Bí ẩn võ công Sài Gòn:

Võ sư câm điếc nổi tiếng hiếu nghĩa

14:44 10/07/2010
Nếu chẳng may một ai đó mang trong mình những khuyết tật thì có lẽ đó sẽ là một sự thương hại rất lớn của những người thân bởi số phận có thể sẽ rất vất vả. Thế nhưng để những khuyết tật đó lại phía sau, sống có lí tưởng và hoài bão lại là một cố gắng lớn của đời người.

Võ sư Trần Cửu là một người như thế bởi nếu người đàn ông có chiều cao cực kì khiếm tốn này (1m40) không biết cách vượt qua hạn chế thông thường thì ông sẽ không bao giờ được biết đến như một võ sư câm điếc nổi tiếng.

Trong cái rủi có cái may

Cha của Trần Cửu là võ sư Trần Lâm của Đại Thánh Đường nên việc Trần Cửu có năng khiếu võ từ nhỏ là điều gần như đương nhiên. Chưa kịp là niềm tự hào của gia đình thì từ thuở lên 3, Trần Cửu đã mắc cơn bạo bệnh, lên cơn co giật và nóng sốt.

Tất cả nơi đâu có lời đồn thầy giỏi, thuốc hay, cậu bé Cửu đều được chở tới điều trị, nhưng căn bệnh không  những không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn, thậm chí là có thể nguy hiểm cả đến tính mạng. Trong lúc thập tử nhất sinh ấy, cha cậu tìm đến Nhơn Nghĩa Đường do võ sư Lưu Hào Lương chữa trị.

Chưa có ngày nào võ sư Trần Cửu ngừng luyện tập.

Dù thoát cơn tử thần, nhưng cậu bé Cửu phải mang di chứng câm điếc. Ơn cứu mạng không khác gì ơn sinh thành lần nữa, từ đó, Trần Cửu bái sư, luyện võ ngày đêm, chính thức trở thành môn sinh của võ đường Nhơn Nghĩa từ năm lên 6 tuổi.

Tính đến nay, võ sư Trần Cửu đã bước qua tuổi 70 được vài năm. Ở vào độ tuổi "thất thập cổ lai hi" đó, người thường đi đứng ăn uống vốn đã nhiều cực nhọc nhưng ông thì vẫn giữ được cho mình một sức khỏe lạ thường. Chưa có ngày nào võ sư Trần Cửu ngừng luyện tập. Ngoài ra, ông còn tinh thông hầu hết các bài quyền của bản môn. Ở người đàn ông nhiều thiệt thòi này, khả năng sử dụng những loại binh khí trên đều chỉ có thể nói là thượng thừa.

Nhưng đáng nể nhất ở Trần Cửu là ông luyện được môn Thiết Kiều Thủ, người luyện môn này phải đánh trực diện với các người gỗ, có khi đánh cả tiếng đồng hồ, tay chân ê ẩm, rướm cả máu, thế mà ông vẫn cứ kiên trì khổ luyện.

Các môn phái khác thấy ông giỏi võ lại hiền lành, nhất là tiết mục Hầu Nhân quá ăn khách, đã cho người chiêu dụ ông về với giá lương cao gấp nhiều lần so với Nhơn Nghĩa Đường, thế mà ông vẫn cứ lắc đầu, nếu cần thì ông có thể diễn tăng cường, hoặc giảng dạy để bồi dưỡng nâng cao cho những ai hiếu học, chứ tuyệt nhiên không phản bội Châu Gia, điều này khiến anh em võ lâm đồng đạo càng nể phục lòng trung nghĩa của ông.

Môn đệ của ông đến nay đã rất đông và ở nhiều nơi, từ trong nước đến ngoài nước như: Mỹ, Pháp, Australia, Canada, Hồng Kông, Đài Loan… Sự thua thiệt về lời ăn tiếng nói đã được bù lại bằng sự nhanh nhẹn của tay chân, nhất là sự bền bỉ dẻo dai của người luyện võ, nên các đệ tử của ông có thể tiếp thu một cách dễ dàng. Võ thuật vốn không có ranh giới của ngôn ngữ là như thế.

Người con hiếu nghĩa

Mẹ của võ sư Trần Cửu vừa mất cách đây vài năm, thọ 96 tuổi. Những ngày mẹ ông lâm bệnh nặng, người ta thấy ông tất bật ngược xuôi từ nhà đến võ đường. Mọi việc từ tắm rửa, ăn uống, cho đến canh chừng thăm nom mẹ, đều do một tay ông đích thân chăm sóc. Ở tuổi 40, ông từng là họa sĩ vẽ các bảng quảng cáo panô cho các rạp hát, thì ngày nay, ngoài việc đứng lớp giảng dạy cho các môn sinh nâng cao, ông cũng khó tìm được một công việc chính quy nào.

Trong những ngày mẹ lâm bệnh, ông xin được diễn nhiều tiết mục hơn, rồi phụ bán vịt quay ở đường Bùi Hữu Nghĩa (quận 5), hàng xóm ai nhờ việc gì ông cũng đều lao vào nhận việc, để mong có tiền thuốc thang cho mẹ.

