Người dân quận Hai Bà Trưng kêu cứu:

"Sông Sét vẫn nặc mùi hôi thối": Khi nước hóa vàng ròng?

16:30 04/12/2013

Câu chuyện nước thải độc hại không còn là câu chuyện mới mẻ gì đối với người dân Hà Nội. Người dân sống ở khu vực sông Sét đoạn cuối đường Trần Đại Nghĩa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội vẫn hằng ngày phải chịu đựng mùi tanh tưởi và sức "nóng" của rác thải phả vào bầu không khí. Đã có nhiều dự án để cải thiện ô nhiễm ở thủ đô Hà Nội, nhưng tính đến nay vẫn chưa hề có dấu hiệu chuyển biến tích cực.

Ngửi "Sông Thối", ăn "Sông Thối"!

Chẳng phải ngẫu nhiên mà người dân Hà Nội đã quen gọi những con sông trong thành phố là "Sông Thối". Tình trạng hầu hết những con sông ở nội thành đều biến thành kênh thoát nước, đen ngòm và hôi thối đã diễn ra nhiều năm nay. Anh Nguyễn Thanh Tùng, chủ một cơ sở sửa chữa xe máy nằm trên đoạn đường Trần Đại Nghĩa (kéo dài) cho biết, dường như người dân ở dọc tuyến phố này đều đã quen với mùi thối bốc lên từ con sông nhỏ trước mặt. Nhưng có những lúc cũng không thể tài nào chịu đựng được, nhất là vào những ngày đầu hè, cuối thu hay thời điểm sau mưa, nước sông đen ngòm dâng lên cao.

Ngày trước khi dự án "cống hóa" lòng sông chưa hoàn thiện, người dân ở hai bên dòng sông này hằng ngày phải đối mặt với hàng nghìn loại rác thải trôi nổi dưới lòng sông, là nguyên nhân chủ yếu gây ra mùi "đặc trưng". Theo phản ánh của người dân ở đây, khi đường đã được xây dựng lên thì lại thành bãi tập kết rác thải của người dân các phường Bách Khoa, Trương Định với lượng dân cư đông đúc. Người dân trực tiếp ở hai bên dòng sông này đã khốn khổ vì sông thối rồi, ngay cả những người dân sống ở khu thấp tầng chung cư A1 229 Phố Vọng thuộc phường Đồng Tâm quận Hai Bà Trưng cho biết, những người dân ở khu chung cư này cũng luôn phải đối mặt với sự ô nhiễm không khí, nguồn nước do con "Sông Thối" này mang lại.

Nằm ngay phía sau khu chung cư, hàng ngày mùi thối, hắc, ngập trong không khí bốc lên chẳng gia đình nào ở khu chung cư này dám mở cửa ban công. Tầng 1 của tòa nhà là nặng "mùi" nhất do ở ngay phía trên "Sông Thối", mùi thối của con sông bốc lên tận tầng cao nhất của tòa nhà. Ban công phía sau của hầu hết các ngôi nhà ở khu chung cư này đều vô tác dụng bởi mùi của sông Sét hằng ngày bốc lên.

Sông Sét bị ô nhiễm.

Nhiều gia đình nghĩ ra cách trồng cây xanh để giảm bớt mùi ô nhiễm, nhưng không có hiệu quả. Cây vẫn mọc nhưng hầu hết bị vàng lá, cửa sổ vẫn phải đóng im lìm 24/24. Chị Giang cho biết, đều đặn vẫn thấy cán bộ của Nhà máy Thoát nước Hà Nội đi thu gom rác thải trôi nổi trên sông  mỗi tuần một lần nhưng không thể "khử" hết được mùi hôi thối, do nước thải ở các phường chưa qua xử lý vẫn theo các cống lộ thiên đổ ra sông Sét, gây mùi.

