Shirakawa-go: Ngôi làng của những dòng sông trắng

16:48 08/01/2018

Những ngôi nhà ẩn mình trong tuyết, những vệt sáng dịu ngọt màu vàng chanh, những "cây tuyết" kiêu hãnh giữa trời đông lạnh giá....những điều tưởng chừng như chỉ có ở trời Tây lại là cảnh sắc thân quen tại ngôi làng Shrakawa-go, Nhật Bản.

Giữa những cơn gió lạnh của mùa đông, ngôi làng Shrakawa-go hiện ra như một bông tuyết kiêu hãnh và rạng rỡ. Những ngôi nhà cổ được bao phủ bởi tuyết trắng ôm lấy ánh đèn vàng ấm áp giữa đêm đông chính là điểm thu hút khách du lịch vượt ngàn lạnh giá để ghé thăm ngôi làng cổ tích này. 

Làng cổ Shirakawa-go tọa lạc tại tỉnh Gifu với dòng Shogawa vắt ngang cùng 114 mái nhà nằm liền kề nhau ở chân núi Haku-san. Đây là một trong những ngôi làng cổ nhất còn lưu giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc cổ của Nhật Bản. 

Theo tiếng Nhật, Shira nghĩa là trắng, Kawa lại mang nghĩa dòng sông, còn Go là từ dùng để chỉ làng, vì vậy mà làng Shirakawa-Go được gọi là "ngôi làng của những dòng sông trắng". 

Để chịu được sức nặng của tuyết và sự khắc nghiệt của thời tiết với những đợt tuyết kéo dài hàng tháng, những ngôi nhà ở đây được xây dựng với lớp mái làm từ cỏ khô dày đến 50cm cùng kiến trúc gassho zukuri hình bàn tay với ý nghĩa cầu nguyện sự che chở và bình an.

Năm 1995, ngôi làng hàng trăm năm tuổi này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Những khách du lịch từng ghé thăm nơi đây thường kháo nhau rằng: Nếu đến Shirakawa-go vào giữa mùa đông, hãy đừng quên đi thật chậm. Không hẳn bởi lớp tuyết dày đặc có thể dễ khiến bạn trượt chân, mà bởi cảnh sắc nơi đây, trong bất cứ phút giây nào, ở bất cứ khung hình nào, đều đẹp tới không thể kìm lòng mà bỏ qua.
Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc những ánh đèn ấm áp trong những mái nhà hàng trăm năm tuổi tại Shirakawa-go được thắp lên. Trong tiết trời giá lạnh, giữa muôn vàn tuyết rơi, còn gì ấm áp hơn một tô mì udon nóng hổi trong một quán nhỏ ven đường, ngay giữa lòng phố cổ.
Bất chấp thời tiết lạnh giá tới khắc nghiệt, ngôi làng hơn 300 tuổi này vẫn kiêu hãnh trường tồn và thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm.
Ánh đèn vàng từ một căn nhà cổ phản chiếu xuống mắt nước trong vắt giữa trời đông, càng làm nổi bật hơn khung cảnh thần tiên của một trong những ngôi làng cổ kính nhất Nhật Bản.
Lối vào làng là một cây cầu dây dài 107m với tên gọi Deaibashi (cầu Kỳ Duyên). Cây cầu là một biểu tượng thể hiện mong muốn luôn được sum vầy, hòa thuận của người dân nơi đây. Vào mùa hè, dòng sông Shokawa róc rách chảy dưới chân cầu tạo cảnh sắc tươi mát, còn khi mua đông đến, những vạt tuyết tinh khôi biến những dòng chảy xanh ngọc trở thành "dòng sông tuyết" đầy kỳ ảo.
Một sớm mai thức dậy, cầm trên tay ly trà xanh ấm nóng, nhìn ra xa là những dòng sông tuyết đẹp tới nao lòng, có lẽ sẽ chẳng có ai đủ lạnh lùng để không say mê mùa đông nữa.

An Nhiên (Ảnh: Pinterest/Getty)

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文