Trại cai nghiện… smartphone cho trẻ em ở Hàn Quốc

17:48 11/11/2019
Đã 4h sáng, Yoo Chae-rin (16 tuổi) bỗng nhận ra mình đã dùng điện thoại thông minh (smartphone) trong suốt 13 giờ đồng hồ. Chưa đầy 3 tiếng nữa, cô lại phải đi học. Nhận thấy vấn đề của mình, Yoo Chae-rin đã tự đăng ký tham gia trại cai nghiện smartphone do Chính phủ Hàn Quốc thành lập.


Trại cai nghiện smartphone hiện đang khá phổ biến ở Hàn Quốc. Là một trong những quốc gia có số người sở hữu điện thoại thông minh cao nhất thế giới, Hàn Quốc đang đối mặt với một vấn đề lớn là sự nghiện smartphone của giới trẻ.

Số liệu thống kê năm 2018 cho thấy, hơn 98% thanh thiếu niên Hàn Quốc thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh và khoảng 30% trẻ từ 10 đến 19 tuổi được xếp vào nhóm "nghiện quá mức".

Yoo Chae-rin đã tham gia trại cai nghiện smartphone hồi tháng 7 vừa qua.

Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ Thông tin, Truyền thông Hàn Quốc (MSIT) nhấn mạnh: “Điều này có nghĩa số thanh thiếu niên nói trên đã trải qua "hậu quả nghiêm trọng" do sử dụng điện thoại thông minh của họ, bao gồm cả việc giảm khả năng tự kiểm soát. Và những người như Yoo Chae-rin đủ điều kiện để tham gia miễn phí các trại cai nghiện smartphone do chính phủ tổ chức. Chương trình này của chúng tôi bắt đầu vào năm 2007 và được mở rộng từ năm 2015.

Cho đến nay, Bộ Bình đẳng giới và Gia đình đã tổ chức 16 trại cai nghiện smartphone trên toàn quốc cho khoảng 400 học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đối với một số phụ huynh, đó là phương sách cuối cùng”.

Hãng tin AP cho hay, các khảo sát khác của MSIT cho thấy, trẻ em Hàn Quốc từ 3 tuổi đã bị ảnh hưởng bởi nghiện điện thoại thông minh đến mức chúng khó khăn để có một cuộc sống bình thường ở nhà, trường học...

"Các gia đình gửi trẻ em đến đây với mong muốn có được sự giúp đỡ của một chuyên gia", Yoo Soon-duk, Giám đốc Trung tâm Tư vấn & Phúc lợi thanh niên Gyeonggi-do – người đang điều hành một trại cai nghiện smartphone cho thanh thiếu niên ở tỉnh Gyeonggi, phía Bắc Hàn Quốc nói.

Theo câu chuyện mới nhất mà hãng CNN ghi nhận được, mỗi thanh thiếu niên gia nhập trại cai nghiện smartphone đều có 12 ngày để thay đổi thói quen xấu của mình. “Vì nghiện điện thoại thông minh nên điểm số của những học sinh này giảm sút và khả năng tự kiểm soát của các em cũng dần biến mất. Lúc đầu, những học sinh này dùng điện thoại thông minh như một dạng an ủi với quan điểm rằng smartphone là đủ để khiến các em hạnh phúc”, nhà tâm lý học Lee Jae-won nói với CNN: “Nhưng các em ý không ngờ điều này dẫn đến việc từ bỏ trường học hoặc học tập”.

Khi tham dự trại cai nghiện smartphone, mỗi thanh thiếu niên chỉ phải trả 100.000 won (tương đương 84 USD) cho tiền ăn, phần còn lại do  Chính phủ Hàn Quốc chi trả.

Ông Kim Kimongong-byeok, người đứng đầu bộ phận giám sát các trại cai nghiện smartphone cho biết: “Sau này, khi lớn lên, nếu những thanh thiếu niên này tiếp tục gặp khó khăn trong việc thực hiện vai trò xã hội của mình, họ phải mất thêm nhiều tiền để “sửa sai”.

Yoo Chae-rin là một học sinh trung bình ở trường cấp 2 nhưng đến năm học trung học, lực học của cô bắt đầu đi xuống và đứng bét lớp. Yoo Chae-rin thường thức khuya để lướt Facebook, chơi với ứng dụng máy ảnh Hàn Quốc Snow và nói chuyện với bạn bè trên dịch vụ tin nhắn KakaoTalk.

