còn là Bộ trưởng Ngân khố.

Theo các tài liệu điều tra của thẩm phán Renaud Van Ruymbeke, vào năm 1994, chính quyền của Thủ tướng Edouard Balladur đã hứa bán 3 chiếc tàu ngầm Agosta 90 cho Pakistan với tổng giá trị là 950 triệu USD và hứa chi trả hoa hồng cho chính phủ Pakistan.

Tuy nhiên, vụ việc thay đổi do các quan chức tranh cử Tổng thống Pháp lúc bấy giờ xảy ra mâu thuẫn và chính quyền đã đình chỉ chi khoản hoa hồng này. Cụ thể, vào năm 1995, ông Edouard Balladur bị thua trong cuộc tranh cử Tổng thống trước đối thủ Jacques Chirac. Ngay sau khi bước chân vào điện Élysée, ông Jacques Chirac đã giải tán cơ quan thực hiện các dự án bí mật của ông Edouard Balladur, đồng thời không cho phép chi khoản hoa hồng cho Pakistan như cam kết trước đó.

Đến năm 2002, tức là sau đó 8 năm, một vụ đánh bom xe buýt đã xảy ra ở xưởng chế tạo tàu ngầm tại thành phố Karachi làm ít nhất 11 kỹ sư người Pháp và 4 người Pakistan thiệt mạng. 4 năm sau, chính phủ Pakistan và chính phủ Pháp cáo buộc mạng lưới khủng bố Al-Qaeda đứng đằng sau vụ việc này. Tuy nhiên, một số người khác trong đó có thẩm phán chống khủng bố Marc Trevedic lại cho rằng, vụ việc là một âm mưu trả thù nhằm vào Tổng thống Pháp lúc bấy giờ là ông Jacques Chirac vì quyết định tạm ngừng trả tiền hoa hồng cho Pakistan.

Từ giả thuyết này, gia đình các nạn nhân đã đâm đơn kiện lên tòa án Pháp và yêu cầu mời Tổng thống Nicolas Sarkozy ra tòa làm chứng cùng cựu Tổng thống Jacques Chirac và cựu Thủ tướng Dominique de Villepin. Olivoer Morice, luật sư của nhóm gia đình nạn nhân nói: "Chúng tôi muốn ông Nicolas Sarkozy giải thích rõ ràng về hợp đồng bán tàu ngầm cũng như kết quả cuộc điều tra về vụ đánh bom năm 2002".

Đương nhiên, đảng Xã hội ở Pháp rất ủng hộ vụ kiện này của các gia đình nạn nhân và họ yêu cầu Tổng thống phải chấp hành đúng yêu cầu của tòa án. Tuy nhiên, theo Hiến pháp, ông Nicolas Sarkozy vẫn được miễn trừ quyền truy tố trong thời gian giữ cương vị Tổng thống.

Chính phủ Pháp và Pakistan vẫn cáo buộc Al-Qaeda đứng đằng sau vụ đánh bom ở Karachi năm 2002 làm 11 người Pháp và 4 người Pakistan thiệt mạng. Tuy nhiên, thẩm phán chống khủng bố Marc Trevedic lại cho rằng, vụ việc là một âm mưu trả thù nhằm vào Tổng thống Pháp lúc bấy giờ là ông Jacques Chirac vì quyết định tạm ngừng trả tiền hoa hồng trong thương vụ bán vũ khí cho Pakistan.

Là một trong những thẩm phán điều tra độc lập nổi tiếng ở Pháp, ông Renaud Van Ruymbeke mới đây đã quyết định tham gia điều tra vụ bê bối liên quan đến hợp đồng buôn bán vũ khí Pháp-Pakistan.

Trả lời phỏng vấn Hãng Mediapart, ông Renaud Van Ruymbeke cho biết, cảnh sát Luxembourg đã phát hiện ra ông Nicolas Sarkozy từng thành lập 2 công ty ở Luxembourg trong thời gian Pháp thực hiện hợp đồng cung cấp tàu ngầm cho Pakistan.

Trên thực tế, các công ty này đã làm nhiệm vụ chuyển tiền hoa hồng từ thương vụ bán vũ khí sang tài trợ cho các hoạt động chính trị của Pháp. Cụ thể là có khoảng hơn 2 triệu USD tiền bất hợp pháp đã được cung cấp cho quỹ tranh cử Tổng thống của ông Edouard Balladur trong năm 1995.

