Ì ạch các dự án di dời nhà “ổ chuột” ven kênh rạch

08:31 12/08/2018
Thành phố sẽ áp dụng giải pháp đột phá nào để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án chỉnh trang đô thị, di dời nhà ven kênh rạch là vấn đề người dân sống trong vùng dự án vẫn đang trông chờ.


Theo Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh, đến thời điểm này thành phố đã xác định được 61 dự án chỉnh trang đô thị để giải quyết đối với gần 22 ngàn căn nhà trên và ven kênh rạch. 

Các dự án này đã được phân loại thành 3 nhóm, trong đó có 6 dự án được thực hiện theo hình thức đối tác công - tư để di dời 6.223 căn nhà với tổng số tiền bồi thường lên đến 19 ngàn tỷ đồng. Có 52 dự án với tổng số 13.827 căn được xác định sẽ đầu tư bằng vốn ngân sách, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng dự kiến khoảng 21,5 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, thời gian qua các dự án này đều đang được khởi động khá chậm chạp.

Nhiều người dân sống ven tuyến rạch Xuyên Tâm chạy qua địa bàn các quận Bình Thạnh và Gò Vấp cho biết, phản ánh của người dân ở đây về tình trạng rạch Xuyên Tâm bị ô nhiễm nặng đã kéo dài từ hơn 15 năm qua vẫn không được thực hiện.

Liên quan đến dự án chỉnh trang đô thị ven tuyến rạch Xuyên Tâm, ngay từ tháng 3-2016, UBND thành phố đã giao cho Công ty CP Hà Nội Ngàn Năm làm chủ đầu tư dự án nạo vét rạch, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và khai thác quỹ đất ven tuyến rạch này theo hình thức BT. 

Nhà nằm trên mặt nước rạch Xuyên Tâm vẫn chưa được di dời.

Phương án cải tạo kênh do nhà đầu tư đưa ra được thành phố phê duyệt là lắp đặt cống hộp kết hợp với cải tạo kênh hở để giải quyết thoát nước và xây dựng đường giao thông ven kênh. Trong đó, nhu cầu sử dụng đất phải đền bù giải tỏa lên đến 59,9ha, riêng phần diện tích dành cho xây dựng hạ tầng chiếm 25,4ha với 1.620 hộ phải di dời. 

Dù vậy, sau hơn 2 năm được thành phố chấp thuận, thì đến nay nhà đầu tư mới chỉ dừng lại ở bước hoàn chỉnh phương án thiết kế dự án trên cơ sở góp ý của các sở, ngành cùng UBND quận Bình Thạnh, Gò Vấp. 

Sau khi hoàn thành bước này, nhà đầu tư mới có thể trình Sở GTVT tham mưu với UBND thành phố về quy mô đầu tư, phương án thiết kế làm cơ sở hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, sau đó còn phải trình thẩm duyệt theo quy định. 

Sau nhiều năm để người dân ven tuyến rạch phải sống chung với ô nhiễm, thời điểm này thành phố cũng mới chỉ xem xét theo hướng giao cho các quận thường xuyên nạo vét, duy tu tuyến rạch trong thời gian chờ đầu tư dự án.

Với dự án di dời và tái định cư các hộ dân sống ven bờ Nam Kênh Đôi, chỉ riêng quận 8 đã phải thực hiện di dời đến 5.055 căn nhà trên và ven tuyến kênh này. 

Để thực hiện dự án, cách đây hơn 2 năm, UBND quận 8 đã trình phương án tạm tính với tổng kinh phí bồi thường khoảng 12.000 tỷ đồng sau khi đã điều chỉnh giảm hành lang bảo vệ kênh từ 30m xuống còn 13m. Dự án cũng đã được HĐND thành phố thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất vào tháng 12-2016. Kế hoạch sử dụng đất đất năm 2017 cho dự án này cũng đã được Sở TN&MT thành phố phối hợp với quận 8 xây dựng để trình UBND thành phố chấp thuận. 

Tháng 5 năm ngoái, thành phố cũng đã ủy quyền cho UBND quận 8 ban hành thông báo thu hồi đất, ra quyết định thu hồi đất cho dự án chỉnh trang đô thị, cải thiện điều kiện sống của các hộ dân trên và ven bờ Nam Kênh Đôi. 

