Cảnh giác với quần áo "Si Đa"

07:00 17/09/2014

Các bác sĩ chuyên khoa về da liễu cho rằng, nếu quần áo cũ chưa qua xử lý có thể mang theo những ký sinh trùng, nấm mốc gây hại cho da. Không những vậy, các kiện hàng dù đã qua xử lý cũng nguy hiểm không kém bởi chẳng ai kiểm soát được các loại hóa chất tẩy được sử dụng có nguồn gốc xuất xứ từ đâu và khi nào.

"Cũ người mới ta" là câu cửa miệng của những môn đồ yêu chuộng hàng "Si Đa" (hàng thùng). Quần áo hàng thùng là loại hàng hóa dễ mua, giá phải chăng, tuy vậy nó có dễ mặc, đảm bảo vệ sinh hay không là câu hỏi chẳng mấy ai trả lời được. Liệu mấy ai biết những mặt hàng xếp thành đống, bán theo cân kia có nguồn không xuất xứ từ đâu? Nguy cơ tiềm ẩn đằng sau nó là gì? Người bán vẫn bán, người mua vẫn cứ mua dường như chẳng mấy ai quan tâm đến Thông tư 04/2014/TT- BCT mới đây có quy định: Đây là mặt hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam.

Khắp các con ngõ, cửa hàng, quần áo được đổ thành đống, khách hàng thỏa sức lựa chọn, người qua kẻ lại tấp nập đã trở thành hình ảnh quen thuộc của phố Đông Tác - kinh đô mua sắm hàng "Si Đa" ở Hà Nội. Theo quan sát của chúng tôi, các ki ốt bán quần áo cũ ở đây có đến vài trăm cái, nằm liền kề nhau. Hằng ngày khu chợ này thu hút rất nhiều khách hàng ở mọi lứa tuổi. Mặc dù đây là mặt hàng đã qua sử dụng nhưng khách thì chưa bao giờ vắng, họ đến với hai lý do: Rẻ và Độc.

Bạn Phương Linh (sinh viên Đại học Hà Nội) chia sẻ: "Em và các bạn thường xuyên đến đây "săn" quần áo. Đơn giản chỉ vì giá cả phải chăng, đặc biệt là rất độc đáo. Với mức tiền của sinh viên bọn em nếu cứ vào shop mua sắm hàng hiệu là không thể. Ví dụ ở đây, thường thường áo hoặc quần chỉ vài chục nghìn. Loại chất lượng tốt nhất cũng chỉ hơn 100 nghìn đồng. Kiểu dáng lại rất đặc biệt và thời trang". Cùng chung quan điểm đo,á bác Nguyễn Thị Hiền nói: "Những người ngoại cỡ như chúng tôi vào đây mua là hợp lý, có rất nhiều loại áo chúng tôi mặc vừa. Vào đây mua hàng đâu chỉ những người nghèo, không có điều kiện. Quan trọng là mua sắm ở đây thấy rất ưng ý, giá lại rẻ nên rất nhiều người quan tâm".

Ngoài việc bán lẻ, các ki ốt ở đây thường bán theo cân, xếp theo kiện, đổ đống ngày này qua ngày khác, tuy nhiên người mua chẳng mấy ai quan tâm đến chuyện này. Những người có sở thích "lùng" hàng quần áo cũ chuyên nghiệp lại tỏ ra thích thú khi sở hữu 1 món đồ ưng ý cả về giá lẫn kiểu dáng, chất lượng.

Qua khảo sát, trên địa bàn Hà Nội ngoài phố Đông Tác còn có khu Nghĩa Tân, Bách Khoa, Đào Duy Anh, Hoàng Tích Chỉ… cũng là những nơi được coi là tụ điểm bán hàng "Si Đa" vào bậc nhất. Tùy từng loại mặt hàng, độ mới và màu sắc giá cả cũng có chút khác nhau. Ví dụ các mẫu váy đơn giản của chị em phụ nữ chỉ có giá khoảng 20.000 đồng đến 50.000 đồng. Còn các loại áo váy kiểu cách, áo vest, áo sơ mi có chất lượng vào dạng khá nằm trong khoảng 100.000 đồng đến 150.000 đồng.

