Giới khoa học xôn xao trước hoá thạch khủng long bí ẩn
- “Thằn lằn chuột”: Loài khủng long biết bò rồi mới biết đi
- Phát hiện hàng chục quả trứng khủng long có từ 145 triệu năm trước
Bộ xương khủng long hóa thạch này được các nhà nghiên cứu của Đại học Hokkaido phát hiện và họ đã đặt tên cho loài khủng long mới này là Kamuysaurus japonicus.
Đuôi khủng long đã được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2013, và trong 6 năm kể từ đó, các nhà nghiên cứu đã khai quật bộ xương gần như hoàn chỉnh.
Bộ xương khủng long gần như hoàn chỉnh. |
Giáo sư Yoshitsugu Kobayashi, một tác giả của nhóm nghiên cứu, cho biết: "Thật hiếm và đáng kinh ngạc khi tìm thấy một bộ xương gần như hoàn chỉnh như vậy. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là bộ xương khủng long lớn được bảo tồn tốt nhất ở Nhật Bản”.
Con vật thuộc họ khủng long Edmontizardini và có liên quan mật thiết đến hai loài khủng long khác được phát hiện ở Nga và Trung Quốc. Một mào nhỏ trên hộp sọ và một hàng gai ngắn hướng về phía trước là một trong những đặc điểm độc đáo nhất được các nhà khoa học tìm ra.
Loài khủng long mới phát hiện là một con trưởng thành khoảng chín tuổi và dài 8 mét khi còn sống. Các nhà khoa học tin rằng những con khủng long đã đi trên bốn chân, giống như loài chó.
Tiến sĩ Anthony Fiorillo, người phụ trách chính tại Bảo tàng Khoa học và Tự nhiên Perot ở Texas, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết khám phá này không chỉ có ý nghĩa đối với người dân Hokkaido và toàn Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới.
Hình ảnh phác họa lại "dung mạo" của loài khủng long mới được tìm thấy. |
"Nó có ý nghĩa toàn cầu vì loài khủng long này cho chúng ta thấy thế giới đã được kết nối qua thời gian như thế nào. Kamuysaurus có liên quan chặt chẽ với loài động vật chúng ta nghiên cứu ở Alaska. Edmontosaurus là loài khủng long mỏ vịt cũng được tìm thấy trên phần lớn ở Bắc Mỹ.
Bởi vì những con khủng long này có liên quan mật thiết với nhau, chúng cung cấp thêm bằng chứng rằng từ lâu, châu Á và Bắc Mỹ đã được kết nối”.