Dấu chân hóa thạch ở núi lửa Roccamonfina là của ai?

10:04 19/11/2019
Đi xuống từ sườn núi lửa Roccamonfina ở miền Bắc nước Ý, là những dấu chân người từ lâu đã được coi là dấu chân của quỷ dữ, vì những dấu chân này bắt nguồn từ trên đỉnh của núi lửa bị nóng chảy. Như thế liệu có ai ngoài quỷ dữ có thể đi trên dòng dung nham chảy mà không bị bỏng chân?


Kể từ khi phát hiện ra dấu chân cổ xưa vào cuối thế kỷ 18, người dân địa phương cho rằng những dấu chân là bằng chứng cho thấy quỷ dữ từng nổi lên từ địa ngục thông qua miệng núi lửa đã tắt và đi lang thang trên Trái đất. Đó là lý do mà họ đặt cho nó cái tên Ciampate del Diavolo, tức "Dấu chân của quỷ".

Theo đó, người ta phát hiện những dấu chân hóa thạch và một vài dấu tay rải rác từ các làng Tuoro, Foresta và Piccilli ở Campania, Ý. Những người không tin chúng là dấu tích của quỷ dữ nghĩ rằng chúng là dấu vết của động vật cổ đại. 

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu từ Đại học Padua đã khẳng định chúng có nguồn gốc từ con người. Họ xác định đây có khả năng là dấu vết đã có từ khoảng 350.000 năm trước bởi một giống vượn người hai chân. Đây cũng được cho là dấu chân "người" lâu đời nhất bên ngoài châu Phi, cho đến khi "dấu chân Happiburgh" tuổi đời 800.000 năm được tìm thấy ở Anh vào năm 2013.

Dấu chân của con người cổ đại hiếm khi được bảo quản tốt trong môi trường mở. Các chuyên gia tin rằng những dấu vết này còn rõ nét là nhờ dòng chảy nham thạch của núi lửa - thường bao gồm tro, đá bọt và các mảnh đá - sau đó còn được phủ thêm một lớp tro núi lửa nữa. 

Các nhà khoa học của Đại học Padua cũng chứng minh rằng các lớp trầm tích dầy đã chôn vùi các dấu chân. Mãi đến cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, sự xói mòn đã để lộ các dấu chân và người ta mới phát hiện ra dấu vết này.

Trong số các đặc điểm đáng chú ý của Dấu chân của quỷ, đặc điểm nổi bật nhất là dấu tay thỉnh thoảng được tìm thấy bên cạnh các dấu chân trên mặt vách đá của núi lửa. Điều này cho thấy rằng các dấu vết được tạo ra bởi vượn hình người đứng thẳng nhưng cần phải tự ổn định khi chúng đi xuống con đường nguy hiểm có độ dốc cao. 

Giả thuyết này củng cố bằng các bằng chứng cho thấy người cổ đại đã cẩn thận chọn con đường đi xuống sườn núi. Một số đi theo hình chữ Z, còn một số đi thẳng. Những người này chỉ đi bộ, không chạy.

Các nhà nghiên cứu tin rằng chủ nhân các dấu vết này là những người vượn hai chân hoàn toàn với dáng đi tự do (có nghĩa là họ đi hoàn toàn bằng chân và chỉ sử dụng cánh tay để hỗ trợ hoặc lấy lại thăng bằng). 

Và rất có thể, những dấu chân này được tạo ra bởi người tiền sử Homo Erectus hoặc Homo Heidelbergensis cuối châu Âu. Với dấu chân dài khoảng 8 inch (khoảng 20cm) và rộng 4 inch (10cm), sải chân trung bình là khoảng 4 feet (1,2 m), các chuyên gia kết luận rằng người tiền sử để lại các dấu chân nói trên chỉ cao khoảng 5 feet (1,5m).

Cho đến tận ngày nay, chúng ta vẫn không thể biết và có lẽ cũng không bao giờ biết những gì người tiền sử đã làm trên núi lửa, và làm sao họ có thể đi xuống núi được khi núi lửa đang phun?

Mặc dù Dấu chân của quỷ là dấu chân được bảo tồn lâu đời nhất của chi Homo, nhưng chúng không phải là dấu chân vượn lâu đời nhất; vinh dự đó thuộc về dấu chân Laetoli nổi tiếng ở Tanzania, dấu vết còn lại 3,5 triệu năm trước của tổ tiên loài người.

Trần Thắng

Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức ngày 24/11 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, cung cấp thông tin để đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lào Cai ngày 21/11 cho biết vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án lừa đảo môi giới hôn nhân với người nước ngoài… Đây chỉ là một trong những vụ án được Công an tỉnh Lào Cai điều tra, phát hiện trong thời gian qua. Theo Công an tỉnh Lào Cai, từ khi Chính phủ áp dụng chính sách cấp visa điện tử (Evisa) cho người nước ngoài, số người Trung Quốc dùng thị thực Evisa nhập cảnh Việt Nam tăng lên. Một số đã khai mục đích du lịch hoặc làm việc để sang Việt Nam tìm vợ… Từ các vụ án được phát hiện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文