Chợ nô lệ người di cư ở Lybia

09:08 22/05/2017
Yusuf, một thanh niên Nigeria, 24 tuổi, là một trong số hàng ngàn người đã tới Libya tìm kiếm việc làm hoặc hy vọng cơ hội được đặt chân đến miền đất hứa châu Âu. Tuy nhiên, họ đã phải bước vào một thế giới tồi tệ của chế độ nô lệ thời hiện đại.


Thương nhân nô lệ thời @

Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), năm ngoái, hơn 180.000 người tị nạn đã đến Italia, phần lớn di chuyển qua lãnh thổ Libya. Dự đoán, con số này năm nay sẽ là 200.000 người. Người di cư đã mang lại nguồn thu nhập khổng lồ cho các băng nhóm tội phạm buôn người ở Libya.

Chuyện người di cư ở Lybia bị bắt cóc, tra tấn, tống tiền đã được nói đến từ lâu nhưng những chợ buôn bán người di cư thì mới được nhắc đến thời gian gần đây. Ở Lybia, xuất hiện những thương nhân nô lệ người di cư chuyên tìm kiếm, môi giới, buôn bán người di cư tại các chợ đầu mối công cộng.

Một nạn nhân bỏng nặng do bị những kẻ bắt cóc ở Lybia tấn công bằng xăng.

Shamsuddin Jibril, 27 tuổi, người Cameroon kể lại, "những thương nhân nô lệ đưa người di cư đi khắp các con phố bằng những chiếc xe bán tải, phía dưới có dán dòng chữ "để bán".

Họ buộc tay năm, bảy người di cư vào nhau giống như hình ảnh buôn bán nô lệ thời xưa. Tôi đã bị bán công khai ở Sabha - một khu phố trung tâm ở Lybia. Tôi đã phải trả tiền cho hành trình từ Cameroon đến Libya nhưng lại trở thành nô lệ thời hiện đại". Một người di cư khác nói rằng, anh đã trở thành "vật" đấu giá tại một bãi đỗ xe bỏ hoang.

Adama Isoomah, một thanh niên Algeria nói rằng, khi còn ở quê hương, anh đã được cảnh báo về nỗi kinh hoàng ở Libya.

"Tôi được cảnh báo nhiều vấn đề khó khăn trên con đường di cư nhưng không thể tưởng tượng được sự khủng khiếp của nó. Sau một thời gian dài di chuyển tôi mới nhận ra rằng, mình đã bị những tay buôn người bán cho nhau. Một thương mại bất hợp pháp ở một quốc gia không có luật pháp. Các nhà chức trách cho rằng, không có chế độ nô lệ hiện đại ở Libya nhưng thực tế, các hình thức chuyển nhượng, kinh doanh vẫn đang diễn ra trên sự đau khổ và bóc lột người di cư", Adama Isoomah nói.

Người di cư nữ có giá hơn nam giới

Người di cư là nữ giới thường bị bán vào động mại dâm làm nô lệ tình dục. Chính vì vậy, phụ nữ được coi là "hàng hóa" có giá trị cao hơn nam giới. "Tại Sabha, một số nhà chứa buôn bán phụ nữ di cư đã được biết đến", Fasan Olaside, một công nhân xây dựng người Nigeria, 27 tuổi, từng bị bắt cóc và đòi tiền chuộc hai lần ở Libya cho biết.

"Có một tòa nhà ba tầng được sử dụng làm nơi kinh doanh. Khi những người phụ nữ bước vào tòa nhà, họ không có cơ hội để trốn chạy. Một số buộc phải làm việc ở đây trong khi không ít người bị bán đi nơi khác. Tôi tự hỏi, điều gì đang diễn ra ở Lybia. Thị trường nô lệ cách đây 300 đến 500 năm đang tồn tại ngay trong lòng xã hội hiện đại ", Fasan Olaside nói tiếp.

Muhammed Yusuf, 24 tuổi, người Nigeria, một nạn nhân của chế độ nô lệ thời hiện đại ở Lybia.

Olaside cho biết thêm, giá của một người phụ nữ di cư dao động khoảng 3.000 dinar Libya (khoảng 2.000 euro), cao hơn gấp hai lần so với số tiền mà những tay buôn người bỏ ra để mua người di cư là nam giới. Kẻ buôn người muốn tìm kiếm những người đàn ông có tay nghề trong một số lĩnh vực như thợ điện, thợ ống nước…

Phần lớn, họ được bán đấu giá tại các chợ buôn người. Ngoài ra, một số người bị băng nhóm tội phạm buôn người bắt, giam giữ trong nhà tù bí mật sau đó đòi gia đình nạn nhân phải trả tiền chuộc. Nếu các gia đình không thể hoặc không trả tiền chuộc thì nạn nhân bị đánh đập và tra tấn hết sức dã man.

Trên thế giới, hiện có hàng triệu người đang bị giam giữ dưới hình thức nô lệ thời hiện đại mặc dù số liệu đưa ra khó có thể xác định chính xác. Tổ chức Lao động Quốc tế cho biết, ít nhất 21 triệu người hiện sống trong cảnh nô lệ thời hiện đại, trong khi đó, Chỉ số Nô lệ Toàn cầu lại đưa ra con số cao gấp hai lần. Các nghiên cứu cho hay, hơn 1/2 nạn nhân là phụ nữ và trẻ em gái. 1/4 nạn nhân được cho là dưới 18 tuổi.

Tường Phạm (Tổng hợp)

Nhiều xe chữa cháy chuyên dụng cùng trang thiết bị hiện đại và hàng chục CBCS Cảnh sát PCCC và CNCH được huy động chiến đấu với "giặc lửa" tại hiện trường vụ hỏa hoạn ở quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội). May mắn không có thiệt hại về người.

Ngày 9/1, Công an TP Vinh, tỉnh Nghệ An cho biết: đơn vị vừa phá thành công chuyên án, bắt giữ 2 đối tượng về hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, thu giữ số ma túy lớn và nhiều vật chứng liên quan khác.

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, khoảng 1.000 kiều bào, trong đó có 100 kiều bào tiêu biểu, sẽ tham gia chương trình Xuân Quê hương 2025, mở đầu cho một năm đầy ắp những sự kiện lớn của đất nước, đồng thời, là cơ hội để vinh danh những đóng góp của người Việt Nam ở nước ngoài với quê hương, động viên kiều bào tiếp tục nỗ lực vì sự phát triển của đất nước. 

Ngày 9/1, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Hoà Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Công an huyện Kim Bôi đã phát hiện, đấu tranh được nhiều tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội có tên “@hotieubao123, @hotieubaoservice, @hatokibotnetstealer; @jero_stealer_japan” có hành vi mua bán phần mềm mã độc sử dụng để tấn công mạng.

Ngày 9/1, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Hoàng Khánh Linh (SN 2004, trú tại TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) về tội giết người. Điều rất đau lòng là bị hại trong vụ án chính là người Linh yêu. 

Thông tin từ Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) cho biết, hiện có 4 nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) kinh doanh thương mại điện tử dựa trên nền tảng số tại Việt Nam chưa thực hiện quy định về đăng ký thuế thông qua Cổng thông tin điện tử (TTĐT) của Tổng cục Thuế.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文