Lại một kết cục đắng lòng thương tâm của cô dâu Việt

16:10 05/03/2014

“Trong những năm gần đây trào lưu lấy chồng ngoại quốc dâng lên rất mạnh mẽ tại nhiều địa phương. Hầu hết những cô gái này sinh trưởng trong gia đình nghèo khó, hoặc sống tại những vùng thôn quê, nơi mà trình độ dân trí còn thấp, họ rất khó để bảo vệ mình trước những lời dụ dỗ của những kẻ mai mối. Bất kể đối tượng là người nước nào, các cô dâu Việt chỉ mong sau khi kết hôn sẽ có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, được gả vào nhà khá giả để bớt gánh nặng cho bố mẹ mình. Nhưng không phải cô gái nào cũng may mắn được như ước nguyện, thay vào đó họ lại phải trả những cái giá quá đắt cho quyết định “nhắm mắt đưa chân” của mình...”. 

Ngô Thị Nga (sinh năm 1993) quê ở Hải An, Hải Phòng, sinh trưởng trong gia đình nông dân gồm bố mẹ và một chị gái. Kể từ khi cô con gái lớn lấy chồng Hàn Quốc và có một cuộc sống hôn nhân khá đầm ấm, bố mẹ và Nga cũng bớt lo lắng phần nào. Bố mẹ dồn tâm huyết và tài chính nuôi mình Nga ăn học, chị gái cũng thường xuyên động viên Nga ở nhà ngoan ngoãn, sau này lấy ai đó gần nhà để tiện chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ.

Nhưng ngờ đâu, cô lại bày tỏ mong muốn lấy chồng Hàn Quốc giống chị với mong ước được đổi đời. Cuộc sống yên ổn của chị nơi đất khách như một sự đảm bảo chắc chắn cho tương lai của Nga. Khi tìm được người mai mối, cô ra sức thuyết phục bố mẹ đồng ý cho mình xuất giá, song bố mẹ cô lại nhất mực phản đối quyết định của con gái. Cô không hiểu lấy chồng ngoại quốc có gì không tốt, bố mẹ cô lo sợ điều gì khi mà chị gái cô đã lấy và đang sống sung sướng.

Biết được ý định của em gái, chị Bích (chị của Nga) đã hết lòng khuyên ngăn em. Phận làm dâu chị biết rõ, mặc dù quả thực chị may mắn khi gặp được một người đàn ông tốt, gia đình nhà chồng cũng yêu thương chị, nhưng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ không phải một sớm một chiều là có thể xóa bỏ. Những cơ cực, tủi hờn không thể chia sẻ cùng ai của cuộc sống làm dâu nơi đất khách chị đã trải qua cho nên chị không muốn em gái mình phải sống một cuộc đời như chị. Cho dù có nghèo khó, có khổ cực chị vẫn mong em lập gia đình ở chính mảnh đất mình sinh ra rồi vợ chồng chăm chỉ làm ăn thì cuộc sống sẽ yên ấm, hạnh phúc. Không hiểu cho nỗi lòng người chị, Nga giấu gia đình quyết định kết hôn với một người đàn ông Hàn Quốc qua mai mối. Khi mọi người biết chuyện thì sự đã rồi, bố mẹ chỉ còn biết tiếc cho quyết định dại dột của con, chị gái thì gắng sức truyền đạt kinh nghiệm làm dâu cho em những mong cuộc sống của cô rồi sẽ tốt đẹp.

Bao nhiêu háo hức chờ đến ngày sang Hàn “đổi đời” thì cuộc sống thực tế gần như đã đập tan giấc mộng hạnh phúc của Nga. Gia đình chồng Nga sinh sống tại quận Hongchon thuộc tỉnh Kangwon cách nhà chồng chị gái 200km. Là gia đình thuộc diện khá giả, có nhà cho thuê ở trung tâm thành phố, song tài chính do mình chồng Nga quản lí, cô không được thoải mái chi tiêu cho mình. Hơn nữa do tính cách gia trưởng, dễ bị tác động của chồng, cộng thêm sự khác biệt quá lớn về phong tục, ngôn ngữ, cặp vợ chồng trẻ chẳng mấy chốc xảy ra xung đột.

Không có nhiều cơ hội gặp chị gái, nhưng mỗi lần gặp hay tâm sự qua điện thoại cô lại khóc, nói rằng đã quá mệt mỏi với cảnh làm dâu và muốn quay về với bố mẹ. Biết rằng em mình chịu thiệt thòi, kì thị, song chị Bích cũng chỉ biết khuyên em, mong rằng cô sớm vượt qua những bất đồng ban đầu và dần quen với lối sống gia đình chồng. Sống xa bố mẹ, không có chị ở bên, bao nhiêu uất ức với gia đình chồng, cô gái trẻ người non dạ này lại đem kể với hàng xóm. Chuyện nhà bị đem ra bàn tán càng khiến gia đình chồng ấn tượng xấu và xích mích với cô. Không lâu trước đó, cô có gọi điện cho chị gái nói rằng bị cả nhà chồng uy hiếp và dọa đuổi ra khỏi nhà. Cô buộc phải sang ở nhờ nhà hàng xóm cũng là cô dâu Việt, vài ngày sau đó chồng Nga sang làm hòa và đón về.

