Chim bồ câu được sử dụng để vận chuyển ma túy

15:33 26/05/2017
Ngày 25-5, Hải quan Kuwait đã bắt được một con chim bồ câu chở theo chiếc túi nhỏ chứa gần 200 viên ma túy.


Cảnh sát Kuwait vừa cảnh báo về phương thức vận chuyển ma túy mới của giới tội phạm, sau khi bắt được một con chim bồ câu gần tòa nhà hải quan ở Abdali, cạnh biên giới với Iraq. Bồ câu mang theo gần 200 viên ma túy, bọc trong một túi vải nhỏ cùng màu lông được gắn trên lưng.

Số ma túy dưới dạng ketamine, loại thuốc gây mê cũng được dùng như một loại ma túy bất hợp pháp.

Giới chức hải quan Kuwait từ lâu đã phát hiện mánh khóe sử dụng chim bồ câu trong đường dây buôn lậu ma túy. Nhưng đây là lần đầu tiên họ bắt được một con chim đang "thực hiện nhiệm vụ". Hiện chưa rõ số phận của con chim bồ câu này sau khi bị bắt giữ.

Con chim bồ câu trên lưng mang chiếc túi nhỏ chứa ma túy

Tuy nhiên, cảnh sát ở nhiều nơi khác xác nhận từng bắt được chim bồ câu chuyên chở ma túy có giá trị cao.

Năm 2011, cảnh sát Colombia từng phát hiện một chú bồ câu không thể bay qua bức tường cao của nhà tù, vì gói cocaine và cần sa gắn trên người nó quá nặng.

Năm 2015, các quản giáo nhà tù ở San Jose, Costa Rica từng phát hiện một con chim bồ câu vận chuyển cocaine và cần sa vào trại giam bằng túi zip.

Ngoài vận chuyển ma túy, chim bồ câu còn được sử dụng để đưa sim điện thoại vào cho tù nhân.

Chim bồ câu từng được dùng để truyền thông tin từ thời La Mã ở thế kỷ 12, vì bản năng quay về tổ mãnh liệt. Chúng có thể di chuyển trên quãng đường hàng trăm cây số. Ban đầu bồ câu chỉ có thể chuyển thông tin một chiều, nhưng sau quá trình huấn luyện, chúng có thể chuyển tin tức qua lại nhiều lần trong ngày.

Hồng Sơn (tổng hợp)

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, Nhà giáo ưu tú, PGS.TS Cao Minh Thì (nguyên Giám đốc Sở giáo dục - Đào tạo TP Hồ Chí Minh) lại bồi hồi nhớ lại những ngày tháng 4 của năm 1975, ông trở lại miền Nam tiếp quản Sài Gòn và bắt tay vào công cuộc “trồng người” những năm đầu giải phóng.

Hình ảnh CSGT dẫn những cựu chiến binh qua đường để đến với những khẩu đại bác hay hình ảnh người lính trong đoàn diễu hành đang hợp luyện gặp mẹ mình đứng chờ nhiều giờ đồng hồ; rồi hình ảnh những người đi xem hợp luyện ngất xỉu được những chiến sĩ áo vàng dùng xe chuyên dụng chở ra khỏi đám đông hàng chục ngàn người đưa vào bệnh viện... tất cả đều được người dân chụp vội vàng nhưng nội dung của nó đã gây xúc động mạnh đến người xem...

Ngày 23/4, TAND TP Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Nguyễn Thị Tuyết Nga (SN 1990, nhân viên thu phí Bệnh viện Thủ Đức) 20 năm tù về tội “Tham ô tài sản”; Đỗ Thị Quý (SN 1983, nhân viên thu phí) lãnh 7 năm tù, Nguyễn Thị Phương Hoa (SN 1979, cựu trưởng đơn vị thu phí) 6 năm tù và Đặng Thị Hiên (SN 1985, cựu Kế toán trưởng) 5 năm tù.

Ngày 23/4, tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án xảy ra tại Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị liên quan, gây thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng cho EVN, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã đề nghị tuyên phạt bị cáo Hoàng Quốc Vượng (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) từ 6 đến 7 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Sáng 23/4, để chuẩn bị nội dung cho Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XV,  Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ nhất, thẩm tra Dự án Luật Tình trạng khẩn cấp (TTKC).

Số tiền cướp được, Vũ Văn Lịch mua 1 điện thoại Oppo A95, chi tiêu cá nhân và nạp vào tài khoản ngân hàng (đối tượng đã sử dụng 20 triệu đồng để chơi "tài xỉu" trên mạng). Cơ quan Công an đã thu giữ tang vật là 1 điện thoại Oppo A95, khoảng 75 triệu đồng tiền mặt, 176 triệu đồng trong tài khoản của lịch; 1 xe máy nhãn hiệu SYM Enzo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.