Đáng chú ý là thời điểm đó, ông Nicolas Sarkozy vừa là Bộ trưởng Ngân khố, vừa là người phụ trách tài chính và phát ngôn viên cho chiến dịch của ông Edouard Balladur. Thêm vào đó, hồi tuần trước, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Pháp dưới thời Tổng thống Jacques Chirac là Charles Millon cũng đã trả lời thẩm vấn xung quanh thương vụ này.

Ông Charles Millon cho biết, các cơ quan tình báo Pakistan đã trực tiếp làm hợp đồng với chính phủ Pháp thời bấy giờ. Còn ông Edouard Balladur trong một bức thư gửi tờ Le Monde lại nói rằng, ông không hề hay biết về thỏa thuận trả hoa hồng cho chính phủ Pakistan cũng như chi tiêu trong cuộc vận động tranh cử Tổng thống năm 1995.

Hiện Tổng thống Nicolas Sarkozy cũng đã công khai bác bỏ cáo buộc này và khẳng định không có bất cứ mối liên hệ nào giữa vụ tấn công và tệ tham nhũng chính trị. Được biết, ngoài bê bối này, ông Nicolas Sarkozy vừa bị cáo buộc từng nhận hơn 200.000 USD trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2007 và chi tiêu quá tay tiền công quỹ

Huyền Chi

Đây là công trình trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác chỉ huy, điều hành, đáp ứng yêu cầu công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về ma túy chính quy, tinh nhuệ, hiện đại trong tình hình mới.

Chiều 20/5, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Đà Nẵng đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Phạm Chiến Thắng (SN 1974, trú TP Hải Phòng), Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH thương mại Pha Lê Quảng Nam (trụ sở xã Đại Sơn, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) do liên quan đến vụ một cổ đông của công ty bị chém trọng thương.

Business Insider hôm 19/5 dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho biết, siêu tàu sân bay USS Harry S. Truman đã rời biển Đỏ và đang di chuyển về cảng nhà thuộc thành phố Norfolk, bang Virginia. Động thái trên diễn ra sau một đợt triển khai kéo dài và đầy biến động ở Trung Đông của siêu tàu này, trong đó có việc liên tiếp để mất ba tiêm kích F/A-18.

Ngày 20/5, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Kiên Giang cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 đối tượng để điều tra về tội “Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng”.

Trước việc kem chống nắng bị phát hiện gian dối chỉ số chống nắng khi kết quả kiểm nghiệm được công bố, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương rà soát các phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có công bố tính năng, công dụng chống nắng đã được tiếp nhận.

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Hoàng Quốc Hùng (cựu Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp (LLTP) Quốc gia, Bộ Tư pháp) về tội “Nhận hối lộ” số tiền 39 tỷ đồng. Cùng bị truy tố về tội danh trên là các bị can: Phạm Quang Hậu (nhân viên Công ty luật Vicco), Lương Nhân Hòa (cựu Phó Giám đốc Trung tâm LLTP Quốc gia) và Nguyễn Đình Cảnh (cựu Trưởng phòng hành chính Trung tâm LLTP Quốc gia).

Nguồn tin của PV Báo CAND ngày 20/5 cho biết, Tòa hình sự TAND tỉnh Phú Yên đã tiếp nhận hồ sơ vụ án và cáo trạng của cơ quan kiểm sát cùng cấp truy tố bị can Lê Hải (SN 1970), nguyên Phó Trưởng Phòng Nghiệp vụ 1 của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Phú Yên về tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 655 triệu đồng.

Một lần nữa, địa hạt thể thao thành tích cao xuất hiện một HLV bị cáo buộc bớt xén tiền, chế độ của VĐV.. Câu chuyện lần này diễn ra ở một địa phương, không ồn ào như các đội tuyển quốc gia trước đây, nhưng để lại nhiều nghi vấn cùng hình ảnh xấu của ngành thể thao trong mắt công chúng.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, giữa "ma trận" hàng giả, hàng kém chất lượng, người tiêu dùng mất niềm tin khi mà những người nổi tiếng, người có ảnh hưởng lớn với công chúng vô tình, hoặc cố ý tiếp tay cho những hàng giả. Ngay cả đội ngũ cơ quan chức năng tưởng như là "lá chắn" bảo vệ người tiêu dùng thì cũng lại "chạy theo đồng tiền", vì lợi nhuận, vì lợi ích vật chất... 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.