New Zealand: Lật mặt giáo phái ép phụ nữ làm nô lệ tình dục

09:00 12/11/2020
Khoảng 550 người sống trong giáo phái Gloriavale, nghĩa là khoảng 90 gia đình. Phụ nữ được cho là có vị trí thấp hơn nam giới, buộc phải đeo khăn trùm đầu, mặc váy dài và áo dài tay.


Các cựu thành viên Gloriavale từng đưa ra nhiều cáo buộc về bạo hành tình dục và thể xác, cho biết phụ nữ phải "phục tùng và đối mặt với nỗi sợ bị đày xuống địa ngục".

Nhiều bê bối

Người đứng đầu giáo phái trên là Christian ở New Zealand, từng bị kết tội lạm dụng tình dục, vừa qua đời. Christian, tên thật là Neville Cooper, nhà truyền giáo người Úc, đã thành lập Cộng đồng Kitô giáo Gloriavale vào năm 1969 ở Đảo Nam của New Zealand.

Gloriavale là giáo phái gây nhiều tranh cãi, với những cáo buộc về tấn công tình dục, bạo lực và hôn nhân cưỡng ép. Christian vừa qua đời ở tuổi 90. Ông ta đã phải chịu đựng căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt trước khi chết. Christian được biết đến như "người giám sát tổng thể" của giáo phái trong hơn 40 năm. 

Ông ta nghỉ hưu vào năm 2010 nhưng vẫn tiếp tục đóng vai trò tích cực. Christian được cho là có 19 đứa con với ba người vợ. Vào năm 1995, Christian đã ngồi tù 11 tháng vì lạm dụng tình dục. Khi đó, cựu thành viên Yvette Olsen phá vỡ sự im lặng và nói rằng cô bị Christan lạm dụng tình dục 3 lần khi cô 19 tuổi. Olsen mô tả ông ta là "ông già bẩn thỉu" có "ham muốn không kiềm chế". 

Ngoài ra, Christian cũng bị cáo buộc lạm dụng tình dục năm 1984, khi một thành viên khác 19 tuổi trong Gloriavale nói rằng cô bị "lạm dụng bằng một vật bằng gỗ". Thời điểm đó, các gia đình trong Gloriavale dường như không biết gì về tội ác của Christian và tưởng rằng ông ta bị giam vì giảng đạo.

Neville Cooper (trái) trong buổi giảng đạo. Ảnh Daily Mail.

Một báo cáo về giáo phái từng liệt kê vô số các cáo buộc của 11 cựu thành viên về quấy rối, hôn nhân cưỡng ép và giam giữ trong Gloriavale. Trong đó, 5 nữ thành viên Gloriavale tuyên bố họ là nạn nhân của lạm dụng tình dục dưới bàn tay của Christan. 

Năm 2014, giáo phái được tiết lộ sở hữu số tài sản trị giá 36,6 triệu USD, bao gồm công ty sửa chữa máy bay và trang trại bò sữa. Số tài sản khổng lồ này có được vì Gloriavale được đăng ký là một tổ chức từ thiện miễn thuế, điều hành bởi 4 chủ nhà thờ với sự giám sát tổng thể của Christian.

Lời tố cáo của cô cháu nội

Lilia Tarawa, 26 tuổi, là cháu gái của Christian. Cô đã thoát khỏi giáo phái và hiện đang sống ở thế giới bên ngoài. Tarawa nói với tờ Daily Mail Australia rằng cô từng bị ông nội công khai chế nhạo sau khi nhận được bằng khen của trường về phẩm chất lãnh đạo. "Ông đọc to bằng khen trong bữa tối và chế nhạo tôi trước mặt mọi người", Tarawa nhớ lại. "Ông ta gọi tôi là người thích chỉ đạo và nói không muốn những người phụ nữ thích chỉ đạo trong cộng đồng".

Trẻ em còn ít được tôn trọng hơn phụ nữ trong Gloriavale, Tarawa kể. Các cô gái trẻ bị ép kết hôn với những người đàn ông lớn tuổi trong các cuộc hôn nhân sắp đặt. "Tôi không được nói những điều này ra", Tarawa nói. "Tôi sống trong sự sợ hãi". Ở tuổi 16, giống như nhiều cô gái trong cộng đồng Gloriavale, Tarawa đã thề nguyện với ông nội trong lễ cam kết. Tarawa hứa sẽ phục tùng đàn ông, chăm sóc nhà cửa và giữ cho mình "hiền dịu, khiêm tốn và trong sạch". Cô cũng hứa sẽ không ngoại tình, ly hôn, tránh thai hay phá thai.

"Giáo phái nói rằng tôi không được phép quan hệ tình dục với bất cứ ai cho đến khi kết hôn", Tarawa kể. "Thực ra, đến khi tôi thoát khỏi giáo phái và quan hệ tình dục lần đầu tiên, tôi mới thực sự tự do. Tôi nhận ra mình không bị đày xuống địa ngục vì quan hệ tình dục. Đó là sự khởi đầu cho sự tự do của tôi", cô kể.

Ở Gloriavale, phụ nữ chỉ là nô lệ phục tùng đàn ông và mãi mãi sống một cuộc đời bị nguyền rủa và luôn bị chê trách. Ngay từ khi còn bé, Tarawa đã cùng những bé gái khác học nấu nướng, khâu vá, những công việc nội trợ. Phụ nữ luôn là người phải làm tất cả mọi việc. Người dân sống trong cộng đồng này bị buộc phải chia sẻ mọi thứ, từ bữa ăn, sách kinh thánh cho đến sữa mẹ. Tuy là người đã bỏ đi, nhưng Tarawa thừa nhận cô vẫn luôn nghĩ về Gloriavale và tự hỏi giờ cuộc sống ở đó ra sao.

Cô hy vọng viết một cuốn sách sẽ giúp đem lại hy vọng và truyền cảm hứng cho những người đang phải chịu đựng áp bức, cho dù họ có đang sống trong một giáo phái khác hay đang kẹt trong mối quan hệ bị lạm dụng thì cũng có thể đứng dậy và đấu tranh để lấy lại tự do.
Nguyễn Minh

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文