Miếng ăn là miếng tồi tàn

14:22 08/03/2014

Gần đây, theo một thống kê nào đó, người Việt lại được đưa lên hàng kỷ lục trong chuyện tiêu thụ rượu bia và một trong những thứ mồi nhậu phục vụ rượu bia ấy lại là thịt chó, với con số nghe đâu lên tới 5 triệu con chó được tiêu thụ hằng năm. Thống kê từ phía nước ngoài ấy lại làm dấy lên một làn sóng từ chính những người Việt trong và ngoài nước về chuyện ăn thịt chó, mà đặc biệt rất nhiều trong số đó gay gắt cho rằng, những người ăn thịt chó là dã man và mọi rợ bởi họ nhận xét “chó là người bạn trung thành nhất của loài người”. 

Mấy năm gần đây, chuyện người nước ngoài có ý kiến đả kích người Việt về việc ăn thịt chó xuất hiện khá thường xuyên, với một cái nhìn hoàn toàn theo văn hóa phương Tây và do đó, nó có thể được chấp nhận cởi mở trên khía cạnh khác biệt về văn hóa ẩm thực. Thực chất, người Việt không có văn hóa ăn thịt chó một cách thường xuyên như người Hàn Quốc và thậm chí, ở một số vùng miền, đặc biệt là phía Nam, thịt chó cũng không phải là thứ thực phẩm quá phổ biến. Và hơn nữa, với một số ý kiến thiểu số như vậy, dù là có căng thẳng đi nữa, người Việt cũng không phải thanh minh làm gì cho chuyện sử dụng thịt chó như một món đặc sản của mình.

Gần đây, theo một thống kê nào đó, người Việt lại được đưa lên hàng kỷ lục trong chuyện tiêu thụ rượu bia và một trong những thứ mồi nhậu phục vụ rượu bia ấy lại là thịt chó, với con số nghe đâu lên tới 5 triệu con chó được tiêu thụ hằng năm. Thống kê từ phía nước ngoài ấy lại làm dấy lên một làn sóng từ chính những người Việt trong và ngoài nước về chuyện ăn thịt chó, mà đặc biệt rất nhiều trong số đó gay gắt cho rằng, những người ăn thịt chó là dã man và mọi rợ bởi họ nhận xét “chó là người bạn trung thành nhất của loài người”.

Đúng là việc ăn thịt chó không nên được cổ súy và xét ở khía cạnh nào đó, việc con người sử dụng chính “người bạn thân nhất của mình” làm thực phẩm thì cũng có chút gì đó đáng phải suy nghĩ. Song, việc đả phá những người ăn thịt chó có lẽ cũng cần phải được cân nhắc lại trong một giới hạn vừa phải, chứ không thể coi những người ăn thịt chó là dã man hay mọi rợ được.

Một ví dụ chúng ta cần phải nhìn nhận và suy nghĩ chính là món foie gras (gan ngỗng) của người Pháp. Đây có thể coi là một trong những đặc sản “trấn sơn” của người Pháp nhưng ở một số quốc gia, ví dụ như ở Mỹ, món ăn đó không được cộng đồng chấp nhận rộng rãi. Đơn giản, những người chống lại nó dựa trên lý do việc nuôi ép ngỗng để cho ra buồng gan cỡ lớn là cách hành xử dã man đối với loài vật. Bởi thế, tiêu thụ foie gras Pháp ở Mỹ là không thể. Nhưng điều đó cũng không đồng nghĩa với chuyện ở chính nước Mỹ, vẫn có những người mê foie gras thực sự. Và người Mỹ cũng không sử dụng từ “dã man” hay “mọi rợ” để chỉ trích người Pháp về chuyện đó. Còn người Pháp, họ vẫn sản xuất, tiêu thụ foiegras như thường.

Quy trình cưỡng ép để ngỗng cho buồng gan vĩ đại khiến món foie gras không được ưa chuộng ở Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Việc ăn một thứ thực phẩm nào đó được coi là đặc sản ở nước này nhưng lại là cấm kỵ trong văn hóa ẩm thực nước khác vẫn là chuyện thường tình trên thế giới này. Điển hình như thịt bò trong cộng đồng Ấn Độ giáo và thịt lợn trong cộng đồng Hồi giáo là hai thứ cấm sử dụng nhưng với nhiều quốc gia trên thế giới, nó lại là món ngon và bổ dưỡng.

Thế giới vốn đa dạng, đa màu sắc văn hóa và chính sự đa dạng, đa màu sắc đến khác biệt nhau ấy chính là thứ tạo nên vẻ đẹp cho đời sống này. Không thể nào bớt một mảng màu nào đó, dù nó chỉ là một chấm nhỏ trên bức tranh tổng thể. Mỗi thứ đều tồn tại với nhiệm vụ và giá trị riêng của nó mà chính tạo hóa đã trao cho nó nhiệm vụ và giá trị ấy. Chính vì thế, những chấm dù nhỏ nhất ấy mới tồn tại lâu đời đến thế và không thể bị phủ nhận dễ dàng như thế.

