Bất an nhà tái định cư ở Hà Nội

08:39 21/07/2015
Khác với lời hứa hẹn được đến một nơi ở mới với chất lượng sống tốt hơn, rất nhiều người dân đang sống ở các khu tái định cư trên địa bàn TP Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều nỗi lo tại nơi ở mới. Dạo qua một vòng, hầu hết các khu tái định cư đều đang xuống cấp nghiêm trọng.

Bài 1:  Xuống cấp và thiếu đủ thứ

Việc bảo trì, sửa chữa chậm chạp, thậm chí người dân kiến nghị hàng năm trời, những hạng mục xuống cấp vẫn cứ tiếp tục xuống cấp, không ai nhòm ngó. Bên cạnh đó, hàng loạt khó khăn về nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống sinh hoạt là thực tại mà người dân vẫn đang phải đối mặt hằng ngày.

Thấp thỏm nỗi lo bị cắt nước

Theo phản ánh của người dân khu nhà tái định cư NƠ 6 Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp, thực trạng khu nhà xuống cấp một cách đáng báo động. Đợt Tết Nguyên đán vừa qua, khu nhà có được đầu tư kinh phí để sửa chữa, bảo dưỡng, nhưng thực chất cũng chỉ là quét lại vôi ve ở mặt ngoài, vá víu tạm lại những điểm bị lún nứt. Cư dân toàn khu nhà bức xúc cho biết, thực trạng khu nhà này đã quá báo động. Người dân đã ý kiến rất nhiều, hàng loạt đơn từ, kiến nghị đã được gửi đi suốt mấy năm qua nhưng cũng chẳng có ai hồi đáp.

"Bốn năm qua, chúng tôi đã ý kiến rất nhiều nhưng chẳng ai quan tâm cả. Nhà chúng tôi phải bỏ tiền mua nhưng sự thực là người ta quá vô trách nhiệm. Có lẽ hiếm ở đâu mà dân lại bơ vơ giữa Thủ đô như chúng tôi đây", ông Nguyễn Hữu Bình, P216, chua chát. Nhà cửa xuống cấp, thang máy như cái “bẫy người”… nhưng vấn đề thiết yếu nhất hiện nay là nguồn nước sinh hoạt để dùng ổn định, lúc nào cũng thấp thỏm lo bị cắt.

Hầu hết các khu tái định cư Hà Nội đều đang xuống cấp nghiêm trọng.

Ông Nguyễn Hữu Bình bức xúc cho hay, khi mời người dân đến tham quan trước khi nhận nhà thì nhà cửa sạch sẽ, điện nước đầy đủ. Thế nhưng, khi người dân dọn đến ở thì thực tế người dân chỉ có mỗi cái xác nhà, sau đó để người dân phải tự xoay sở.

“Chúng tôi phải tự liên hệ với xí nghiệp cấp nước của HUD để mua nước, nhưng ban đầu họ còn không kí hợp đồng mua bán nước vì chúng tôi không có tư cách pháp nhân. Lên đơn vị vận hành tòa nhà là Xí nghiệp Quản lý dịch vụ và Khai thác khu đô thị (Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội) kiến nghị để Công ty đứng ra ký hợp đồng mua nước cho dân, họ cũng không làm. Nói khó mãi xí nghiệp cấp nước của HUD mới bán nước cho dân, nhưng họ cũng chỉ bán cho từ đồng hồ tổng, người dân phải tự quản lý tính toán. Chậm nộp tiền lúc nào họ cắt lúc đó”, ông Bình chia sẻ.

Theo ông Bình, chưa có ở đâu người dân phải chịu cảnh khổ sở về nước sinh hoạt như ở đây. Chấp nhận trả tiền nước giá cao (9.000 đồng/m³), thế nhưng từ đồng hồ tổng vào khu nhà thất thoát lên đến 50%. Sau này, cư dân mới phát hiện nguyên nhân do bể ngầm bị rò. Thất thoát lớn nên có những hộ gia đình phải cắn răng trả số tiền lên đến 70.000 đồng/m³, để có nước sinh hoạt hằng ngày.

Ông Lê Công Khánh, P716, cho biết, rất nhiều người thuộc diện tái định cư đã đến xem nhà nhưng chẳng mấy ai dám đến ở, chính vì thế mà khu nhà này còn rất nhiều phòng trống. "Chẳng có người dân ở đô thị nào giống chúng tôi ở đây. Nước sinh hoạt, thi thoảng người ta dọa cắt là lại lo sốt vó. Cả tòa nhà dân phải tự quản, tự phòng. Thậm chí, đến giờ chúng tôi cũng chẳng thuộc tổ dân phố, cụm dân cư nào. Nhường đất lại cho dự án nhà nước, đáng ra chúng tôi phải được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống, thế nhưng giờ cứ như người phải đi ăn nhờ ở đậu. Kiểu làm ăn vô trách nhiệm thế này không thể nào chấp nhận được", ông Khánh than thở

Báo động tình trạng xuống cấp

So với nhiều khu khác, khu tái định cư Trung Hòa - Nhân Chính được ví là “khu tái định cư VIP” vì có vị trí thuận tiện hơn hẳn, nằm dọc mặt đường Lê Văn Lương và Hoàng Đạo Thúy. 

