Mẹ kế hiến thận cứu con chồng

09:02 07/02/2017
Sức khỏe, tuổi thanh xuân bà dành hết phụng dưỡng cha mẹ già, rồi khi hạnh phúc riêng đến lại chấp nhận làm vợ của người đàn ông từng có vợ. Bằng tình yêu thương, sự đồng cảm, bà Phạm Thị Lý đã xóa tan định kiến "dì ghẻ con chồng" mà bấy lâu người ta thường nghĩ. Bà xác định con chồng cũng như con mình và đã hiến một phần cơ thể để hồi sinh con của chồng.


Tìm vợ cho bố

Câu chuyện bà Lý hiến một quả thận cho con của chồng ở xóm nghèo Kiến Xá (Vũ Thư, Thái Bình) như thể một câu chuyện cổ tích có thật. Còn nhớ cái ngày bà Lý từ quê lên bệnh viện như con thoi để thử, xét nghiệm rồi nằm viện cả tháng trời để cắt một bên thận cho con của chồng khiến nhiều người bàn ra tán vào.

Có người độc miệng còn bảo "thà cho người dưng chứ không ai đi cho con chồng cả", nhưng cũng không ít người xuýt xoa thán phục vì sự nhân hậu, tình yêu chân thật mà bà Lý dành cho chồng và những đứa con chồng.

Bà Lý dồn hết tâm sức, tình cảm vì chồng và con chồng.

Với bà Lý, đây lại là điều rất đỗi bình thường, bởi bà đã xem con chồng như chính con đẻ của mình. Chúng tôi đến gia đình ông Ước đúng vào những ngày giáp Tết, mọi người tất bật bốc xếp hàng, ghi chép cho khách. Nhìn bà lý khỏe mạnh, xốc vác công việc chẳng ai nghĩ bà đã cho đi một quả thận. Ông Ước làm việc với tâm thế phấn khởi, đôi mắt luôn rực lên niềm hạnh phúc. Điều đó đủ thấy cuộc sống vợ chồng ông bà viên mãn thế nào.

Gạt mồ hôi, ông Ước cười với chúng tôi: "Đến bây giờ tôi cũng không hiểu tại sao bà ấy lại đồng ý lấy tôi. Mà tôi có phải đi hỏi han, tìm hiểu gì đâu, tất cả là do con trai tôi mối lái. Tôi nghĩ bà ấy quyết định đến với tôi là vì thương cho hoàn cảnh của tôi, khi lấy bà ấy rồi tôi mới cảm nhận được tình yêu, hạnh phúc. Có lẽ tất cả là do duyên phận, do ông trời sắp đặt".

Năm 1978, ông Ước viết đơn tình nguyện tham gia quân ngũ, khi ấy ông được biên chế vào đơn vị lính thủy đánh bộ đóng quân tại Hải Phòng, Quảng Ninh. Được khoảng 4 năm, ông rời quân ngũ trở về địa phương, ông xây dựng gia đình với một người phụ nữ cùng quê.

Từ nằm 1986 đến 1988 ông bà sinh được 2 người con trai, là Trương Văn Lượng, Trương Văn Lân. Khi các con học xong THPT, họ tiếp bước cha mình, hai anh em đi nghĩa vụ quân sự, anh Lượng đóng quân tại đảo Trường Sa (Khánh Hòa). Khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, hai anh em học nghề điện và lái xe tại Trường Trung cấp nghề số 19 (Bộ Quốc phòng).

Nhắc đến chuyện tình cảm của mình với ông Ước, bà Lý không khỏi ngượng ngùng: "Đúng là do duyên số cả. Dù biết và thương hoàn cảnh gà trống nuôi con của ông ấy nhưng tôi chưa khi nào nghĩ mình sẽ về làm vợ. Hồi ấy, cháu Lân chơi với con gái của chị tôi, từ chỗ quen biết đó, Lân thấy tôi nhiều tuổi mà chưa xây dựng gia đình. Sau nhiều lần dò hỏi, Lân đã mạnh dạn đặt vấn đề cho bố mình tìm hiểu".