Nước thải sinh hoạt của toàn bộ khu dân cư phường Bách Khoa, Trương Định đều đổ ra đoạn sông nhỏ này. Theo Sở tài nguyên và Môi trường Hà Nội, 500.000m3  nước thải trong một ngày ở thành phố, đều tiêu thoát qua hệ thống cống và 4 sông tiêu chính là Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu. Nước thải từ hoạt động sản xuất, bệnh viện và cơ sở dịch vụ chứa nhiều chất gây ô nhiễm chưa được xử lý, xả thẳng vào nguồn nước. Các cơ sở rửa xe, thay dầu trên đoạn đường này cũng thải ra một lượng khá độc hại gồm nước gồm xút, dầu mỡ và các hóa chất khác. Rồi cả những cơ sở sản xuất thực phẩm, các cơ sở giặt là, hấp nhuộm trên địa bàn phường cũng "không còn cách nào khác" là phải xả thẳng ra sông.

Hiện Hà Nội mới chỉ có 40 cơ sở sản xuất công nghiệp, 29 cơ sở dịch vụ và 5 bệnh viện có trạm xử lý nước thải. Theo nghiên cứu của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nước mặt ở các sông, hồ đều bị nhiễm chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng, nhất là vào mùa khô, gây ô nhiễm.  Đáng sợ nhất là nước thải từ các bệnh viện lân cận, cơ sở khám chữa bệnh dày đặc trên tuyến phố Giáp Bát do có chứa nhiều vi sinh vật truyền bệnh. Các cơ sở, bệnh viện này rất hiếm khi vận hành hệ thống xử lý nước thải hoặc hoàn toàn không có hệ thống này do chi phí đầu tư lớn, sử dụng "tốn kém".

Trong một báo cáo của Bộ Xây dựng trình lên Thủ tướng cho thấy, hiện nay tại Hà Nội, việc cung cấp nước cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất được lấy từ hai nguồn nước là nước mặt và nước ngầm, trong đó số người sử dụng nước ngầm chiếm khoảng 73%. Tuy nhiên, về chất lượng thì nguồn nước ngầm đang sử dụng để cấp nước cho Hà Nội khai thác có đặc tính: Nguồn nước ở phía Nam nội thành Hà Nội có hàm lượng sắt, amoniac rất cao. Nguồn nước ngầm của các bãi giếng ở khu vực phía Bắc lại có lượng mangan cao, các nhà máy nước ngầm Pháp Vân, Ngô Sỹ Liên, Kim Liên lại bị nhiễm asen ở mức phải chú ý.

Hà Nội "hạn" nước sạch?

Khung cảnh thường thấy mỗi lần mưa trút xuống là đường phố ngập úng, người dân Hà Nội cũng phải bì bõm lội giữa dòng nước đen để tiếp tục cuộc sống. Những lúc như vậy, tưởng chừng nước trở thành thứ thừa thãi, "cho cũng không cần", nhưng trên thực tế, để tìm thấy một nguồn nước sạch thật sự ở Hà Nội là việc khó như "mò kim đáy bể", "đãi cát tìm vàng". Sự suy thoái nguồn nước về lượng biểu hiện rõ nhất ở sự suy giảm công suất khai thác ở các bãi giếng khu vực nội thành và sự giảm mực nước dưới đất theo thời gian.

Sông Sét trở thành nơi tập kết rác.

Theo tài liệu quan trắc mực nước dưới đất liên tục ở mạng cố định của Trung tâm Quan trắc thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc cho thấy, mực nước ở các lỗ khoan quan trắc trong lòng thành phố bị giảm trong thời kì 1990-2005 với tốc độ trung bình từ 0,3-0,5 đến 0,6-0,8m/năm.

Bên cạnh đó, nước ngầm ở trong lòng đất của Thủ đô Hà Nội vốn rất sạch, nhưng ở thời điểm hiện tại điều đó dường như không hề đúng nữa. Nguyên nhân đầu tiên là do chất thải tăng lên quá nhiều, có nhiều thành phần độc hại. Các chất thải dạng lỏng không được xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn đều được thải ra sông, hồ. Các con sông Tô Lịch, sông Sét, sông Lừ, sông Kim Ngưu… trong lòng thành phố không còn là các sông tự nhiên xinh đẹp. Chúng đều đã biến thành các kênh dẫn nước thải quy tụ về phía Nam thành phố. Một số bãi chôn lấp chất thải rắn còn để trong lòng thành phố như bãi rác Tam Hiệp, bãi rác Mễ Trì, nghĩa trang Văn Điển… đều  là các nguồn gây ô nhiễm cho môi trường nói chung, trong đó có nước dưới đất.

