Đầu năm Ất Tỵ nghe kể chuyện dân làng lập miếu thờ thần rắn

11:15 29/01/2025

Từ câu chuyện truyền thuyết về hai thần rắn hiển linh giúp đỡ dân làng, suốt hàng trăm năm qua, người dân ở làng Phù Bài (xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, TP Huế) đã lập miếu thờ và lưu giữ phong tục thờ cúng thần rắn. Đối với người dân địa phương nơi đây, rắn là con vật linh thiêng và câu chuyện thần rắn cứu người, giúp mưa thuận gió hòa, mang lại mùa màng bội thu đã ăn sâu vào đời sống văn hóa tâm linh, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Một ngày đầu Xuân mới, chúng tôi có dịp về làng Phù Bài, một ngôi làng cổ kính nằm bên dòng sông xanh mát của xã Thủy Phù và nghe người dân nơi đây kể những câu chuyện sử tích về “ông dài”, “ông cụt”, là thần rắn của làng cách đây hàng trăm năm về trước. Men theo con đường bê tông nhỏ dẫn lối vào xứ Đồng Miếu, ông Ngô Phước Toàn (SN 1957, Trưởng làng Phù Bài) cho biết, tại khu vực này hiện có hai ngôi miếu thờ bà Tân Phi và 2 người con.

8-1.jpg -0
Ông Ngô Phước Toàn bên miếu thờ bà Tân Phi.

Dẫn chúng tôi đến trước hai ngôi miếu thờ nằm giữa rừng cây xanh phủ bóng, ông Toàn chậm rãi kể: “Theo sử tích do các thế hệ cha ông đời trước truyền lại rằng, bà Tân Phi là con gái của ngài khai canh Nguyễn Đương. Bà Tân Phi nổi tiếng nết na xinh đẹp nhưng mang thai sinh ra 2 quả trứng, đúng ngày trứng nở ra 2 con rắn. Hằng ngày 2 con rắn thường theo chân ông Nguyễn Đương ra đồng ruộng. Một hôm trong lúc ông Đương làm đồng thì vô tình làm một con rắn bị cụt mất đuôi nên 2 con rắn bỏ đi biệt tích. Từ đó người dân làng Phù Bài đã lập miếu thờ bà Tân Phi và miếu thờ “ông dài”, “ông cụt” ở cạnh nhau. Đồng thời lấy ngày rằm tháng 2 âm lịch hằng năm để cúng tế, tưởng nhớ 2 vị thần rắn”.

Theo các bậc cao niên ở làng Phù Bài, từ khi lập miếu thờ 2 vị thần rắn, mỗi lần hạn hán, dân làng đã lập đàn cầu mưa đều linh ứng. Từ đó sự linh thiêng của 2 vị thần rắn càng được người dân trong vùng tôn sùng. Đến nay, mỗi năm vào dịp đầu Xuân mới, khi chính quyền địa phương tổ chức giải đua ghe truyền thống trên sông Phù Bài, dân làng Phù Bài đều tổ chức cúng tế trước miếu thờ “ông dài”, “ông cụt” để cầu mong may mắn. Ban đầu miếu thờ của bà Tân Phi và miếu thờ “ông dài”, “ông cụt” được xây dựng bằng gỗ. Tuy nhiên, trải qua hàng trăm năm, do ảnh hưởng của thiên tai, mưa bão làm miếu thờ xuống cấp.

Đặc biệt trận lũ lớn trong năm 1999 khiến 2 ngôi miếu bị hư hại nặng nề nên đến năm 2005, làng Phù Bài đã xây dựng lại 2 ngôi miếu kiên cố bằng bê tông cốt thép để làm nơi thờ tự bài vị và tổ chức cúng tế hằng năm. Người dân ở làng Phù Bài còn cho biết, do ngôi miếu “ông dài”, “ông cụt” rất linh ứng nên vào thời nhà Nguyễn, mỗi năm có hạn hán lớn, nhà vua đều ban sắc chỉ để làng cầu mưa. Chính vì thế mà các vị vua triều Nguyễn đã ban 6 sắc phong cho bà Tân Phi và “ông dài”, “ông cụt”. Trong đó, sắc phong năm Minh Mạng thứ 5 (1824) ghi rõ “Long cung hiển hóa nhị vị oai linh chi thần… Gia tặng diệu tướng chi thần”.

Miếu thờ “ông dài”, “ông cụt” ở làng Phù Bài, xã Thủy Phù.

Vào thời vua Tự Đức đã ban sắc phong, phong tặng mỹ hiệu cho bà Tân Phi là “Tân Phi Nguyễn phu nhân chi thần”. Đến năm 1887, đời vua Đồng Khánh, triều đình công nhận sự tích bà Tân Phi và đã phong tặng cho 2 vị thần rắn danh hiệu “Long cung nhị vị hiển hóa uy linh tôn thần”. Theo nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa Huế Trần Đại Vinh, hiện các sắc phong này đang được lưu giữ tại hòm bộ của làng Phù Bài. Trải qua hàng trăm năm, đến nay những huyền thoại về bà Tân Phi và câu chuyện “ông dài”, “ông cụt” ở làng Phù Bài vẫn được ghi lại trên 2 ngôi miếu thờ.