Song đến nay, dự án vẫn còn đang ở trong giai đoạn thu thập dữ liệu về tình hình sử dụng đất, nhu cầu về nơi ở và việc làm sau giải tỏa cũng như khảo sát, đo đạc sơ bộ các trường hợp bị ảnh hưởng… làm cơ sở lập, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. 

Có quy mô nhỏ hơn, thậm chí là có quỹ đất “vàng” nằm giáp ranh quận 1 để hoán đổi nhằm thu hút nhà đầu tư, thì tiến độ dự án chỉnh trang, cải tạo nhà trên và ven tuyến rạch Văn Thánh cũng chẳng khá hơn. 

Với chiều dài chỉ ở mức 1,5km, rạch Văn Thánh nối từ cầu Điện Biên Phủ đến cầu Văn Thánh 2, ngang qua 3 phường của quận Bình Thạnh. Tuy giữ vai trò quan trọng trong việc tiêu thoát nước cho khu vực, nhất là tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh bị ngập nặng thường xuyên, song từ lâu tuyến rạch này đã đã bị lấn chiếm, thu hẹp dòng chảy và ô nhiễm nặng. 

Để triển khai dự án, chi phí để nạo vét và thi công đường giao thông ven rạch chỉ ở mức 430 tỷ đồng; tổng cho phí để giải phóng mặt bằng được dự kiến ở mức 1.300 tỷ đồng. 

Thực hiện dự án này, sẽ có 694 căn bị ảnh hưởng toàn bộ và 140 căn nhà bị ảnh hưởng một phần nên quận Bình Thạnh sẽ sử dụng quỹ nhà tái định cư hiện có để thực hiện trước công đoạn bồi thường, giải phóng mặt bằng. 

Càng thuận lợi hơn khi thành phố dự kiến san lấp vùng lõm cạnh nhà ga metro số 1 với diện tích khoảng 1,8ha đất “vàng” để tạo quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư. Càng thuận lợi hơn cho việc đẩy nhanh dự án này khi tuyến metro số 1 đoạn chạy trên cao qua tuyến rạch đã hình thành. Song đến nay dự án với đang được triển khai một cách ì ạch; người dân ven tuyến rạch vẫn tiếp tục chịu cảnh sống chung với ngập lụt, ô nhiễm…

Thành phố sẽ áp dụng giải pháp đột phá nào để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án chỉnh trang đô thị, di dời nhà trên và ven kênh rạch là vấn đề người dân sống trong vùng dự án vẫn đang trông chờ.

Đ.Thắng

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đại diện cử tri, thực hiện những quyền hạn, nhiệm vụ về giám sát, bảo vệ lẽ phải, giữ nghiêm kỷ cương phép nước. Từ vụ án của ông Lưu Bình Nhưỡng và ông Lê Thanh Vân cho thấy, cần xem xét bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến việc giám sát ĐBQH tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đảm bảo thực hiện đúng quy định của Luật Tổ chức Quốc hội và góp phần phòng ngừa vi phạm.

Thông tin trên được Tỉnh ủy Lâm Đồng công bố tại hội nghị Tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 15/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII diễn ra ngày 27/12.

Ngày 27/12, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh cho biết, Trường Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn (Saigon Star International School) gồm Trường Mẫu giáo Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn và Trường tiểu học Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn (phường Thạnh Mỹ Lợi (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) chưa được Sở cấp phép hoạt động giáo dục.

UBND TP Hà Nội đã yêu cầu các sở, ngành liên quan loại bỏ chức năng nhà ở thương mại đối với lô đất 94 Lò Đúc. Ngay trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội sẽ hoàn thành công tác đầu tư theo hướng xây dựng không gian hiện đại về thương mại - dịch vụ. 

Ngày 27/12, Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh vừa ra Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Đức Hòa (SN 1989, trú tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) và Võ Thành Đạt (SN 2000, trú tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hai phóng viên đến mỏ cát trên địa bàn xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình và đe dọa sẽ viết bài liên quan đến các sai phạm của mỏ cát này và yêu cầu chủ mỏ cát phải chung chi 50 triệu đồng để bỏ qua.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文