Ngôi làng chỉ con gái út mới là cháu đích tôn, thừa kế tài sản

23:08 12/06/2016
Ở bộ tộc Khasi, phụ nữ được tôn trọng tối đa, và thậm chí là thành phần duy nhất được thừa kế tài sản, tham gia đối nội, đối ngoại.

"Phụ nữ trong văn hóa bộ tộc Khasi có địa vị rất quan trọng. Nếu bạn không tôn trọng phụ nữ trong cộng đồng này, bạn sẽ là ung nhọt của xã hội. Con gái cũng luôn được mong đợi hơn là con trai. Bởi vì chỉ có mỗi con gái là được quyền thừa kế, duy trì bộ tộc mà thôi" - nữ nhiếp ảnh gia người Đức Karolin Kluppel nhận định về bộ tộc Khasi, nơi mà phụ nữ luôn được ưu tiên và có địa vị cao, sống ở Mawlynnong, Ấn Độ. Điều đặc biệt hơn, gia đình sinh con một bề, chỉ có con trai sẽ bị coi là không may mắn.

Ngôi làng Mawlynnong ở sát biên giới với Bangladesh, là nơi cư ngụ của bộ lạc Khasi, nơi vô cùng nổi tiếng với du khách thế giới và được mệnh danh "nơi trong sạch nhất châu Á". 

Mặc dù chỉ hoàn thành đường làng cách đây 12 năm, nhưng cho đến hiện tại ngôi làng nhỏ này đang là một trong những điểm đến hàng đầu Ấn Độ cũng như châu Á. Mawlynnong chỉ có khoảng 90 gia đình với gần 500 người dân, tạo thành một cộng đồng khép kín. Mặc dù không lớn nhưng ở đây có đầy đủ nhà thờ, trường học... và con người cũng có cách sống rất riêng.

Người dân coi việc bảo vệ thiên nhiên và giữ gìn sạch sẽ ngôi làng là một truyền thống quý báu để lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nữ nhiếp ảnh gia đến từ châu Âu Karolin Kluppel đã có cơ hội tới đây và khám phá cuộc sống phụ nữ nắm ngôi vương tại bộ lạc đặc biệt này.

Theo truyền thống của bộ tộc Khasi, tất cả quyền lực kinh tế đều do phụ nữ nắm giữ. Người con gái nhỏ tuổi nhất trong gia đình sẽ được quyền thừa kế toàn bộ của cải, tài sản của gia tộc, trong khi nam giới chỉ có thể mỗi đêm ngồi thu lu một góc, quẹt diêm mà mơ ước. 

Con cái trong một gia đình cũng sẽ phải theo họ mẹ, và nếu một cậu con trai đến tuổi thành hôn, anh ta được mời tới nhà cô gái ở rể. 

Phụ nữ tại bộ lạc được coi trọng hơn nam giới

Gia đình nào mà chỉ có mỗi con trai sẽ bị coi là không may mắn, điều này trái ngược hoàn toàn với phần lớn các nước châu Á khác. 

Truyền thống trên khác xa với những suy nghĩ cho rằng, thân phận phụ nữ ở Ấn Độ không được ưu ái, tự do nhiều như ở Việt Nam hay các nước phương Tây khác, luôn phải chịu sự đè nén của tư tưởng phân biệt giới tính nặng nề, đặc biệt thời gian gần đây báo chí luôn đăng tải chuyện phụ nữ quốc gia Nam Á bị hãm hiếp, ngược đãi và bị giết hại dã man.

Ở bộ tộc Khasi, phụ nữ được tôn trọng tối đa, và thậm chí là thành phần duy nhất được thừa kế tài sản, tham gia đối nội, đối ngoại.

Nữ nhiếp ảnh gia Karolin với bộ ảnh mang tên "Kingdom of girls" (Vương quốc của những cô gái) chủ yếu tập trung vào các cô gái trẻ trong ngôi làng. Karolin chia sẻ, cô cảm thấy rất ấn tượng với vẻ ngoài tự tin, khí chất bá vương toát ra từ các cô bé nhỏ tuổi nơi đây.