Hỏi về nguồn gốc xuất xứ của những mặt hàng này, một chủ cửa hàng tỏ vẻ cảnh giác: "Ở đâu thì ở miễn sao dùng được thì thôi, có phải rẻ lau đâu". Sau khi ngỏ ý muốn mua số lượng lớn về bán tại các khu có sinh viên, chủ cửa hàng này mới tiết lộ: "Đây đều là những hàng có xuất xứ từ Trung Quốc. Sau khi tập kết cả container sẽ đổ buôn cho các thương lái nhỏ về bán lẻ". Tuy nhiên vẫn với câu hỏi này, một chủ cửa hàng khác tên Minh lại cho rằng: "Đây toàn là hàng xịn như Hàn Quốc, Mỹ… nói chung khắp trên thế giới đổ về Campuchia hay Trung Quốc. Đã là hàng nước ngoài thì hàng nào cũng xịn hơn hàng của Việt Nam cả. Giá lại thấp, tội gì mà không dùng".

Như vậy đến những chủ các ki ốt cũng còn rất mập mờ về nguồn gốc xuất xứ của những mặt hàng mình đang bán. Nguy cơ tiềm ẩn bệnh tật từ những đống quần áo cũ đó là không thể tránh khỏi. Còn những người mua thì đều mang 1 quan điểm, đồ mua về mang giặt sạch đồng nghĩa với việc đã được tiệt trùng. Và tất nhiên người sử dụng sẽ tránh được hết các bệnh ngoài da lây lan qua quần áo cũ.

Tuy vậy, các bác sĩ chuyên khoa về da liễu cho rằng, nếu quần áo cũ chưa qua xử lý có thể mang theo những ký sinh trùng, nấm mốc gây hại cho da. Không những vậy, các kiện hàng dù đã qua xử lý cũng nguy hiểm không kém bởi chẳng ai kiểm soát được các loại hóa chất tẩy được sử dụng có nguồn gốc xuất xứ từ đâu và khi nào.

Ông Nguyễn Công San, Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT Hà Nội chia sẻ, mặt hàng quần áo đã qua sử dụng là mặt hàng cấm nhập khẩu. Thường thì không có nhãn mác để chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Chính vì vậy đấu tranh tiếp cận những loại quần áo cũ này do người dân mặc cũ họ mua bán lại hay nó được nhập lậu từ biên giới là một điều rất khó khăn.

Quang Ngọc

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 09/CT-BCA-V28 ngày 19/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an đã mang lại nhiều kết quả quan trọng. Trong đó, công tác tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, người có uy tín, quần chúng tín đồ tôn giáo tham gia phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (ANTQ) được đẩy mạnh, góp phần làm cho đa số chức sắc, tín đồ các tôn giáo tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước...

Chiều 10/1, Trung tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an dự và chỉ đạo hội nghị tổng kết công tác Công an năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Công an TP Cần Thơ. Về phía địa phương có đồng chí Trần Việt Trường, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ. Thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận, Giám đốc Công an TP Cần Thơ chủ trì hội nghị. 

Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, Chủ tịch HĐTV Công ty Vận tải thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro) Trần Tuyết Mai đã sử dụng sai Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) gây thiệt hại hơn 317 tỷ đồng. Ngoài ra, bị can Mai còn dùng hai hệ thống sổ sách kế toán để không đóng hàng chục tỷ đồng thuế bảo vệ môi trường.

Theo điều tra, Công ty CP đầu tư xây dựng Hùng Phát Group (có địa chỉ tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông), nay đổi tên thành Công ty CP tập đoàn đầu tư Hùng Phát Group (địa chỉ số 6 phố Hoàng Sâm, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) do Lê Phú Long (SN 1989, quê quán tỉnh Thanh Hóa, trú tại huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội) là đại diện pháp luật.

Ngày 10/1, đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiến hành luận tội và đề nghị mức hình phạt đối với 144 bị cáo có đơn kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam) ĐKVN), 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.

Ngày 10/1, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung (Giám đốc Công ty Angel Lina và Công ty Thương mại Dịch vụ Hoàng Gia), Trần Thị Hồng Hạnh (Giám đốc Công ty Hoàng Kim Land) cùng 7 đồng phạm về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Ngày 10/1, lãnh đạo UBND TP Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh) xác nhận thông tin, trên địa bàn vừa xảy ra vụ nghi ngộ độc do uống rượu ngâm rễ cây rừng khiến 1 người từ vong và 4 người khác phải nhập viện cấp cứu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文