Nhật Bản:

Vấn nạn vợ bạo hành chồng tăng hơn 9 lần

08:56 02/06/2016
Ông Tanaka (tên đã thay đổi), 50 tuổi là nhân viên văn phòng tại Tokyo. Sau 20 năm kết hôn, ông và vợ đã có 2 người con trai. Năm 2013, Tanaka buộc phải bỏ trốn khỏi chính căn nhà của mình vì không thể chịu đựng thêm những trận bạo hành của vợ. Ông Tanaka đã từng tới đồn cảnh sát để tố cáo vợ nhưng tại thời điểm đó không ai chịu tin ông là nạn nhân của bạo hành gia đình. Người đàn ông này đã phải rất cố gắng để nói về khoảng thời gian đau khổ ấy. Còn bây giờ ông chỉ chờ về hưu và sống đơn độc quãng đời còn lại.


Trong 5 năm lại đây, số vụ kiện liên quan đến bạo hành gia đình mà ở đó, nạn nhân là những... ông chồng Nhật Bản đã tăng gấp 9,5 lần. Hãng tin Kyodo ngày 19/5 cho hay. Nói đến xứ Phù tang là đề cập đến một đất nước văn minh và hiện đại. Thế nhưng ở đó, người ta vẫn bảo lưu một truyền thống lâu đời, đó là sự phân công lao động rất rõ ràng trong gia đình. Theo đó, người chồng làm việc kiếm tiền nuôi gia đình, còn người vợ ở nhà làm nội trợ, chăm sóc con cái.

Ít ai biết rằng, trong một xã hội tưởng như người chồng sẽ nắm được quyền quyết định tuyệt đối trong gia đình như vậy lại đang tồn tại một thực trạng đáng báo động. Đó là bạo hành gia đình mà nạn nhân lại là những người chồng. Tình trạng này đã tồn tại trong xã hội Nhật Bản từ nhiều năm nay và đang có xu hướng gia tăng. Ban đầu, người vợ chỉ thay đổi cách xưng hô với chồng theo hướng gay gắt hơn bình thường, nhưng tình hình sau đó càng trở nên thậm tệ. Bà ta thậm chí còn không đồng ý cho cha mẹ chồng ở quê lên nhà mình chơi. Cách nói chuyện với chồng cũng càng ngày càng chua ngoa, đả kích.

Cảnh sát Nhật hiện rất đau đầu trước nạn bạo hành gia đình.

Theo một cuộc khảo sát được cảnh sát Nhật Bản thực hiện năm ngoái, những vụ kiện tụng liên quan đến vấn nạn chồng bị vợ bạo hành năm 2015 là 7.557 vụ, tăng 9,5 lần so với năm 2010.

Dường như đang có một sự thay đổi trong xã hội Nhật Bản khi những người đàn ông càng ngày càng bị nữ tính hóa. Khi đề cập đến bạo hành gia đình, người ta thường nghĩ ngay đến cảnh một người đàn ông điên cuồng đánh đập và chửi rủa phụ nữ chứ rất khó liên tưởng đến điều ngược lại.

Đáng lo ngại hơn, việc nam giới bị bạo hành tại Nhật Bản hiện không chỉ dừng lại trong phạm vi quan hệ vợ chồng, mà còn xuất hiện ngày càng nhiều trong giới trẻ. Theo thống kê, số đàn ông Nhật Bản bị bạn gái bạo hành chiếm tới 30% số cặp đôi trong khảo sát. Với những tình huống nhẹ nhàng thì câu chuyện chỉ dừng ở những lời nói đả kích, còn với những trường hợp nặng hơn là sự xuất hiện của những cái véo tai, đấm đá, quăng quật đối phương bằng túi xách. Theo một công bố của chính phủ Nhật Bản, năm 2014, 23,7% phụ nữ nước này bị bạo hành gia đình. Tỉ lệ này ở nam giới là 16,6%. Trong số kể trên, có tới 75,4% đàn ông lựa chọn cách im lặng.

Chưa có một nghiên cứu chính thức nào chỉ ra nguyên nhân cụ thể cho tình trạng này. Có thể là do môi trường sống, do bản tính con người hay cũng có thể do bệnh trạng...Dù vậy, thực trạng đang xảy ra với một bộ phận đàn ông Nhật Bản khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. Trở lại câu chuyện trên, không chỉ nói xấu ông Tanaka trước mặt các con, người vợ còn mắng chửi chồng trước những người dân trong khu phố.

Khi bố chồng nằm viện, bà ta lạnh lùng nói: "Ông ta nên chết đi mới phải". Còn khi Tanaka ngã bệnh, thứ mà bà vợ quẳng cho chồng chính là câu nói đau hơn xát muối vào lòng: "Ước gì ông mắc bệnh ung thư mà chết đi".

Đỉnh điểm của những dày vò là khi Tanaka bị vợ dội nguyên một chậu nước lạnh lên người khi đi làm về muộn, trời thì rét căm căm. Sau khi kéo tai chồng lôi ra ban công trong trạng thái chỉ mặc một chiếc quần đùi, bà ta tiếp tục cầm một con dao tiến về phía người bạn đời. Quá sợ hãi, ông Tanaka vội lao nhanh ra đường. Đây cũng là ngày người đàn ông này quyết định chấm dứt những chuỗi ngày đau khổ. Ông và vợ chính thức ly hôn sau đó không lâu. Đây chỉ là một trong số rất nhiều vụ bạo hành gia đình mà nạn nhân là những người chồng trong xã hội Nhật Bản.

Nguyễn Minh (Tổng hợp)

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文