Chủ đầu tư hết cớ “chây ì” phí bảo trì chung cư

08:28 01/11/2015
Phí bảo trì là một trong những vấn đề nóng dẫn đến rất nhiều tranh chấp ở nhiều chung cư thời gian qua.


Suốt một thời gian dài, cuộc chiến giữa cư dân và các chủ đầu tư liên quan đến phí bảo trì tưởng như không có hồi kết, vậy nhưng, với các quy định mới của cơ quan quản lý Nhà nước, cư dân sống ở các khu nhà chung cư hy vọng bài toán đã có lời giải.

Theo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được ban hành, thì kể từ ngày 10- 12 tới đây, các chủ đầu tư cố tình “chây ì” bàn giao phí bảo trì chung cư sẽ bị cưỡng chế.

Câu chuyện cư dân gian nan đòi 160 tỷ tiền phí bảo trì của chung cư cao cấp Keangnam là câu chuyện ồn ào nhất trong các vụ tranh chấp về phí bảo trì thời gian qua. Đã có Ban quản trị được 3 năm nay, tuy nhiên, đến nay cư dân chung cư cao cấp Keangnam vẫn chưa nhận được hơn trăm tỉ đồng phí bảo trì phần sở hữu chung của chung cư này. 

Theo Công ty Keangnam Vina, số tiền này đã được thu từ trước 2011, được chuyển vào tài khoản chung của công ty và đã đưa vào kinh doanh (không tách riêng như quy định). Cư dân tòa nhà đã nhiều lần đối thoại với chủ đầu tư, gửi kiến nghị đến nhiều cơ quan chức năng, thậm chí cư dân còn gửi cả kiến nghị đến Chính phủ để đòi quyền lợi. 

Chính phủ cũng đã chỉ đạo UBND TP Hà Nội vào cuộc. Chính quyền Hà Nội vào cuộc, chủ đầu tư hứa sẽ trả lại khoản tiền để bảo trì tòa nhà này nhưng đến nay vẫn chỉ là những lời “hứa suông”.

Kể từ ngày 10-12 tới đây, chủ đầu tư nào không bàn giao phí bảo trì chung cư theo đúng quy định sẽ bị cưỡng chế.

Theo tìm hiểu của PV, tại những khu chung cư tranh chấp về phí bảo trì đã tạm thu lên tới hàng trăm tỷ đồng như: The Manor (Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội), The Light… đáp số chung là tất cả đều đang có số tiền nợ phí cao và đại diện các chủ đầu tư đều loanh quanh biện giải. Thậm chí, đại diện Ban quản trị tòa nhà The Light (Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội) còn cho biết, chủ đầu tư nói chưa có hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở (sửa đổi) nên chưa bàn giao phí bảo trì cho Ban quản trị. 

Phân tích nguyên nhân chây ì này, luật sư Trần Quang Khải (Trưởng văn phòng Luật sư Tâm Phát) cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều chủ đầu tư “chây ì” khoản tiền phí bảo trì đó là do thị trường bất động sản thời gian qua đóng băng nên nhiều chủ đầu tư cố tình không bàn giao tiền bảo trì chung cư cho Ban quản trị. Trong khi đó, tư cách pháp nhân của Ban quản trị tòa nhà chưa có nên việc kiện cáo rất phức tạp.

Quy định trong Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Nhà ở vừa được ban hành thì kể từ ngày 10-12 tới đây, chủ đầu tư nào cố tình “chây ì” khoản tiền phí bảo trì này sẽ bị cưỡng chế. 

Với quy định mới, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) khẳng định: “Với nhiều điều khoản quy định tại Luật Nhà ở 2014 thì 2% phí bảo trì chung cư sẽ không dễ bốc hơi, tiền phí bảo trì không dễ để lấy, để rút ra hay chủ đầu tư dễ dàng chiếm dụng…”. 

Ông Khởi cho biết, theo quy định mới, 2% phí bảo trì sẽ được chuyển vào tài khoản tại một ngân hàng do chủ đầu tư đứng tên, nhưng chủ đầu tư không thể rút tiền ra vì tài khoản này bị phong tỏa. Sau khi Ban quản trị nhà chung cư có đủ tư cách thì số tiền này sẽ được chuyển sang tài khoản của Ban quản trị. Tiền chỉ được rút khi có đủ chữ ký của tất cả các thành viên của Ban quản trị. Ban quản trị thay mặt cư dân trong chung cư đứng ra quản lý, sử dụng số tiền do cư dân đóng góp. Luật cũng quy định, sau khi bàn giao nhà, chủ đầu tư vẫn có thể quản lý chung khu chung cư nếu có chức năng này trong đăng ký kinh doanh.