Khi mới chuyển về sống, phần lớn người dân đều cảm thấy hài lòng. Nhưng chỉ sau một năm, tình trạng xuống cấp bắt đầu xuất hiện và ngày càng trầm trọng. Người dân liên tục có ý kiến, nhiều cuộc họp dân được tiến hành nhưng đáp lại là sự thờ ơ từ phía cơ quan quản lý tòa nhà. Và đến thời điểm này, nhiều khu tái định cư lâm vào cảnh không khác ổ chuột. Thậm chí, nước không có, điện thiếu, thang máy hoặc hỏng hoặc vừa đi vừa run, tường nhà nứt toác…

Sụt lún nghiêm trọng ở nhà NƠ 6 Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp đã nhiều tháng không được sửa chữa.

Chị Lê Thùy Dương, đang sinh sống tại tầng 11 nhà N3A, cho biết, cả tòa nhà có 2 thang máy thì chỉ có một thang máy còn hoạt động. Một thang máy đã bị hỏng đến cả năm trời, cứ sửa xong, sử dụng 1-2 hôm lại hỏng, thậm chí có lần vừa sửa, người dân đi 2-3 chuyến đã hỏng ngay. Hàng trăm người trông chờ vào một chiếc thang máy, cứ đến giờ đi làm là nhốn nháo. Khổ nhất là những hôm mất điện, máy nổ không hoạt động, người già và trẻ nhỏ phải leo cầu thang bộ lên các tầng cao.

Chị Dương cho biết, dân cư sống tại khu nhà này đã kiến nghị nhiều lần nhưng mọi chuyện vẫn không thay đổi. Chuyện thang máy cái hỏng, cái tậm tịt rất phổ biến ở nhiều nhà chung cư khác. “Hàng xóm” không xa nhà N3A là nhà N5D, thang máy đã hỏng 2 năm, thậm chí còn bục cả sàn thang, nhưng đến tận thời điểm này, sau khi các hộ dân liên tục kiến nghị mới được sửa chữa. Mặc dù vậy, người dân sống ở đây cũng lo lắng, thang sửa rồi nhưng không biết đi lại có an toàn không, hay chỉ được dăm bữa nửa tháng lại “đắp chiếu”.

Không chỉ thang máy, các hạng mục khác của nhà tái định cư cũng xuống cấp không kém. Chỉ cần đi một vòng quanh các tòa nhà, có thể thấy, chất lượng nhà ở nơi đây đáng báo động. Cửa vào một bên tòa nhà được khóa kín nhiều năm trời. Cánh cửa sắt gỉ, gãy. Cửa gỗ của phòng dịch vụ tầng một cũng mọt, thủng. Hành lang được một số hộ dân tận dụng làm nơi chứa đồ nghề bán hàng. Thậm chí, buổi tối, các quán ăn tự phát còn kê bàn ghế vào hẳn trong hành lang nhà cho khách ngồi.

N.Yến - P.Hoạt

Để thu hút cá nhân và doanh nghiệp, Hồ Quốc Thân (SN 1992, quê quán xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) giới thiệu rằng anh ta đã được tiếp quản nguồn tài sản, di sản rất lớn từ "Tổng bộ Hồ Chí Minh"; đồng QFS được bảo chứng bằng di sản của nhiều nguồn, các gia tộc lưu lại trong hàng trăm năm qua, được 48 nước công nhận và sẽ được kích hoạt vào tháng 10, 11/2024 tại Việt Nam… Tham gia vào "hệ sinh thái" doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vốn để tái cơ cấu, phát triển không phải thế chấp, không phải trả lãi suất. Vì thế, cho đến khi cơ quan Công an vào cuộc, đã có khoảng 100 doanh nghiệp và gần 400 cá nhân đã mua đồng QFS, với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng.

Sáng 25/12, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm (ANM và PCTP) sử dụng công nghệ cao (CNC) Công an tỉnh vừa chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an, Công an TP Tam Kỳ, Công an huyện Thăng Bình triệt xóa đường dây đánh bạc qua mạng xã hội dưới hình thức ghi lô đề quy mô hơn 50 tỷ đồng.

Đêm 24/12, các tổ công an 141 Công an TP Hà Nội triển khai nhiệm vụ trên địa bàn toàn thành phố đảm bảo ANTT, phòng chống đua xe đêm Noel qua đó đã phát hiện, xử lý rất nhiều trường hợp "quái xế" ngổ ngáo có hành vi nẹt pô, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Ngày 24/12, tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, Công an tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với Công an huyện Mai Sơn và Đội Quản lý thị trường (khu vực Mai Sơn, Yên Châu) đã kiểm tra, phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Châu Sơn La sản xuất, kinh doanh bánh mỳ tươi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xu hướng tiêu dùng thay đổi, thay vì thuê cửa hàng truyền thống với chi phí cao, nhiều doanh nghiệp, người kinh doanh thu hẹp và đóng cửa nhiều cửa hàng và chuyển dần sang bán hàng online qua các kênh, nền tảng thương mại điện tử, nhất là trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文