Những tưởng chỉ là khó khăn ban đầu, qua một năm rồi nếu vợ chồng biết nhường nhịn nhau và Nga biết cách cư xử khéo léo thì dần dần sẽ êm ấm. Nhưng chẳng ai ngờ sự việc lại diễn biến theo chiều hướng xấu đến vậy khi bà mẹ chồng (77 tuổi) phát hiện ra thi thể con trai mình trong nhà kho vào 7h30’ ngày 14/1/2014. Ngay sau đó, cảnh sát nhanh chóng có mặt tại hiện trường và phát hiện Ngô Thị Nga đã chết với nhiều vết bầm tím trên cơ thể tại phòng riêng của hai vợ chồng. Qua khám nghiệm tử thi, cảnh sát cho biết Nga chết do bị chồng bóp cổ trong lúc cãi vã, và người chồng sau đó đã uống thuốc sâu tự tử. Ngay sau đó, cảnh sát đã liên lạc với Đại sứ quán nhờ thông báo cho gia đình ở Việt Nam còn chị gái Ngô Thị Bích nhận điện báo về cái chết của em qua một cô dâu Việt là hàng xóm của Nga.

Khi nhận được tin dữ, chị Bích bàng hoàng. Tiếp theo đó là chuỗi ngày chị cùng chồng mình đi khắp nơi, tìm đến những cơ quan chức năng để nhờ giúp đỡ các thủ tục chứng tử và giải quyết những vấn đề pháp lí. Chị Bích phẫn nộ cho biết, mặc dù gia đình chồng Nga đều biết đến chị nhưng không một ai báo tin cho chị về cái chết của Nga, thậm chí đám tang của Nga họ cũng không đoái hoài. Lúc đến nhận thi thể và nhìn mặt Nga lần cuối, chị Bích đau lòng đến chết lặng khi biết nguyên nhân cái chết và thấy những vết thương nặng trên cơ thể em mình. Biết là làm dâu xứ người khổ cực, nhưng không bao giờ chị ngờ rằng em mình lại chết tức tưởi thế. Lúc này, người chị chỉ biết trách bản thân mình hai năm trước đã không quyết liệt ngăn cản em, rồi lại quá chủ quan, vô tâm khi không nhận thức được nguy hiểm rình rập qua những lần hai người tâm sự.

Tất cả đã quá muộn khi giờ đây, một mình chị đến bệnh viện nhận xác em, lo thủ tục hỏa táng và mang tro cốt em về quê hương, trong khi đó bố mẹ ở quê nhà không có hộ chiếu để sang dự đám tang con gái. Ngày chị Bích đem tro cốt Nga trở về quê hương an táng, cả gia đình chìm trong nỗi đau đớn vô hạn. Bố Nga, ông Ngô Văn Cợt nén nước mắt khóc thương, cùng bà con họ hàng lo ma chay cho con gái. Ông cho biết mặc dù đã hỏa táng, song ông vẫn muốn tiễn đưa con theo đúng phong tục tập quán người Việt Nam. Còn về phần mẹ Nga, bà Nguyễn Thị Trường đã ngã bệnh từ khi hay tin con bị sát hại, nay chỉ thất thần gọi tên con, ân hận rằng mình chẳng thể nhìn mặt con lần cuối.

Cho đến những ngày sau đám tang của Nga, cả gia đình vẫn không khỏi xót xa. Theo chị Bích, gia đình chồng Nga không những không hề ngó ngàng gì đến đám tang của con dâu, thậm chí họ cũng chẳng quan tâm đến việc báo tin cho gia đình ở Việt Nam, đến giờ họ vẫn chẳng có động tĩnh gì. Vợ chồng Nga qua đời để lại một bé trai bụ bẫm, hiện đang ở gia đình họ hàng bên nhà nội, một thời gian nữa gia đình chị sẽ bàn bạc xem nên để cháu mình sống với nhà nội hay đón về Việt Nam. Nghĩ đến phận em mình hẩm hiu, nghĩ đến  đứa cháu nhỏ bơ vơ bỗng chốc mất cả bố lẫn mẹ, nghĩ đến bố mẹ già yếu một mình lam lũ ở quê nhà, trong khi nghĩ bản thân mình còn cả gia đình phải lo toan trước mắt chị Bích không cầm được nước mắt.

Cái chết thương tâm của Ngô Thị Nga như một hồi chuông cảnh tỉnh cho những cô gái Việt ôm mộng đổi đời, đồng thời cũng dấy lên làn sóng phẫn nộ của dư luận đấu tranh cho quyền được tôn trọng, được bảo vệ của người phụ nữ trong cuộc sống làm dâu xứ người

H.Hạnh

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

Sáng 28/4, trên đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, xảy ra ùn ứ ở nhiều hướng, do gần trăm két bia trên xe đầu kéo rơi xuống đường.

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tối 27/4, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai tổ công tác lập chốt đảm bảo TTATGT, kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường mà người điều khiển phương tiện có sử dụng bia rượu tại khu vực đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hướng đi Nguyễn Khoái.

Giữa những ngày tháng tư lịch sử, về vùng căn cứ U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang - "chiếc nôi" cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nơi ra đời chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi cảm thấy tự hào về những đổi thay, phát triển của vùng đất anh hùng. Trong kháng chiến, lực lượng cách mạng đã cùng nhân dân kiên trì bám đất, đấu tranh diệt ác, phá kìm, phá cơ sở của địch, xây dựng lực lượng cách mạng và xây dựng chính quyền cơ sở, bảo vệ Khu ủy, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Trong thời bình, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, nhân dân vùng căn cứ U Minh Thượng đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng đời sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文