Dự án “rùa bò” tại Hà Nội do thiếu vốn và vướng GPMB

11:53 18/03/2013
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, nguyên nhân chính của việc chậm triển khai một số dự án trọng điểm là do thiếu vốn. Bên cạnh đó, việc GPMB tại các dự án này cũng gặp nhiều vướng mắc khó khăn.
>> Dự án đường sắt đô thị Hà Nội: Chậm tiến độ hàng loạt gói thầu

UBND TP Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ban, ngành về việc kiểm điểm tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố. Dự kiến vào trung tuần tháng 3/2013, UBND TP sẽ có buổi làm việc về vấn đề này, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác GPMB các dự án. Tuy nhiên, đến hôm nay (18/3/2013) có vẻ như việc “thúc” các dự án trọng điểm tại Hà Nội là “bất khả thi” trong thời điểm này.

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, nguyên nhân chính của việc chậm triển khai một số dự án trọng điểm là do thiếu vốn. Tổng nhu cầu của các dự án trọng điểm lên đến 164.000 tỉ đồng, năm 2012 mới bố trí được 2.000 tỉ đồng, chưa được 2%. Thêm nữa, một số dự án thời gian thi công kéo dài dẫn đến điều chỉnh thiết kế và đơn giá như dự án đường 5 kéo dài, dự án đường vành đai 1 và 2...

Cầu Nhật Tân - một trong những dự án chậm tiến độ điển hình. Ảnh: Thiện Hoàng.

Bên cạnh đó, việc GPMB tại các dự án này cũng gặp nhiều vướng mắc khó khăn. Vì vậy, hầu hết các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố đều chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra dẫn đến khối lượng GPMB vẫn còn khá lớn. Điển hình như, dự án Công viên nghĩa trang Yên Kỳ giai đoạn I, quy hoạch chi tiết 1/500 đã được duyệt, thiết kế cơ sở của dự án đã hoàn thành đúng tiến độ. Tuy nhiên, công tác GPMB còn chậm. Nguyên nhân do việc xác nhận nguồn gốc sử dụng đất, vướng mắc liên quan tranh chấp đất ở; việc kiểm đếm thực trạng tại thực địa và thiếu giấy tờ. Đối với dự án nghĩa trang Minh Phú, huyện Sóc Sơn nghĩa trang Thanh Tước, thuộc xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh cũng đang gặp khó khăn khi thỏa thuận phương án GPMB…

Nguyên nhân chủ quan, theo Ban chỉ đạo GPMB, các đơn vị liên quan đã không dự báo, lường trước được khối lượng công việc cần phải thực hiện nên khi chuẩn bị phê duyệt phương án đất ở thì mới bắt đầu quá trình lập, trình phê duyệt các dự án đầu tư khu tái định cư. Ngoài ra, Ban chỉ đạo GPMB cũng thừa nhận, một số khu tái định cư còn thiếu những điều kiện tối thiểu cho sinh hoạt nên nhiều hộ dân dù đã đồng ý với phương án di dời, nhưng vẫn ở lại.

Còn nhớ, cuối năm ngoái, cũng chính Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh đã chỉ đạo các Sở, ngành và quận huyện có liên quan phải quyết liệt hơn trong nhiệm vụ có liên quan đến việc thực hiện các công trình, dự án trọng điểm của thành phố. Những công trình, dự án phát sinh phức tạp, các cơ quan liên quan phải tiến hành họp mỗi tháng 1 lần, quy rõ trách nhiệm cho từng đơn vị. Tuy nhiên, đến nay, các công trình trọng điểm, quan trọng cho sự phát triển của Thủ đô vẫn trong cảnh “vừa làm vừa chờ”, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân cũng như khiến các nhà lãnh đạo thành phố “đau đầu”. Chẳng biết đến bao giờ điệp khúc “công trình chậm vì vốn, vì GPMB” mới chấm dứt. Dù lãnh đạo thành phố đã hơn 1 lần chỉ đạo quyết liệt?

Dự án tái định cư tập trung của Hà Nội chậm tiến độ

Kết quả giám sát của Thường trực HĐND thành phố Hà Nội tại khu đô thị Nam Trung Yên do Tổng Công ty đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (Handico) làm chủ đầu tư cho thấy, khó khăn vướng mắc hiện nay là hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị do Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư vẫn đang trong quá trình thực hiện các hạng mục còn lại để bàn giao cho các cơ quan chuyên ngành thực hiện quản lý, vận hành tổng thể hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị. Trong khi đó, một số công trình dịch vụ, công cộng và xã hội hóa chưa triển khai xây dựng đã ảnh hưởng đến việc hoàn thiện tổng thể khu đô thị này.

