Dự án đường Láng - Hòa Lạc: Nhiều chủ đô thị được "bỏ qua" trách nhiệm!

11:08 04/05/2011
Ngoài nhà đầu tư Vinaconex được giao đất đổi lấy tiền đầu tư vào công trình, Thanh tra Chính phủ chỉ ra rằng UBND tỉnh Hà Tây giao đất cho các đơn vị không phải là nhà đầu tư đường Láng-Hòa Lạc với tổng diện tích 746,8ha, gồm khu đô thị Nam An Khánh, đô thị Liên Quan, Sơn Đồng, Dương Cốc, Quốc Oai khi chưa xác định đủ quỹ đất để tạo vốn xây dựng đường Láng-Hòa Lạc là chưa đúng…

Tình trạng cáp chiếu sáng liên tục bị trộm cắp với tổng giá trị thất thoát lên đến 5 tỷ đồng nhưng chưa có dấu hiệu chấm dứt; chỉ vẻn vẹn như đơn giá một ca máy hay hệ số đầm lèn khối lượng đào đắp mà các Bộ, ngành, cơ quan chức năng nhiều năm qua với không biết bao nhiêu giấy mực cùng tốn kém họp hành vẫn chưa đưa ra được phương án giải quyết dứt điểm; hàng loạt khu đô thị được hưởng lợi thế thương mại do đường Láng-Hòa Lạc mang lại nhưng chưa phải bỏ ra bất kỳ đồng nào cho đầu tư hạ tầng theo chủ trương "đổi đất lấy hạ tầng" của Chính phủ là những bất hợp lý không thể chậm giải quyết tại con đường lớn nhất Việt Nam - Đại lộ Thăng Long.

Dự án đường Láng - Hòa Lạc, nay là Đại lộ Thăng Long.

Nếu chỉ nhìn diện mạo hoành tráng của đại lộ Thăng Long cùng tiến độ thi công phải đạt được trong thời gian qua, thì khó có thể thấu hết những vướng mắc xuất phát từ cung cách quản lý không mang tinh thần "cải cách hành chính" một chút nào.

Đầu tiên là vấn đề mặt bằng đã và luôn là trở ngại lớn đối với các nhà thi công. Qua khảo sát, địa phận huyện Từ Liêm, huyện Hoài Đức hiện còn rất nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật chưa di chuyển nhường chỗ cho thi công, như tuyến đường điện hạ thế tỉnh lộ 70 đến nay chưa được phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ di chuyển; đường điện cáp ngầm, đường điện hạ thế nút giao Phú Đô cũng chưa hoàn tất trả lại mặt bằng.

Ngoài ra, còn đường cấp nước sạch, đường cáp quang, các giếng quan trắc thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, hạng mục cây cối… chưa hẹn ngày bàn giao mặt bằng. Nhưng đáng quan ngại nhất (theo ông Lê Minh Huyền, Giám đốc BQL dự án Láng - Hòa Lạc), là phần diện tích 27.134m2 đất cuối tuyến thuộc nút giao Hòa Lạc (địa phận huyện Thạch Thất) đến nay địa phương chưa giải phóng xong để bàn giao cho thi công. Đấy là chưa nói đến những khó khăn, như nhiều hạng mục công trình thi công phải chờ thiết kế (như thiết kế rãnh thoát nước giữa tuyến cao tốc và đường gom), thậm chí phải thay đổi phương án (từ thiết kế cầu vượt, chuyển sang phương án làm hầm chui) qua đường sắt chẳng hạn.

Cần phải nhắc lại rằng, đây không chỉ là dự án thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ theo hình thức sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng hạ tầng, với tổng mức đầu tư (sau khi điều chỉnh) là hơn 7.500 tỷ đồng, mà nó còn là công trình chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Chính vì lý do này, mặc dù chưa kịp định giá đất để lấy tiền đầu tư vào dự án, từ chủ đầu tư (Bộ Giao thông vận tải), nhà đầu tư (Vinaconex), các nhà thầu phụ, UBND các cấp của Hà Nội, Hà Tây (cũ) đều nỗ lực bằng nhiều biện pháp để công trình cán đích đúng hẹn. Vậy mà đến nay khi con đường đã đi vào khai thác, cơ quan Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra còn hơn 215 tỷ đồng các đơn vị ứng vốn đền bù giải phóng mặt bằng chưa được chủ đầu tư làm thủ tục thanh toán theo quy định.