Theo Luật sư Trần Quang Khải thì Nghị định mới hướng dẫn chi tiết thực hiện một số điều của Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được ban hành là một bước tiến quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp chung cư, trong đó đáng lưu ý là các tranh chấp liên quan đến phí bảo trì. Với chủ đầu tư nào “chây ì” thì Ban quản trị có quyền gửi văn bản đề nghị chính quyền mà cụ thể ở đây là UBND cấp tỉnh yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì. UBND cấp tỉnh sẽ ra quyết định yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí và thời hạn không quá 7 ngày. Nếu quá hạn bàn giao khoản phí này theo quyết định thì UBND cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm ra quyết định cưỡng chế để thu hồi khoản phí trên. 

“Tôi cho rằng đây là một quy định cần thiết để giải quyết các tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư ở các khu nhà chung cư hiện nay, Luật sư Khải cho hay.

Phan Hoạt

Trong Kỳ họp chuyên đề ngày 19/11, các đại biểu HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua Đề án giao thông thông minh trên địa bàn Hà Nội; quy định cụ thể các trường hợp vi phạm sẽ bị cắt điện, nước.

Thời gian qua, các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình thuộc phường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) xuất hiện barie chắn ngang, chặn xe máy vào giờ cao điểm. Được biết, barie này là do người dân trong ngõ bàn bạc lắp đặt, chỉ được hạ xuống vào một khung giờ nhất định (thường từ 7h-8h30), hết giờ cao điểm sẽ được nâng lên nhằm hạn chế tình trạng tắc đường ở khu vực này.

Vào hồi 13h30 ngày 19/11, lực lượng cứu nạn cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đuối nước xảy ra tại bãi bồi sông Hồng thuộc khu 1, xã Hiền Quan, huyện Tam Nông đã tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 2. Vị trí tìm thấy tại vị trí hạ lưu, cách cầu phao Phong Châu khoảng 2km thuộc địa phận khu 7, xã Hương Nộn, huyện Tam Nông.

Mỗi quả thận được Ninh mua với giá từ 320 triệu đến 380 triệu đồng và được bán với giá từ với giá từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng tùy từng thời điểm. Ngoài ra, Ninh còn trả các khoản tiền chi phí xét nghiệm, làm hồ sơ thủ tục cho bên bán và bên mua thận…

Như nảy sinh ý định giả danh người thân của anh T để mượn tiền của anh H.C.D rồi chiếm đoạt. Để thực hiện ý định trên, Như tìm số điện thoại của anh D và mua 1 sim điện thoại không đăng ký. Sau đó, Như tạo tài khoản Zalo tên là “Trinh Nguyen”, lấy ảnh đại diện từ Facebook Trinh Nguyen (là em ruột của anh T).

Ngoài chuyện tố cáo đến cơ quan Công an vì bị chủ đầu tư chiếm dụng quỹ bảo trì nhiều năm và liên tiếp phản ánh bức xúc đến các cơ quan thẩm quyền về tình trạng chậm được cấp "sổ hồng" cho 930 căn hộ, một vấn đề gay gắt khác giữa cư dân chung cư Saigon Gateway (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) với Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP Hồ Chí Minh là việc cấp "sổ hồng" riêng cho khu đất thương mại dịch vụ gây bít lối đi chung...

Xung đột Nga-Ukraine leo thang và một số điểm nóng tại Trung Đông khiến nhu cầu trú ẩn tài chính gia tăng, kéo giá vàng thế giới tăng mạnh, đẩy giá vàng trong nước đi lên.

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 22/12, do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức. Triển lãm được tổ chức với quy mô lớn, nội dung mang tính hiệu quả và toàn diện, với đông đảo các doanh nghiệp Công nghiệp Quốc phòng các nước, các đoàn khách quốc tế, quốc phòng cấp cao, các nhà quản lý công nghiệp quốc phòng đăng ký tham gia.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文