Vấn đề đáng được nhìn nhận ở đây xoay quanh câu chuyện thịt chó của người Việt lại là điểm khác, điểm đang làm chính người Việt chúng ta ngày một trở nên trì trệ hơn.

Thứ nhất, chúng ta quá cả tin vào những gì được gắn cái mác là “nước ngoài bảo thế”. Sự cả tin ấy lớn đến mức, chưa cần kiểm chứng gì, chỉ cần có nguồn tin nước ngoài thôi là chúng ta đã dựa vào nó coi như một tham chiếu chắc chắn. Ví như vụ tiêu thụ 5 triệu con chó mỗi năm chẳng hạn. Thống kê đó độ chính xác là bao nhiêu %, được thực hiện qua phương pháp thống kê nào… Những câu hỏi đó, chúng ta không đặt ra mà vội sử dụng ngay đáp án của họ để làm điểm tựa cho lập luận của mình.

Thứ nhì, chúng ta có quyền bảo vệ động vật và kêu gọi ngừng ăn thịt chó nhưng chúng ta không có quyền đả kích những người ăn thịt chó là “mọi rợ” hay “dã man”. Chấp nhận sự khác biệt là điều người Việt thực sự đang thiếu hôm nay, không chỉ ở chuyện nhỏ này,  mà còn ở nhiều khía cạnh khác nữa. Đưa ra quan điểm của mình, bảo vệ nó, thách thức những quan điểm khác là điều nên làm, là quyền chúng ta được làm nhưng khăng khăng đòi bôi xóa quan điểm trái chiều là chuyện không hề văn minh chút nào trong thế giới đa chiều hôm nay.

Văn hóa ẩm thực của mỗi dân tộc mỗi khác nhau, việc chúng ta đến một vùng văn hóa khác và dè bỉu thực phẩm của họ đã là sự tối kị rồi. Đằng này, vào hùa với những người nước ngoài nhìn văn hóa ẩm thực của chính dân tộc mình bằng con mắt thiếu sự cảm thông và thiếu tìm hiểu căn nguyên lại càng tối kị nữa. Các cụ đã nói “miếng ăn là miếng tồi tàn” mà chúng ta còn “mắng mỏ” nhau chỉ vì miếng ăn đến mức miệt thị, chẳng phải là còn tồi tài hơn ư.

Có chăng, chỉ nên vận động người khác “bớt dùng” cho tới thôi không sử dụng thịt chó nữa, việc đó có ý nghĩa và hay ho hơn biết bao. Đằng này, coi chính đồng bào của mình là thiếu văn minh, dã man, việc đó cũng chẳng thể giúp chính bản thân ta trở nên văn minh hơn chút nào…

H.Anh

Chuyên gia khí tượng thủy văn cảnh báo, các ngày nắng nóng nhất sẽ vào ngày 29/4 và 30/4. Nhiệt độ khí tượng có thể vượt kỷ lục từng được ghi nhận trước đây. Chuyên gia lưu ý, người dân nếu có đi chơi dịp nghỉ lễ nên hạn chế ra ngoài trời trong khung giờ từ 11h trưa đến 16h chiều trong các ngày 29 và 30/4.

Biết người dân vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) gặp khó khăn về nước sạch sinh hoạt, một số nhà hảo tâm ở huyện An Phú (tỉnh An Giang), phối hợp Ban Thanh niên Công an tỉnh Sóc Trăng đã chở nước sạch đến hỗ trợ bà con.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng cứ mỗi dịp 30/4, khi nhân dân cả nước kỷ niệm, ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị tái diễn điệp khúc xuyên tạc về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của đại thắng mùa xuân năm 1975 cũng như bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. 

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm nay, ngày 29/4, sẽ tới Saudi Arabia nhằm tiếp tục nỗ lực đạt được một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza. Chuyến công du diễn ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang tăng tốc nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận chấm dứt xung đột và ngăn chặn cuộc tấn công trên bộ theo kế hoạch của Israel vào thành phố miền Nam Rafah của Gaza. Bên cạnh đó, giao tranh giữa Hezbollah - lực lượng dân quân thân Iran ở Lebanon - với Tel Aviv đang leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Theo thống kê từ Công ty Quản lý bến xe Hà Nội, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 dự kiến lượng khách qua bến xe gia tăng. Công ty cổ phần Bến xe Hà Nội đã lên kế hoạch tổng lượng xe tăng cường 715 xe, trong đó Bến xe Giáp Bát tăng cường 224 xe; Bến xe Gia Lâm tăng cường 82 xe và Bến xe Mỹ Đình là 409 xe.

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài hơn mọi năm nên người dân sẽ có nhiều kế hoạch, dự định đi du lịch, nghỉ dưỡng. Lợi dụng thời điểm này, các đối tượng thực hiện hàng loạt chiêu trò lừa đảo du lịch khác nhau nhằm chiếm đoạt tài sản người dùng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文