Ánh sáng và bóng tối trong thế giới hacker ở Rumani

10:00 10/05/2015
Theo số liệu công bố của Bloomberg, Rumani là quốc gia xếp thứ 3 trên thế giới về những vụ tấn công mạng. Ở đây, có những hacker giỏi bậc nhất thế giới nhưng cũng có những chuyên gia an ninh mạng "siêu cao thủ". Ánh sáng và bóng tối là những gam màu đan xen, song hành tồn tại trong thế giới mạng tương phản ở Rumani.
Nơi "hội tụ" những hacker giỏi nhất thế giới

Nicolae Popescu là cái tên nằm trong danh sách truy lùng gắt gao của Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI). Sinh ra tại thành phố nhỏ Alexandria, cách phía Nam thành phố Bucharest hai giờ xe bus Popescu mới ngoài 30 tuổi, thường diện trang phục mang phong cách thể thao và sử dụng điện thoại thông minh. Sau khi lừa đảo bán hàng trăm xe ô tô giả trên eBay và bỏ túi 3 triệu USD, Nicolae Popescu từng bị bắt vào năm 2010. Nicolae Popescu hiện đang bỏ trốn và phần thưởng cho ai cung cấp thông tin về hacker này là 1 triệu USD.

Một cựu lãnh đạo phụ trách lĩnh vực an ninh mạng của Rumani, người nhớ rất rõ về Nicolae Popescu nói rằng, "Nicolae Popescu là một trong rất nhiều thanh niên trẻ tuổi tìm thấy chính mình trong quán cà phê Internet ở Alexandria vào giữa những năm 1990 của thế kỷ trước. Đó là những người thông minh, đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thông tin nhưng lại gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm. Vì vậy, một số người quyết định sử dụng tài năng để chống lại pháp luật".

Razvan Cernaianu, 23 tuổi, sống ở Bucharest là một thanh niên không uống rượu và yêu nhạc rock. "Tôi giống như bất cứ người trẻ nào khác. Khi còn đi học, tôi không học giỏi ở tất cả các môn và tôi thích những cô gái xinh đẹp", Razvan Cernaianu nói. Trong thế giới ảo, Razvan Cernaianu được biết đến với biệt danh TinKode - một trong những hacker Rumani nổi tiếng nhất trên thế giới. Trong "sự nghiệp" ngắn ngủi của mình, TinKode hack thành công hàng chục trang web, bao gồm cả Cơ quan hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và Hải quân Anh, một số tờ báo Italia, trong đó có cả La Stampa.

Năm 2012, Cernaianu bị kết án 6 năm tù và hiện đang bị quản chế. "Nhiều người trong chúng tôi chơi trò chơi, sau đó tìm kiếm các lỗ hổng trong hệ thống máy tính. Điều thú vị nhất đối với tôi là được nổi tiếng và hack vào hệ thống máy chủ. Giờ đây, tôi đã dừng mọi hoạt động và làm việc cho một công ty hợp pháp", Cernaianu nói. Cernaianu cho biết thêm, người sáng lập công ty nơi anh làm việc là một vị tướng Rumani đã nghỉ hưu.

Romani được coi là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về những vụ tấn công

Tại một quán cà phê ở ngoại ô Bucharest, phóng viên tờ WorldCrunch đã gặp một hacker khác. Đó là một thanh niên trẻ, anh mở máy tính xách tay và nói, "hãy nhìn vào diễn đàn hacker bất hợp pháp này ở Rumani. Hiện tại có 172.000 người đang online. Chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên diễn đàn là cách sử dụng thẻ tín dụng giả, phương pháp đăng nhập vào PayPal và eBay cũng như chiến lược những cuộc tấn công mới", người thanh niên nói.  "TinKode đã tham gia rất tích cực diễn đàn này trước khi bị bắt", hacker ẩn danh cho biết thêm.

Những chuyên gia an ninh mạng "siêu cao thủ"

Một chuyên gia bảo mật máy tính nói rằng, trong những năm đầu thập niên 1990, Romani đã đầu tư nguồn lực đáng kể vào nghiên cứu khoa học máy tính.  Vào thời điểm đó, đã có hàng trăm vi mạng được thực hiện tại nhà của các kỹ sư Rumani mỗi tuần. Điều này giải thích vì sao Romani trở thành quốc gia có kết nối Internet nhanh thứ 5 trên thế giới. Mạng internet ở khu vực thành phố Timisoara được đánh giá là nhanh nhất hành tinh.

Silviu Sofronie là người đứng đầu văn phòng công ty BitDefender, một công ty Rumani sản xuất phần mềm diệt virus phổ biến trên thế giới. Một số chuyên gia an ninh mạng thông minh nhất của thế giới làm việc ở đây. Sofronie lãnh đạo đội ngũ chuyên gia phân tích các cấu trúc của các virus mới. "Hiện nay, mối đe dọa lớn nhất đến từ mã độc ransomware. Chỉ trong ba tháng đầu tiên của năm 2013, đã có 250.000 biến thể được xác định", ông Silviu Sofronie giải thích.

"Người dùng nhấp chuột vào trang web hoàn toàn hợp pháp, chẳng hạn như Yahoo hay BBC cũng có thể bị nhiễm mã độc ransomware. Mã độc này có thể mã hóa tất cả các file trên máy tính cá nhân của họ. Bước tiếp theo của các hacker là yêu cầu người dùng chi tiền, khoảng 200 - 500 euro để được nhận mã số mở máy tính. Tiền yêu cầu thanh toán là tiền ảo Bitcoin. Nạn nhân buộc phải mua Bitcoin để gửi tới các tin tặc. Những giao dịch kiểu này rất khó phát hiện. Đó là hành vi phạm tội hoàn hảo", ông Silviu Sofronie nói tiếp.

Sự lựa chọn của chúng tôi vô cùng đơn giản: một là vào tù, hai là làm việc cho quốc gia", hacker ẩn danh nói. Trên thực tế, nhiều hacker đang được các dịch vụ tình báo trả tiền để hoạt động. Nhiều người nói rằng, "Chiến tranh lạnh" ngày hôm nay chính là cuộc chiến trong thế giới ảo. Internet là một nơi hoàn hảo để gián điệp hai mang hoạt động.

T. Phạm (tổng hợp)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文