Một vướng mắc nữa, là giá ca máy hiển nhiên trước đây được áp dụng theo hai đơn giá khác nhau vì dự án hình thành vào thời điểm Hà Nội và Hà Tây chưa sáp nhập. Sau mở rộng Thủ đô, địa giới hành chính mới nhưng yêu cầu thi công thì không gì khác, vậy mà nhiều năm qua giữa Bộ, ngành, cơ quan chức năng họp hành nhiều lần vẫn chưa thể thống nhất được phương án làm cơ sở cho các bên thanh, quyết toán.

Điều dư luận đặc biệt quan tâm, trong nguồn vốn đầu tư cho toàn bộ dự án này được xác định có hơn 1.800 tỷ đồng vốn Trung ương; vốn ngân sách của Hà Nội được khai thác từ quỹ là 1.658 tỷ đồng và vốn khai thác từ quỹ đất trên địa bàn tỉnh Hà Tây (thời điểm chưa sáp nhập) là 4.028 tỷ đồng. Nhưng thực tế, ngoài nhà đầu tư là Tổng Công ty cổ phần Vinaconex được giao đất đổi lấy tiền đầu tư vào công trình, Thanh tra Chính phủ chỉ ra rằng UBND tỉnh Hà Tây (thời điểm đó) giao đất cho các đơn vị không phải là nhà đầu tư đường Láng-Hòa Lạc với tổng diện tích 746,8ha, gồm khu đô thị Nam An Khánh, đô thị Liên Quan, Sơn Đồng, Dương Cốc, Quốc Oai khi chưa xác định đủ quỹ đất để tạo vốn xây dựng đường Láng-Hòa Lạc là chưa đúng với chủ trương và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản 3758/VPCP-CN ngày 22/8/2001 của Văn phòng Chính phủ và Quyết định số 22/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về cơ chế tài chính trong việc sử dụng đất tạo vốn xây dựng hạ tầng.

Điều này đã tạo nên sự thiếu công bằng trong các hoạt động đầu tư nơi đây, nếu không khắc phục sẽ làm thất thoát một khoản ngân sách không nhỏ từ quỹ đất và lợi thế thương mại mà con đường phải đầu tư lớn mới tạo nên. Nó cũng ảnh hưởng tới quyền lợi của hàng ngàn khách hàng liên quan tới các khu đô thị này.

Chính vì thế, cơ quan Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, tính toán và yêu cầu các chủ đầu tư dự án đã được giao đất dọc đường Láng-Hòa Lạc góp vốn đã khai thác từ quỹ đất được giao để đầu tư xây dựng hạ tầng. Chỉ có như thế, mới tránh được khoản thất thu lớn cho Nhà nước, đảm bảo sự công bằng và không ảnh hưởng tới quyền lợi của hàng ngàn khách hàng liên quan đến các dự án

Nhóm phóng viên PL-BĐ

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Hai đối tượng gồm Đào Văn Nhật Tùng (SN 1985) và Lê Văn Minh (SN 1984, cùng trú tại thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Bị phát hiện đang khai thác cát trái phép, Tùng và Minh đã điều khiển tàu tháo chạy rồi dùng ống xịt áp suất lớn phun nước về phía phương tiện của lực lượng chức năng.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện một chiếc xe ô tô đầu kéo gặp sự cố khiến hàng trăm lít dầu nhớt đổ ra đường, Đội CSGT Công an huyện Nghi Lộc phối hợp Tổ công tác Trạm CSGT Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng triển khai thu dọn vết dầu tránh gây nguy hiểm cho người, phương tiện tham gia giao thông.

Những năm trở lại đây, song song với sự phát triển, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam cũng trở thành mảnh đất “màu mỡ” để các đối tượng sử dụng công nghệ cao lợi dụng, trục lợi từ các hành vi buôn lậu, trốn thuế, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, lừa đảo, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về thương mại điện tử… với phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi. Từ thực tiễn tình hình cho thấy, ngoài việc tạo môi trường thuận lợi để thương mại điện tử phát triển cũng cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước, nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trên không gian mạng.

Văn phòng Đăng ký liên bang Mỹ ngày 9/5 (giờ địa phương) cho biết chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã bổ sung 37 thực thể Trung Quốc vào danh sách hạn chế thương mại do có những hành động được cho là “gây phương hại an ninh quốc gia hoặc lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ”.

Thông qua việc thường xuyên đi lễ chùa, Bùi Thị Ninh đã tạo mối quan hệ thân thiết với nhiều người ở trong và ngoài tỉnh rồi kêu gọi họ góp vốn để đầu tư kinh doanh. Sau khi nhận tiền, Ninh không sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận mà dùng cho mục đích cá nhân, chiếm đoạt gần 300 tỉ đồng rồi bỏ trốn khỏi địa phương.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文