Cuối năm 2011, HĐND TP Hà Nội quyết định thông qua 37 dự án đầu tư trọng điểm giai đoạn 2011- 2015 do thành phố quản lý với tổng vốn đầu tư hơn 147.373 tỷ đồng. Trong đó, dự kiến có 31 công trình sẽ hoàn thành với số vốn gần 130.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay chỉ có 3 dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng là cầu vượt tại nút giao Thái Hà – Chùa Bộc, Thái Hà - Láng Hạ và Lê Văn Lương - Láng; 12 dự án triển khai đúng tiến độ như dự án xây dựng cầu vượt nhẹ tại nút giao Nguyễn Chí Thanh - đường Láng, Lê Văn Lương - đường Láng, đường Nam Hồng trên tuyến Mai Dịch - Nội Bài, xây dựng Nhà máy xử lý rác thải Nam Sơn. Trong năm 2013, có nhiều dự án trọng điểm cần được tập trung thực hiện và bàn giao dứt điểm như Đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Nhật Tân - Nội Bài, đường Kim Mã - Trần Phú, đường Vành đai II đoạn Nhật Tân - Bưởi và đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng, đường Vành đai I đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu, dự án đường sắt đô thị Hà Nội…

PV

Bộ Tài chính cho biết đã khẩn trương rà soát, nghiên cứu các nhiệm vụ, quan điểm, chủ trương, giải pháp nêu tại Nghị quyết số 68-NQ/TW, đồng thời rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan, cũng như các luật đang được sửa đổi, bổ sung trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9.

Thời gian qua, gia đình ông Trương Hoàng Xuân (SN 1956, trú đường Nguyễn Viết Xuân, phường 4, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) cùng các con, cháu, người thuê phòng trọ phải vất vả bắc ghế, trèo qua hàng rào của Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Lâm Đồng (cũ) mới ra ngoài được. Nguyên nhân là do chủ sử dụng bất động sản liền kề không cho gia đình ông Xuân sử dụng lối đi này nữa.

Sáng 13/5, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Linh Ngọc (cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) cùng 26 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Công ty Thái Dương và các đơn vị liên quan đến vụ khai thác trái phép đất hiếm ở Yên Bái, buôn lậu sang Trung Quốc.

Nhân viên kỹ thuật đã tự ý sử dụng 58 ống hỏa thuật “rồng lửa” còn sót lại từ Festival Nghề truyền thống Huế 2023 để thực hiện trong chương trình bắn hỏa pháo súng thần công. Các ống này đã bị thấm nước, gây ẩm không cháy do thời gian lắp đặt gặp mưa gió và hết hạn sử dụng, dẫn đến chất lượng không đảm bảo.

Tại bản kết luận điều tra trong vụ án Thuận An, Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, bị can Nguyễn Duy Hưng (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An) có mối quan hệ thân thiết với bị can Phạm Thái Hà (cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cựu Trợ lý nguyên Chủ tịch Quốc hội, theo dõi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang).

Ngày 13/5, Công an tỉnh Bình Phước cho biết, Phòng Cảnh sát kinh tế đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy 781kg thịt heo ôi thiu, dương tính với virus dịch tả lợn châu Phi, đồng thời thực hiện các biện pháp khử trùng, vệ sinh môi trường. Số thịt bị tiêu hủy này thu giữ tại cơ sở sơ chế trái phép của bà Tô Thị Bưởi, trú phường Tân Bình, TP Đồng Xoài.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cảnh báo Pakistan rằng New Delhi sẽ nhắm mục tiêu vào “nơi ẩn náu của khủng bố” bên kia biên giới một lần nữa nếu có các cuộc tấn công mới vào Ấn Độ và sẽ không bị ngăn cản bởi cái mà ông gọi là sự “tống tiền hạt nhân” của Islamabad.

Mối quan hệ nhạy cảm giữa Ấn Độ và Pakistan đang bước vào giai đoạn nguy hiểm khi chính quyền New Delhi đơn phương rút khỏi Hiệp ước Nước sông Ấn (IWT) lần đầu tiên trong lịch sử. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu khiến nguồn nước khan hiếm, cuộc tranh chấp lưu vực sông Ấn khiến chúng ta không khỏi suy nghĩ về tương lai khi những căng thẳng địa chính trị có thể bùng phát từ áp lực môi trường.

Từ vụ triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã xác định, trong 4 năm (từ tháng 8/2021 đến nay) có 573 nhãn hiệu sữa bột giả được tung ra thị trường. Điều này đã khiến cho dư luận không khỏi phẫn nộ bởi nhiều sản phẩm được quảng cáo dành cho trẻ em, người già, người có bệnh nặng. Đáng nói, sự tồn tại và phát triển này trong đó có cả sự bắt tay với người nổi tiếng, thậm chí là cơ quan chuyên môn để lừa dối, chiếm lòng tin của người tiêu dùng…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.