Trong cuốn “Địa chí xã Thủy Phù” của Ban Chấp hành Đảng bộ xã Thủy Phù do Nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành vào năm 2013 cũng có nêu rằng, ngoài các đền thờ những vị khai canh, khai khẩn, đền thờ họ, phái đã có công lập làng, lập họ thì người dân ở làng Phù Bài còn có tín ngưỡng thờ thần nông, thần rắn.

Ông Ngô Đức Lãm (SN 1950, ở làng Phù Bài, xã Thủy Phù) còn cho biết: “Cuộc sống của người dân địa phương vốn lấy sản xuất nông, lâm nghiệp làm trọng nên phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thời tiết. Do đó niềm mong ước của người dân là luôn được mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu. Chính vì thế mà người dân đã lập miếu thờ các vị thần như thần rắn, thần mây, thần gió, thần mưa và tổ chức cúng tế hằng năm. Qua nhiều năm, điều này dần trở thành nét đẹp văn hóa và phong tục truyền thống của quê hương”.

Chủ tịch UBND xã Thủy Phù - ông Lê Hữu Trí cho biết thêm, ngoài 2 miếu thờ bà Tân Phi và miếu thờ “ông dài”, “ông cụt”, hiện ở làng Phù Bài còn có nhiều di tích khác, trong đó có đình làng Phù Bài là di tích lịch sử cấp tỉnh. Mỗi năm đều có các đoàn nghiên cứu lịch sử văn hóa đến từ các Bộ, ban, ngành Trung ương và Sở, ngành địa phương cùng đông đảo khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu thông tin tại các điểm di tích này.

“Ngoài nỗ lực bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị các công trình kiến trúc di tích, văn hóa truyền thống đặc sắc, người dân Phù Bài đã biết “biến” những sự tích huyền thoại thành thiết chế văn hóa vừa mang tính truyền thống làng xã, vừa mang tính riêng biệt của địa phương. Nhờ thế mà người dân địa phương ngày càng đoàn kết, gắn bó trong thực hiện xây dựng làng văn hóa, xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt ngày càng có nhiều người dân tham gia vào các mô hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc để cùng chung sức giữ gìn, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn”, ông Lê Hữu Trí khẳng định.

Người dân làng Phù Bài kể về sử tích thần rắn.

Làng Phù Bài là một trong số ít địa phương của TP Huế hiện đang lưu trữ hòm bộ với số lượng lớn văn bản tư liệu Hán Nôm quý giá trên 20.000 trang tư liệu đã được số hóa. Trong đó gồm có sắc phong, địa bạ, đinh bạ thời Tây Sơn, Gia Long, các văn bản quản lý hành chính, các văn bản quy định của làng, văn cúng và các sắc phong của các vị vua triều Nguyễn.

Đặc biệt địa phương này còn lưu giữ đủ bộ “Hoàng Việt Luật lệ” được biên soạn, in ấn, phát hành năm Gia Long thứ 12 (1814). Ngoài ra trong hòm bộ còn có 3 hiện vật gốc có niên đại hàng trăm năm là thần phủ, lệnh bài và ấn triện được bảo quản theo truyền thống lệ làng từ xưa đến nay.

Anh Khoa

Theo tin từ TAND TP Hà Nội, ngày 17/3, cơ quan này sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án xảy ra tại Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT). Thẩm phán Lưu Ngọc Cảnh được phân công làm chủ tọa phiên tòa. Thực hành quyền công tố và giám sát hoạt động xét xử là 4 kiểm sát viên Viện KSND TP Hà Nội.

Ngày 20/2, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã thông báo về vụ "Cố ý gây thương tích" bằng hung khí và dung dịch axit xảy ra ngày 12/2 tại thôn Tân Phúc, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, Cơ quan CSĐT đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ hình sự đối với 9 đối tượng về hành vi phạm tội trên. 

Tối 20/2, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Bảo Uyên (SN 1962, trú phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) về hành vi giết người.

Chiều 20/2, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định phối hợp với Viện KSND tỉnh thi hành lệnh tạm giam 2 tháng đối với Trần Ngọc Hiền (SN 1968, nguyên Chủ tịch UBND phường Nhơn Bình, TP. Quy Nhơn) để điều tra về hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và Nguyễn Văn Luôn (SN 1988, nguyên cán bộ địa chính phường Nhơn Bình) để điều tra về hành vi “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Ngày 20/2, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hậu Giang cho biết, vừa khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam Joshua Dung-Huu (SN 1968, tên gọi khác là Kỳ, quốc tịch Mỹ, tạm trú tại chung cư Homy Land Riverside 3, phường Bình Trưng Đông, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Không khí lạnh có cường độ khá mạnh kết hợp địa hình đón gió sẽ gây mưa lớn cho khu vực từ Quảng Bình đến Khánh Hoà từ đêm 22/2, kéo dài nhiều ngày. Miền Bắc tiếp tục "chìm" trong mưa phùn và sương mù.

Dù thị trường có những thời điểm giằng co, nhưng kim loại quý màu vàng trên thị trường tài chính thế giới vẫn tiếp tục neo ở mức cao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.