Những người gánh chịu hậu quả của việc nguồn nước sạch đang dần cạn kiệt chính là người dân Thủ đô. Khu chung cư 15T2. Minh Khai, Hà Nội đã nhiều lần phản ánh đến báo chí tình trạng nước máy ở đây có màu "đen như nước cống", không một ai dám ăn, dám uống thứ nước đen kịt chảy ra từ vòi nước máy. Những "làng ung thư" mọc lên như nấm, những bệnh về da trở thành căn bệnh rất đỗi "bình thường".

Theo thống kê của Bệnh viện K, mỗi năm có khoảng 77.457 ca mới mắc bệnh ung thư, trong đó 80% là do môi trường sống và chỉ có khoảng 5% do gen di truyền. Ô nhiễm nước là nguyên nhân chính dẫn tới tỷ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm, điển hình như cụm cư dân phường Bách Khoa, Trương Định ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong  sinh hoạt.

Theo TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa, Đại học Quốc gia Hà Nội, bệnh viêm da cơ địa, vảy sừng, đốm ở lưng và tay là biểu hiện ban đầu của bệnh nhiễm asen mạn tính. Viêm da cơ địa trở cũng thành bệnh phổ biến trong dân cư bắt nguồn từ việc nguồn nước bị ô nhiễm asen. Tổ chức Y tế thế giới ghi nhận, tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có trên 9 ngàn ca tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém.

Tưới rau sạch bằng nước "Sông Thối" đã qua xử lý?

Mặc dù Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở nằm phía Bắc Công viên Yên Sở (quận Hoàng Mai) cùng với rất nhiều dự án cấp thoát nước, xử lý chất thải khác được đầu tư  đã được đưa vào hoạt động trong thời gian gần đây, có thể xử lý một lượng lớn nước thải hằng ngày của toàn thành phố, nhưng hiện trạng hôi thối, bốc mùi điển hình trên con sông Sét đoạn chạy qua phường Bách Khoa và Trương Định vẫn chưa thể khắc phục triệt để. Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết, nhà máy này sẽ đảm bảo xử lý nước thải chảy qua lưu vực sông Kim Ngưu và sông Sét, đảm bảo nước thải sau khi được xử lý sẽ được bơm ra hồ Yên Sở, có thể sử dụng được để tưới tiêu cho nông nghiệp.

Trong một đề tài nghiên cứu cho biết, trong mỗi 1.000m3 nước thải đã qua xử lý chứa trung bình 52,9kg nitơ, 13,9kg P2O5 và 28kg K2O. Đó là nguồn phân bón rất có giá trị cho cây trồng và là thức ăn tốt cho thủy sản.  Tuy nhiên do nguồn nước thải đô thị, bao gồm cả nước thải công nghiệp và bệnh viện, không được xử lý hoặc xử lý không hiệu quả, cho nên rau và  thủy sản nuôi trồng bằng nước thải có nguy cơ bị nhiễm các chất độc hại như kim loại nặng, vi khuẩn gây bệnh... ảnh hưởng sức khỏe người nuôi trồng và người tiêu dùng, đồng thời có nguy cơ cao làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.

Cẩm Huyền

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

Sáng 28/4, trên đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, xảy ra ùn ứ ở nhiều hướng, do gần trăm két bia trên xe đầu kéo rơi xuống đường.

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tối 27/4, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai tổ công tác lập chốt đảm bảo TTATGT, kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường mà người điều khiển phương tiện có sử dụng bia rượu tại khu vực đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hướng đi Nguyễn Khoái.

Giữa những ngày tháng tư lịch sử, về vùng căn cứ U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang - "chiếc nôi" cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nơi ra đời chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi cảm thấy tự hào về những đổi thay, phát triển của vùng đất anh hùng. Trong kháng chiến, lực lượng cách mạng đã cùng nhân dân kiên trì bám đất, đấu tranh diệt ác, phá kìm, phá cơ sở của địch, xây dựng lực lượng cách mạng và xây dựng chính quyền cơ sở, bảo vệ Khu ủy, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Trong thời bình, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, nhân dân vùng căn cứ U Minh Thượng đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng đời sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Tính đến hết tháng 12/2023, hàng hóa xuất khẩu (XK) của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại (PVTM). Riêng trong năm 2023 đã phát sinh 15 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文