Ngót nghét tuổi 40 bà Lý mới thực sự nếm trải cuộc sống gia đình cùng ông Ước và hai người con. Chưa khi nào bà oán thán, than thân trách phận vì mình thiệt thòi. Bà hết lòng hết dạ vun vén cho nhà chồng, đối xử với hai người con như thể con đẻ.

Mong có thêm 1 quả thận để hiến cho cả 2 con

 Cứ nhìn cái cách mà bà Lý đối xử với hai con của chồng thì không ai có thể tin được bà chỉ là mẹ kế. Chứng kiến sự đầm ấm, vui vẻ trong gia đình bà Lý, ông Ước, ai cũng mừng cho mối duyên muộn. Vậy mà tai họa bỗng từ đâu ập đến khi người con cả của chồng bà mắc bệnh suy thận nặng.

Ba năm sau, người con thứ 2 cũng dính phải căn bệnh quái ác này. Vì phát hiện muộn nên bệnh tình của cả Lượng và Lân đều rất nặng. Chỉ trong một thời gian ngắn, hai người con của chồng - chỗ dựa cho hai ông bà sau này bỗng dưng mắc bệnh hiểm nghèo khiến vợ chồng bà suy sụp.

"Khi hay tin cả hai đứa bị bệnh đêm nào tôi cũng khóc. Bệnh này vừa khó chữa, lại vừa tốn kém, vợ chồng tôi biết xoay xỏa đâu ra tiền mà chữa bệnh cho các con. Mẹ của hai đứa cũng vì mắc phải bệnh này mà qua đời nên tôi thương chúng nó lắm. Cứ nghĩ đến chuyện không hay ập đến với chúng nó là lòng tôi đau thắt lại" - bà Lý nghẹn ngào chia sẻ.

Thời gian cả Lượng và Lân cùng chữa bệnh, bà Lý chạy long sòng sọc. Hết chăm con trai cả lại đến con trai út. Mà đâu chỉ có chuyện chăm người bệnh không, bà còn phải tranh thủ từng phút làm thêm để lấy tiền cho con của chồng chữa bệnh.

Thời gian đầu, khi anh Lượng đi chạy chữa, hầu như đêm nào bà cũng thức trắng vì những cơn đau hành hạ con. Lúc đó, bà chỉ biết ngồi xoa bóp, vỗ lưng cho con đến sáng. Mặc dù không phải con mình sinh ra, nhưng suốt bao nhiêu năm qua, bà Lý vẫn lặng lẽ chăm sóc tận tình hai con của chồng bằng tất cả tình yêu thương. "Khoảng tháng 1-2013, thằng Lân được bác sĩ thông báo bệnh tình đang ở giai đoạn cuối.

Nếu muốn duy trì sự sống, chỉ có cách ghép thận hoặc chạy thận nhân tạo. Gia đình tôi khi ấy thực sự bế tắc lắm. Chạy thận thì biết tiền nào cho đủ, mà ghép thận thì cũng phải tìm được người có chỉ số tương thích phù hợp. Hơn nữa chi phí cho một ca ghép thận cao lắm, lên đến 300 triệu cơ mà.

Bà Lý mong có thêm 1 quả thận để hiến cho hai con.

Nhưng trước sự sống chết của con, vợ chồng tôi đã quyết định sẽ đi xét nghiệm, nếu thận ai hợp sẽ cho Lân. Kết quả, mặc dù tôi là bố nó nhưng chỉ số tương thích lại rất thấp, còn bà ấy thì lại phù hợp" - ông Ước kể lại.

Về phần bà Lý, khi biết thận của mình có thể cho Lân bà đã rất mừng. Nhưng mừng đấy rồi lại lo ngay được vì bà không biết xoay đâu ra 300 triệu để chi phí cho ca ghép thận.