 Trong thời gian 9 tháng ở lại ngôi làng, cô đã có cơ hội được tiếp xúc với rất nhiều gia đình khác nhau, và cô chia sẻ đây là trải nghiệm khác nhất mà cô từng có.

"Xã hội phương Tây cho phụ nữ nhiều cơ hội để sống tự lập và khẳng định bản thân hơn. Nhiều gia đình trong bộ tộc Khasi còn rất nghèo, nhất là những gia đình trong làng. 

Kể cả nếu bạn là người Khasi không có nghĩa là bạn sẽ được hưởng nền giáo dục tốt hay đi học đại học. Nếu trong nhà mà có của cải, số tiền ấy sẽ được sử dụng đầu tư cho con gái, không phải con trai.

Tuy nhiên, điều gây ấn tượng nhất mà tôi luôn nhớ khi còn ở Đức, đó là cách mà người Khasi quan tâm đến nhau, chăm sóc đùm bọc người thân và bạn bè. Trong xã hội châu Âu của tôi, sự cô đơn là thứ đang ám ảnh rất nhiều người. Xã hội nào cũng có cái hay của nó cả” - nữ nhiếp ảnh gia người Đức Karolin Kluppel chia sẻ.

Văn Nguyễn-Linh L. (tổng hợp)

Chiều 13/5, Học viện ANND đã tổ chức Hội thảo khoa học cấp hội đồng “Yêu cầu về phẩm chất, năng lực, phương pháp, công tác chiến đấu của cán bộ trinh sát an ninh trong tình hình hiện nay: Những vấn đề đặt ra cho công tác giáo dục đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên trong CAND”.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã bắt tạm giam nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cùng nhiều đồng phạm về tội "nhận hối lộ" sau khi mở rộng điều tra vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Công ty CP Dược phẩm liên danh MediPhar và các đơn vị, tổ chức liên quan.

Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; đưa hối lộ, nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty cổ phần Y Dược LanQ và các đơn vị liên quan”. Trong vụ án này có 23 bị can bị đề nghị truy tố, trong đó có cựu Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang và hàng loạt cựu giám đốc các bệnh viện về tội “Nhận hối lộ”.

Bộ Tài chính cho biết đã khẩn trương rà soát, nghiên cứu các nhiệm vụ, quan điểm, chủ trương, giải pháp nêu tại Nghị quyết số 68-NQ/TW, đồng thời rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan, cũng như các luật đang được sửa đổi, bổ sung trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9.

Ông Nguyễn Thanh Hoài (SN 1979, thường trú ấp Định Khánh B, xã Định Môn, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) tìm đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực ĐBSCL đóng tại TP Cần Thơ trình bày bức xúc vì gia đình ông bị một việc “từ trên trời rơi xuống”, là buộc phải bán 113,7m2 đất cho hàng xóm dù gia đình không có nhu cầu. Ngày thi hành án cưỡng chế theo bản án là ngày 14/5/2025.

Thời gian qua, gia đình ông Trương Hoàng Xuân (SN 1956, trú đường Nguyễn Viết Xuân, phường 4, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) cùng các con, cháu, người thuê phòng trọ phải vất vả bắc ghế, trèo qua hàng rào của Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Lâm Đồng (cũ) mới ra ngoài được. Nguyên nhân là do chủ sử dụng bất động sản liền kề không cho gia đình ông Xuân sử dụng lối đi này nữa.

Hôm nay (13/5), Hội đồng xét xử Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã tuyên án đối với bị cáo Nguyễn Thế Hùng và 43 đồng phạm trong vụ án đưa, nhận hối lộ xảy ra tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá.

Sáng 13/5, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Linh Ngọc (cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) cùng 26 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Công ty Thái Dương và các đơn vị liên quan đến vụ khai thác trái phép đất hiếm ở Yên Bái, buôn lậu sang Trung Quốc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.