"Tôi cảm thấy như cảm giác thực tế của tôi đang mờ dần", Yoo Chae-rin kể: "Ngay cả khi tôi có một ngày vui vẻ và hiệu quả với bạn bè, tôi vẫn thấy nó như một giấc mơ". Cha của cô, Yoo Jae-ho, ngày càng lo lắng về con gái.

"Không có nhiều cuộc trò chuyện giữa mọi người trong gia đình”, ông nói. "Nếu tôi nói chuyện với con về việc sử dụng smartphone, sẽ có một cuộc cãi lộn”. Yoo Jae-ho đã đặt ra giới hạn thời gian là hai giờ mỗi ngày cho việc sử dụng điện thoại thông minh, nhưng Yoo Chae-rin vẫn tìm mọi cách để vượt qua nó. Tháng 7 vừa qua, Yoo Chae-rin đã quyết định tham gia trại cai nghiện smartphone.

12 ngày ở trại đã đem lại những trải nghiệm thú vị. “Tại trại, các thiếu niên được khuyến khích tham gia các cuộc săn lùng, hoạt động nghệ thuật và thủ công và các sự kiện thể thao. Chúng tôi cũng phải tham dự các buổi tư vấn bắt buộc một người, nhóm và gia đình thảo luận về việc sử dụng điện thoại. Sau đó, trong 30 phút trước khi ngủ, các trại viên ngồi thiền”, Yoo Chae-rin miêu tả.

Nhiều trại cai nghiện smartphone ở Hàn Quốc được tổ chức tại các trung tâm đào tạo trẻ, cách xa thành phố, trong những khung cảnh xanh mát, nhiều cây cối. Trại mà Yoo Chae-rin tham gia được tổ chức tại thành phố Cheonan, trong Trung tâm  quốc gia dành cho thanh thiếu niên Hàn Quốc, nơi có bể bơi trong nhà và sân thể thao.

Giám đốc trại Yoo Soon-duk cho biết, trong vài ngày đầu tiên, các thiếu niên có "vẻ mặt đau khổ" trên khuôn mặt. "Từ ngày thứ ba, bạn có thể thấy họ thay đổi như thế nào", cô nói: "Các em (bắt đầu) thích đi chơi với bạn bè hơn. Cha mẹ đã để lại tin nhắn trên một "cây khích lệ"”. Ngoài những trại dành cho thanh thiếu niên, Hàn Quốc còn có trại riêng dành cho học sinh tiểu học và Trung tâm quốc gia điều trị thanh thiếu niên nghiện Internet cung cấp các chương trình học trong suốt quá trình điều trị.

Chi Anh

Với sự quyết tâm cao của hai Bộ, cùng sự phối hợp chặt chẽ và tinh thần trách nhiệm từ các cấp, Dự án “Xây dựng Hệ thống quản lý dân cư và căn cước công dân” sẽ được triển khai thành công, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Lào lên tầm cao mới.

Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai chỉ đạo dốc toàn lực, tập trung cứu chữa cho các nạn nhân của vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội). Theo đánh giá lúc nhập viện, cả 4 nạn nhân tiên lượng nặng, nhiều nguy cơ diễn biến khó lường và có thể tử vong cao.

Ngày 20/12,  ông Võ Nguyên Chương, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đã thông tin về vụ việc thu hồi 238 sổ đỏ xuất phát từ một vụ án hình sự làm giả con dấu, tài liệu của của Nhà nước. Qua đó, Đà Nẵng đã có phương án xử lý có lợi nhất cho người dân.

Chỉ 5 giờ đồng hồ sau khi nhận được trình báo vụ cướp tài sản xảy ra tại khu vực nghĩa trang trên địa bàn, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã lập chiến công xuất sắc, nhanh chóng xác định và bắt giữ được thủ phạm gây án.

Năm 2016, ông Ngô Văn Long ký hợp đồng nhận chuyển nhượng 2 thửa đất liền kề có tổng diện tích hơn 161m2, gồm một phần diện tích đất nông nghiệp và đất ở tại phường Phú Hữu, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh từ chủ sử dụng đất là ông Ngô Nam Thắng và thực hiện đầy đủ thủ tục để cập nhật, đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ). Nhưng từ năm 2018 đến nay, ông Long đã nhiều lần kêu cứu khắp nơi để được bảo vệ quyền lợi chính đáng trước sự tắc trách của chính quyền địa phương…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文