Người dân ở các khu tái định cư tại Hà Nội: Chưa an cư nên chưa thể lạc nghiệp

22:35 13/07/2013
Tại nhiều khu tái định cư hiện nay, cuộc sống của người dân đang rất chông chênh và thực tế cho thấy khi đưa người dân vào các khu tái định cư chỉ căn nhà không thôi thì chưa đủ.

Chông chênh cuộc sống tái định cư

Trước khi giải phóng mặt bằng thuộc khu vực Đàn Xã Tắc, gia đình chị Nguyễn Thị Lân chỉ có một căn nhà nhỏ hơn 20m2. Tại nơi ở cũ này dù chỉ mở một tiệm tạp hóa nhỏ chị vẫn có thể đảm bảo cuộc sống được cho gia đình với 1 đứa con đi học. Tuy nhiên kể từ khi chuyển đến nơi ở mới thuộc khu tái định cư Nam Trung Yên (Cầu Giấy), gia đình chị phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Căn hộ 1008, nhà B11B hơn 50m2 dù có điều kiện ăn ở rộng hơn chỗ ở cũ nhưng chuyển về đây từ năm 2006, và đến tận bây giờ chị vẫn chưa thể kiếm được cho mình một công việc để mưu sinh ổn định. Chồng đau yếu, chị nghĩ ra đủ mọi kiểu để kiếm cơm từ bán trà đá, đến bán quà sáng… Tuy nhiên ở khu tái định cư, dân cư thưa thớt không thể buôn bán được, phải quay ra buôn thúng bán mẹt ở các khu chợ quanh khu vực Thanh Xuân. Gia cảnh chị Lân là một trong hai hộ tại nhà B11B, về nơi ở mới được 7 năm, từ một hộ trung bình đến nay đang trong diện xét hộ nghèo, hộ còn lại đã bán nhà đi nơi khác.

Công ăn việc làm là bài toán nhức nhối hiện nay của đa số người dân trước kia sinh sống chủ yếu bằng kinh doanh, buôn bán. Không tạo lập được công việc cố định nên dưới chân các nhà thuộc khu tái định cư Trung Hòa - Nhân Chính là những dãy hàng bán nước, ăn sáng… Tuy nhiên, người bán thậm chí còn đông hơn cả khách nên thu nhập cũng chẳng được là bao.

Cuộc sống của nhiều người dân tại khu tái định cư đang rất bấp bênh. Ảnh: Khu nhà B11A - Khu tái định cư Nam Trung Yên.

Chị Nguyễn Ngọc Dương, một công dân tái định cư ở đây chia sẻ, gia đình chị thuộc diện giải tỏa tại nút giao thông Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến. Tại nơi ở cũ dù trong ngõ nhưng với một tiệm tạp hóa, cùng với lương chồng làm công nhân thì cuộc sống cũng tạm ổn. Tuy nhiên từ khi chuyển về đây không buôn bán được, nguồn thu chủ yếu dựa vào lương của chồng, 2 đứa con lại đang ăn học nên cuộc sống lúc nào cũng phải nặng đầu tính toán. 

Bà Nguyễn Thị Yến, Tổ trưởng tổ dân phố nhà B11, khu tái định cư Nam Trung Yên cho hay, khu nhà B11 có 480 hộ tái định cư, tuy nhiên đến nay chỉ còn 1/3 số hộ tái định cư ở lại còn đa số đều đã bán nhà đi nơi khác. Theo bà Yến, nguyên nhân chính là việc đến nơi ở mới buôn bán không được mà để kiếm được một công việc ổn định rất khó. Có những gia đình cả bố mẹ và con cái lớn đều không công ăn việc làm đành phải bán nhà đi ra những khu vực xa trung tâm mua nhà tìm kế sinh nhai.

Bà Yến cho biết thêm, cả khu tái định cư với gần 4.000 hộ vào ở từ những năm 2006 đến nay nhưng hạ tầng vẫn chưa hoàn thiện. Đặc biệt là hệ thống trường học. Mới đây đã có trường cấp 1, cấp 2, nhưng trường mầm non vẫn chưa có nên nhiều gia đình phải gửi trẻ ở các trường tư thục đắt đỏ càng khiến cuộc sống khó khăn hơn.

Thiếu những quy định cụ thể

Ở Hà Nội, nhiều người dân tái định cư đang phải sống trong những khu nhà vừa xuống cấp, vừa nhếch nhác và các cư dân đô thị này đang phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh. Điều này có nguyên nhân không nhỏ phát sinh từ việc chưa có các quy định cụ thể để quản lý mặt bằng tại đây của các cơ quan chức năng. Tại khu nhà B3, khu tái định cư Nam Trung Yên, một số tòa nhà có 2, 3 tầng dưới cùng để kinh doanh buôn bán. Tuy nhiên, khi tìm hiểu kỹ thì chẳng có mấy hộ tái định cư được kinh doanh ở đây mà chủ yếu là trà đá, quán nước…

Theo tìm hiểu, mới đây chợ tạm Nam Trung Yên cũng đã được hình thành để lấy chỗ cho các hộ ở đây kinh doanh. Tuy nhiên, chợ tạm này cũng chỉ có vài chục ô bán hàng và cũng đang được phường thông báo giải tỏa bởi nó nằm trên đất dự án của một doanh nghiệp. Dưới chân các nhà tái định cư ở Trung Hòa - Nhân Chính thì nhà hàng, quán café ngày càng phình to nhưng người dân tái định cư ở đây lại không có chỗ để kinh doanh.

