Ẩm thực Pháp đối mặt thực trạng "nhiều rau, ít thịt"

21:17 08/05/2022

Đây là nhận định của bà Marie-Pierre Pé, Giám đốc Uỷ ban liên chuyên nghiệp Pháp phụ trách các nhà sản xuất gan ngỗng, trong bối cảnh dịch cúm gia cầm hoành hành châu Âu và chiến sự tại Ukraine làm đứt gãy chuỗi cung ứng thực phẩm.

Gan ngỗng (Fois gras) là một trong những món ăn nổi tiếng và làm nên thương hiệu của ẩm thực Pháp. Tuy nhiên, truyền thông nước này ngày 8/5 đưa tin, món ăn mang tính biểu tượng này gần đây đã "biến mất" khỏi thực đơn của nhiều nhà hàng cao cấp. 

Theo France 24, nguyên nhân của việc nhiều nhà hàng cao cấp, thậm chí là những nhà hàng có sao Michelin phải đưa món gan ngỗng ra khỏi thực đơn là bởi dịch cúm gia cầm đang hoành hành khắp nước Pháp và cả châu Âu. 

Ẩm thực Pháp đối mặt với một năm
Ẩm thực Pháp đối mặt với một cuộc khủng hoảng gan ngỗng chưa từng có. Ảnh: Getty.

"Đã một tháng kể từ khi chúng tôi bắt đầu mất dần nguồn cung gan ngỗng. Tuần này thậm chí chúng tôi còn không nhận được nguyên liệu từ nhà cung cấp", Pascal Lombard, đầu bếp và chủ sở hữu nhà hàng một sao Michelin Le 1862 ở thị trấn Les Eyzies, Tây Nam nước Pháp. Được biết, thị trấn Les Eyzies nằm ở trung tâm của vùng Perigord, một trong những nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch cúm gia cầm hiện nay. 

Bộ Nông nghiệp Pháp xác nhận với CNN ngày 8/5 rằng nước này đã phải tiêu huỷ 16 triệu con gia cầm kể từ khi đợt dịch bắt đầu bùng phát vào tháng 11/2021 nhằm cố gắng kiểm soát dịch bệnh. 

Bà Marie-Pierre Pé, Giám đốc Uỷ ban liên chuyên nghiệp Pháp phụ trách các nhà sản xuất gan ngỗng cho biết: "Con số này là chưa từng có đối với nước Pháp. Chúng tôi chưa bao giờ phải hứng chịu cuộc khủng hoảng gan ngỗng và thịt gia cầm quy mô đến vậy". 

Cách ly và tiêm phòng cho gia cầm là cách duy nhất để kiểm soát dịch bệnh. Ảnh: Getty.

Dự kiến, sản lượng gia cầm và gan ngỗng ở Pháp sẽ giảm tới 50% trong năm nay, do dịch bệnh đã ảnh hưởng tới 80% các nhà sản xuất gan ngỗng của nước này. 

Là một chuyên gia kỳ cựu trong ngành sản xuất gan ngỗng với 35 năm kinh nghiệm, bà Marie-Pierre Pé cho hay, giống như các đợt dịch bùng phát theo mùa đối với con người, cúm gia cầm tấn công châu Âu hàng năm khi các loài chim di cư từ châu Phi tới châu Âu.

"Dịch bệnh năm nay bùng phát vào mùa xuân và lan đến vùng Pays de la Loire ở phía Tây và Tây Nam nước Pháp, hai vùng nuôi gia cầm lớn nhất nước này. Số lượng gia cầm tại Pays de la Loire chiếm tới 72% sản lượng gan ngỗng của toàn nước Pháp", bà Marie-Pierre Pé nói. 

Một báo cáo mới nhất của Uỷ ban châu Âu cho biết, ngoài Pháp thì Tây Ban Nha, Bỉ, Bulgaria và Hungary là những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch cúm gia cầm ở châu Âu. Để ngành công nghiệp này có thể trở lại guồng quay cũ vào năm 2023, cách ly và tiêm chủng cho gia cầm là cách duy nhất. 

Theo bà Marie-Pierre Pé, trong bối cảnh dịch cúm gia cầm hoành hành châu Âu và chiến sự tại Ukraine làm đứt gãy chuỗi cung ứng thực phẩm, năm 2022 sẽ là năm có nhiều món rau hơn.

Linh Đan

Liên quan đến vụ đấu giá quyền khai thác khoáng sản điểm mỏ cát ĐB2B, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn từ giá khởi điểm hơn 1,2 tỷ đồng lên mức trúng đấu giá bất thường là hơn 370 tỷ đồng, chiều 25/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam cho biết đã khởi tố vụ án "Vi phạm các quy định về đấu giá".

Tiểu khu 416 thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đắk Đoa, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai được biết đến từ lâu là điểm “nóng” về khai thác vàng trái phép. Có những thời điểm nơi đây có đến hàng trăm người dân đổ xô vào khai thác vàng. Cơ quan chức năng đã nhiều lần tổ chức truy quét, đốt máy móc, lán trại… nhưng “vàng tặc” vẫn hoạt động.

Ngày 25/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Huế cho biết đã tạm giữ hình sự đối tượng Hồ Văn Phương Tâm (SN 1983, quê quán TP Huế, trú ở quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh) để điều tra làm rõ hành vi “Cố ý làm hư hỏng tài sản” xảy ra tại điện Thái Hòa, Đại Nội Huế.

Vụ việc liên quan đến đối tượng Ngô Thị Theu (còn gọi là “Madam Ngo” hay “Bà Ngô”), một công dân Việt Nam, vừa bị Intepol, Cảnh sát Thái Lan và Công an Việt Nam phối hợp bắt giữ tại một khách sạn ở quận Watthana của Bangkok, Thái Lan (ngày 23/5), vì liên quan đến vụ lừa đảo tài sản mã hóa trị giá 300 triệu USD. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.