Chuyện người quản lý

Nghịch lý nhà ở cho công nhân, người lao động

09:23 06/01/2015
Hiện cả nước có khoảng 1,9 triệu lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, trong đó 70% là người lao động ngoại tỉnh có nhu cầu thuê nhà ở nhưng mới chỉ đáp ứng được khoảng 10%, 90% còn lại phải thuê nhà trọ với những điều kiện sống hết sức khó khăn. Trong khi đó, một số nhà ở do doanh nghiệp xây dựng lại không đủ người ở vì không phù hợp với nhu cầu của công nhân, lao động.

Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) hiện đang tiếp tục triển khai 129 dự án nhà ở xã hội, trong đó có 39 dự án nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, với khoảng 27.000 căn hộ, đã giải quyết chỗ ở cho hàng chục ngàn công nhân, lao động. Trước đó, cả nước đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 98 dự án nhà ở xã hội, trong đó 63 dự án nhà ở cho công nhân với khoảng 17.430 căn hộ.

Tuy nhiên, hiện cả nước có khoảng 1,9 triệu lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, trong đó 70% là người lao động ngoại tỉnh có nhu cầu thuê nhà ở nhưng mới chỉ đáp ứng được khoảng 10%, 90% còn lại phải thuê nhà trọ với những điều kiện sống hết sức khó khăn. Trong khi đó, một số nhà ở do doanh nghiệp xây dựng lại không đủ người ở vì không phù hợp với nhu cầu của công nhân, lao động.

Điển hình là dự án nhà ở cho công nhân tại xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội do Vinaconex làm chủ đầu tư. Tìm hiểu thực tế thì dự án thí điểm nhà ở công nhân tại xã Kim Chung có tổng diện tích sử dụng đất là 20ha với 24 đơn nguyên gồm 1.084 phòng có thể phục vụ gần 1vạn chỗ ở. Theo kế hoạch, khi các khu nhà ở này đưa vào sử dụng thì kèm theo cả các công trình phụ trợ phục vụ dự án như nhà trẻ mẫu giáo, công viên cây xanh, bãi đỗ xe tập trung. Tuy nhiên, quỹ nhà đã đưa vào vận hành được 6 năm nay, nhưng các hạng mục trên vẫn chưa hề có.

Đó là chưa kể đến thiết kế của khu nhà NO-01 và NO-02 khi đưa vào khai thác không phù hợp với thực tế. Đơn cử như một phòng ở sức chứa hơn 20 công nhân nhưng khu phụ lại quá nhỏ chỉ có 2 chậu rửa mặt, 2 bệ xí nên không đáp ứng được. Công nhân đi làm theo ca, ví dụ 7h sáng tất cả đều dậy đi làm mà người này cứ chờ người kia để vào vệ sinh cá nhân thì sẽ muộn giờ. Bên cạnh đó là việc khắc phục những sự cố, hỏng hóc tại các khu nhà ở công nhân được tiến hành rất chậm. Trong tổng số 24 đơn nguyên thì có đến 15 đơn nguyên vẫn đang trong thời hạn bảo hành. Tuy vậy, khi sự cố xảy ra như tắc đường nước thải, hỏng mạng lưới cấp nước sinh hoạt… xí nghiệp quản lý phải gửi rất nhiều văn bản mới được chủ đầu tư xây dựng xử lý.

Tại một cuộc hội thảo về thực trạng và giải pháp đối với nhà ở cho công nhân, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã nêu ý kiến về việc phải chế tài buộc các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động xây nhà ở cho công nhân. Theo quan điểm của Bộ trưởng Bộ Xây dựng thì các doanh nghiệp cần xem việc xây dựng nhà ở cho công nhân là yếu tố để tăng sức cạnh tranh, đồng thời thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Hiện Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích xây dựng nhà ở cho công nhân, do vậy các doanh nghiệp cần nhanh chóng vào cuộc.

Tuy nhiên, theo TS. Phạm Sỹ Liêm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng thì nhà ở công nhân đã được xã hội hóa từ lâu. Do không có sự can dự của Nhà nước nên chủ đầu tư thường tận dụng các diện tích đất chật hẹp để xây nhà trọ cho công nhân thuê với giá phù hợp.

Ông Liêm cho rằng, nên tài trợ kinh phí để chủ nhà trọ cải thiện phòng trọ mà không cần tăng giá thuê. UBND các tỉnh, thành nên ủy nhiệm công đoàn các KCN ký hợp đồng tài trợ với các chủ nhà trọ. Nguồn kinh phí được trích từ tiền thuế của các nhà máy trong KCN được Chính phủ cho phép tỉnh giữ lại để chi vào mục đích cải thiện và phát triển nhà ở cho công nhân.

Phan Hoạt

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文