Cuối cùng vợ chồng bà đã quyết định bán tất cả những thứ có giá trị trong nhà, ngoài ra vay mượn của người thân, họ hàng, cộng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Cuối cùng ca phẫu thuật đã được tiến hành thành công.

Hỏi lý do vì sao lại quyết định hiến đi một quả thận cho con của chồng, bà Lý bảo: "Tôi chưa bao giờ nghĩ đấy chỉ là con của chồng. Mình đã xác định lấy ông ấy có nghĩa là phải yêu thương con của ông ấy. Tôi yêu thương chúng nó như máu thịt của mình. Chúng nó bị bệnh, tôi cũng như đứt từng khúc ruột. Nên làm được gì cho con thì tôi sẽ làm mà không cần phải nghĩ nhiều". Biết bố mẹ vất vả vì mình quá nhiều nên hai anh em Lượng và Lân ngoài thời gian đi chữa bệnh thì mở xưởng sản xuất lồng sắt công nghiệp và nuôi chim bồ câu bán.

Nói về người mẹ kế của mình, Lân không giấu được sự xúc động: "Mẹ đối xử với chúng em giống như là con ruột của mẹ đẻ ra. Anh em em bị bệnh, mẹ phải làm gấp năm gấp mười người khác để vừa có tiền chữa bệnh, vừa có thời gian chăm sóc cho bọn em. Em sống được tới ngày hôm nay cũng là nhờ mẹ đã cho em một bên thận".

Mấy ngày gần đây, gia đình bà Lý rất buồn vì Bệnh viện Trường Đại học y Thái Bình thông báo sẽ dừng việc chạy thận, trong khi bệnh viện tỉnh cũng không còn chỗ. Nếu muốn, Lượng sẽ phải lên tận Bệnh viện Bạch Mai để chạy thận.

Nghĩ đến người con cả, bà Lý rơm rớm nước mắt: "Nhiều đêm tôi chỉ ước giá mình có thêm thận, tôi sẽ cho Lượng để con nó không phải khổ sở như bây giờ. Tôi chỉ mong sao sau này chúng nó lấy được người yêu thương để vợ chồng nương tựa vào nhau mà sống. Chứ bố mẹ rồi cũng già và chết đi".

Phong Anh

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, ngày 2/5, Đoàn Thanh Tuấn (SN 1985, thường trú khu phố 4, phường An Thới, TP Phú Quốc), Công chức địa chính xã Cửa Dương (TP Phú Quốc) đã đến đầu thú, khai nhận hành vi vi phạm của mình.

Đảng ủy, lãnh đạo Cục B03 - Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tá Trần Quang Minh, SN 1938, nguyên Phó Cục trưởng thuộc Cục B53, Tổng cục V - Bộ Công an (nay là Cục B03, Bộ Công an); đã từ trần vào hồi 00h52 ngày 1/5/2024 (tức ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng thọ 87 tuổi.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng tàu, đoạn thuộc địa bàn Đồng Nai, ngày 2/5, Thành ủy TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã làm việc cấp ủy, chính quyền phường Phước Tân. Đây là địa phương có nhiều vướng mắc và được đánh giá phức tạp nhất trong số các xã, phường, thị trấn có dự án trọng điểm quốc gia là tuyến cao tốc đi qua...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an, ngày 2/5, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung điều tra, thu thập chứng cứ về vụ tai nạn lao động khiến 6 người tử vong và 5 người bị thương nặng xảy Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu…

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Đồng chí Đại tá Đậu Bá Thư, sinh ngày 26/3/1935, nguyên Trưởng phòng 2, Cục A14, Tổng cục An ninh (nay là Cục An ninh đối ngoại - Bộ Công an); huy hiệu 60 năm tuổi đảng; được tặng thưởng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba...

17 xe chữa cháy và hơn 100 cán bộ chiến sĩ tham gia dập tắt đám cháy tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu King Fish (phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Trong lúc dập lửa, 2 cán bộ chiến sĩ chữa cháy bị ngạt khói, được đưa vào viện cấp cứu, hiện tình trạng đã ổn định…

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文