Trước đây, UBND TP Hà Nội cũng đã yêu cầu Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan tạm dừng xem xét, giải quyết cho các đơn vị thuê diện tích kinh doanh dịch vụ tại nhà chung cư tái định cư và nhà ở xã hội được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách. Nhưng dường như, phần diện tích kinh doanh dịch vụ của một số khu tái định cư ngày càng phình to thêm.

Trao đổi với PV, ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng cho rằng, việc cho thuê lại tầng 1 khu tái định cư hiện nay không rõ ràng. Quy định của thành phố yêu cầu đơn vị quản lý tổ chức đấu thầu giá thuê theo giá thị trường, nhưng đa số tầng làm dịch vụ của tòa tái định cư bị chủ đầu tư cho thuê một cách tùy tiện và thiếu công khai do đó quyền lợi của người dân không được đảm bảo. Theo ông Liêm, đây chính là sự yếu kém trong việc quản lý các khu tái định cư.

Trước thực trạng của người dân tái định cư, Bộ Xây dựng đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định phát triển và quản lý nhà ở tái định cư. Một trong những vấn đề nổi bật được nêu ra theo dự thảo này là việc ưu tiên cho các hộ dân tái định cư được tham gia hoạt động dịch vụ kinh doanh ngay chính tại nơi ở mới. Nếu các tòa nhà thương mại có lẫn căn hộ tái định cư thì ưu tiên hộ gia đình được khai thác diện tích kinh doanh, dịch vụ thông qua đấu giá nếu mức giá trúng thầu ngang bằng nhau.

Tại các khu nhà ở tái định cư được đầu tư xây dựng trực tiếp thì chủ đầu tư phải dành tối đa 2/3 diện tích kinh doanh, dịch vụ cho các hộ gia đình, cá nhân tái định cư thuê (nếu có nhu cầu) thông qua đấu giá theo nguyên tắc công khai, minh bạch nhằm tạo công ăn, việc làm cho người dân, đảm bảo nguyên tắc khi phát triển loại hình nhà ở này là phải bảo đảm để các hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định cư có điều kiện ở, sinh hoạt, sản xuất tốt hơn hoặc tương đương nơi ở cũ.

Phan Hoạt

Trong trận đấu với Tottenham tại vòng 35 giải Ngoại hạng Anh 2023/2024 diễn ra tối 28/4 (giờ Việt Nam), Arsenal đã dẫn trước tới 3-0 trước đối thủ nhưng suýt chút nữa đánh mất chiến thắng khi để đối thủ ghi liền 2 bàn trong hiệp 2.

Công an tỉnh Nghệ An và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đồng chủ trì vừa đánh sập đường dây tội phạm xuyên quốc gia, bắt 12 đối tượng điều hành, quản lý website "Thiendia2.cc" (hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu) truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet (đã tán phát trên 19 triệu nội dung đồi trụy với hàng trăm triệu lượt truy cập). ''

Khi phát hiện người phụ nữ bế trên một cháu bé đang khóc không ngớt và chân tay co giật đứng ở lề đường, tổ tuần tra của Phòng CSGT Công an tỉnh Phú Thọ đã khẩn trương đưa cháu bé trong tình trạng sốt cao, co giật đến bệnh viện cấp cứu. Do được cấp cứu kịp thời, hiện tại cháu bé đã giảm sốt, bệnh viện đang tiếp tục theo dõi điều trị cho cháu ổn định.

Trung tá Hoàng Anh Công Minh đang làm nhiệm vụ đã ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra thì đối tượng Phạm Ngọc An (SN 2001, trú xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) điều khiển phương tiện, phía sau chở Trương Ngọc Thảo Nhi (SN 2009) tông thẳng vào Trung tá Minh khiến anh ngã xuống đường, bị thương.

Chiều 28/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt tạm giam Lê Thị Thanh Nghi (SN 1985, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và Nguyễn Đăng Trình (SN 1983, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Chiều 28/4, thông tin từ Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5,  toàn quốc xảy ra 71 vụ tai nạn giao thông, làm chết 20 người, bị thương 68 người.Cùng ngày, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp vi phạm Luật giao thông và ra quyết định xử phạt 31 tỷ 830 triệu đồng.

Ngày 28/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với đối tượng Dương Minh Cường về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文