Những lúc không đủ tiền, anh em trong Nhơn Nghĩa Đường đã thấy "ông già" 70 tuổi đời chảy nước mắt, mặt mày ủ ê, không còn sự hóm hỉnh như ngày nào. Biết chuyện, nên nhiều lần võ sư Lưu Kiếm Xương đứng ra quyên góp tiền của anh em để giúp ông vượt qua những cơn khó khăn của mẹ.

Ngày mẹ mất (năm 2003), lần đầu tiên người ta thấy Trần Cửu bỏ tập, ít nói, ít cười, tâm tính chuyển sang trầm lặng hơn, có người cho rằng ông đang hối hận vì chuyện không nghe lời mẹ lấy vợ. Ngày ấy ở tuổi 30, ông cũng đã từng yêu một cô bạn hàng xóm, gia đình thúc ép ông lấy vợ, nhưng ông sợ, mình câm điếc, lấy người ta, rồi đẻ con câm điếc nữa thì khổ.

Những tưởng cuộc đời ông ngoài việc luyện tập kung fu, xa lánh rượu chè, hút thuốc, không vợ không con, ông cứ thanh thản với một cuộc đời bình dị. Nhưng có lần ông buồn vì nhà bên cạnh có tổ chức một bữa tiệc sinh nhật.

Hỏi ông có thích không, tự dưng ông la hét, gào thét một cách bất thường, bứt tóc, đấm tay vào khoảng không ra dấu không thể nào có được sinh nhật như vậy vì ông không biết ngày sinh của mình. Thế là phải truy tìm hộ khẩu, giấy chứng minh, tìm được ngày rồi, thế là cả võ đường đứng ra tổ chức cho môn sinh Trần Cửu một đêm sinh nhật nhớ đời.

Đêm đó, lần đầu tiên người ta thấy võ sư Trần Cửu say. Ông vui suốt cả ngày, cười đùa í ới với đồng môn, đệ tử. Cũng đúng thôi, niềm vui đến muộn bằng một đêm sinh nhật nhớ đời của một ông già câm điếc ở tuổi 65

Hiếu Thư

Sáng 21/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) cùng 11 bị cáo khác về tội tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan Công ty Trung Nam Thuận Nam. Bị cáo Hoàng Quốc Vượng chịu cáo buộc làm trái nghị quyết của Chính phủ, giúp các Công ty Trung Nam Thuận Nam và Công ty Solar Farm Nhơn Hải hưởng lợi bất chính hơn 1.043 tỷ đồng. Đổi lại, cựu Thứ trưởng được “lót tay” 1,5 tỷ đồng.

Chúng tôi đến với Lạng Sơn những ngày đầu tháng 4, dọc đường hoa gạo vẫn chưa hết rực đỏ. Chỉ hơn 2 tiếng đồng hồ trên đường cao tốc từ Hà Nội tới thành phố Lạng Sơn, đi tiếp chừng 30 cây số nữa, chúng tôi đến với địa bàn xã biên giới Tân Thanh, huyện Văn Lãng - nơi mà trong ký ức của chúng tôi chục năm về trước, Tân Thanh luôn tấp nập, nhộn nhịp bởi những khu chợ biên giới sầm uất, mà bất cứ ai khi ghé thăm Lạng Sơn, dù đường đi có vất vả đến mấy cũng vẫn muốn được đến chợ cửa khẩu Tân Thanh để tranh thủ mua sắm.

Ngày 21/4, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư khai thác và chế biến khoáng sản là Bentonite tại xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai khoáng Bảo Nguyên.

Với chiều dài hơn 60km, tổng mức đầu tư 4.600 tỷ đồng, dự án đường ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò đoạn qua địa bàn tỉnh Nghệ An đến nay còn vướng mắc ở nhiều đoạn, tuyến do vướng khâu mặt bằng, buộc nhà thầu phải thi công “nhảy cóc”. Mặc dù chính quyền đã quyết liệt vào cuộc, song nhiều hộ gia đình vẫn cố thủ, không chấp thuận các phương án đền bù dẫn đến dự án chậm tiến độ.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày hôm qua (20/4), khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ, khu vực từ Nghệ An đến Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ đã có nắng nóng, có nơi nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 38 độ như: Phù Yên (Sơn La) 39.4 đô, Hòa Bình 39.5 độ, Cao Bằng 39.1 độ, Tuyên Hóa (Quảng Bình) 38.2 độ, Ayunpa (Gia Lai) 38.3 độ… Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-55%.

Ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ công bố lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp Lễ Phục sinh, giới phân tích quốc tế đã lập tức bị cuốn vào vòng xoáy câu hỏi về động cơ thực sự của Điện Kremlin. Đằng sau một tuyên bố mang tính biểu tượng tôn giáo, phải chăng là những tính toán chiến lược phức tạp? Đây có phải là nỗ lực chân thành nhằm mở lối cho hòa đàm, hay chỉ là bước đi tạm thời để hóa giải áp lực ngoại giao từ phương Tây và đặt Kiev vào thế khó?

Với những kết quả, thành tích đã đạt được, Phòng An ninh nội địa, Công an tỉnh Đồng Nai đã vinh dự được Chủ tịch nước, Chính phủ, Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất; Huân chương Chiến công hạng Nhì, Ba; Huân chương Quân công hạng Ba và nhiều khen thưởng thành tích xuất sắc trong công tác, chiến đấu…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.