Người dân dửng dưng với nhà tái định cư

10:48 29/05/2017
Quỹ nhà tái định cư của Hà Nội thì thiếu, nhưng người dân lại không mặn mà về ở trong những khu nhà tái định cư này. Nghịch lý này đã kéo dài từ rất lâu, từ các khu tái định cư cũ lẫn mới.

Một trong những nguyên nhân khiến nhiều dự án giải phóng mặt bằng chậm trên địa bàn TP Hà Nội thời gian qua là do thiếu quỹ nhà tái định cư cho người dân bị thu hồi đất.

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ quỹ nhà tái định cư của thành phố thì thiếu, nhưng người dân lại không mặn mà về ở trong những khu nhà tái định cư này. Nghịch lý này đã kéo dài từ rất lâu, từ các khu tái định cư cũ lẫn mới.

Nỗi niềm tái định cư

Câu chuyện chiếc cầu tháng máy của khu nhà NƠ6 Khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp là điển hình cho sự xuống cấp của khu nhà tái định cư này. Ông Nguyễn Hữu Bình, P216, cho biết trước kia gia đình ông ở trên khu vực Nguyễn Công Trứ, và đã về tái định cư ở đây được 6 năm.

Tuy vậy, từ khi về nhận nhà đến nay, cư dân khu nhà chưa bao giờ thôi bức xúc về chất lượng của tòa nhà. Trước đây tòa nhà này không có thang máy, người dân kêu mãi, đơn vị quản lý mới lắp đặt 2 chiếc thang máy. “Thế nhưng thang máy ở đây được lắp đặt dường như chỉ để che mắt dư luận.

Thang máy gì mà như bẫy người. Cũng chẳng mấy ai dám đi thang máy, vì vào đó rồi không biết có ra được không", ông Bình kể. Ông Bình cho biết, rất nhiều trường hợp đã bị kẹt trong thang máy hàng tiếng đồng hồ. Người dân lại phải lấy xà beng, dao rựa ra để cạy cửa.

Người dân lo lắng về chất lượng xây dựng kém và thiếu cơ sở hạ tầng của nhà tái định cư.

Được đưa vào sử dụng từ năm 2014, nhưng đến nay, toàn bộ 3 khối nhà CT1 A, B, C của Khu tái định cư thành phố giao lưu (quận Bắc Từ Liêm) vẫn thưa thớt người ở. Khoảng 50% số căn hộ trong tình trạng cửa đóng then cài hoặc niêm phong. Có những tầng không một bóng người, nhiều tầng chỉ có 1, 2 căn hộ được sử dụng.

Thực tế chỉ có khoảng 15% người dân hiện đang ở đây là dân tái định cư, còn lại là cho thuê hoặc không đúng đối tượng. Người dân ở đây cho biết, do chất lượng xây dựng chung cư quá kém, tình trạng thấm dột, thang máy hay hỏng, vỡ đường ống nước… khiến nhiều người không muốn về ở.

Những khu nhà tái định cư ở khu vực xa, người dân không muốn về ở còn dễ lý giải, vậy mà khu nhà tái định cư Hoàng Cầu, ngay gần trung tâm cũng thưa thớt người ở thì rõ ràng các dự án nhà tái định cư này không tạo được sức hút với người dân.

Chiều 27-5, chúng tôi dạo quanh một vòng khu chung cư tái định cư Hoàng Cầu với 4 tòa CT2A, CT2B, CT2C và CT3 về cơ bản đã hoàn thiện, với vị trí đẹp, có tầm nhìn bao quát cả khu vực hồ Hoàng Cầu, song số người dân về ở còn khiêm tốn.

Theo chị Trang, một cư dân vừa dọn về đây sinh sống thì chất lượng khu này rất bình thường, tuy nhiên điều chị Trang lo lắng là không biết vài ba năm nữa thế nào.

Thực tế tìm hiểu qua một vài trang mạng chuyên môi giới bất động sản thì thấy, nhiều người đã rao bán căn hộ ở khu nhà này với giá bán khoảng 30 triệu đồng/m². Trong khi đó, giá gốc của những căn tái định cư này chỉ từ 14,5-16 triệu đồng/m².

Cần điều chỉnh chính sách tái định cư

Từ nay đến 2020, TP Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành giải phóng mặt bằng khoảng 2.700 dự án với diện tích thu hồi đất gần 6.000ha, liên quan tới trên 80.000 hộ dân, số tiền bồi thường, hỗ trợ khoảng 60.000 tỷ đồng, cần bố trí tái định cư cho hơn 19.000 hộ dân.

Điều này cho thấy nhu cầu về quỹ nhà tái định cư ở Hà Nội rất lớn. Tuy nhiên, với nghịch lý tồn tại suốt nhiều năm qua là thành phố vẫn đang thiếu quỹ nhà tái định cư, nhưng nhà xây xong người dân lại không muốn vào ở thì đó liệu có phải là sự lãng phí?

Khu nhà tái định cư Hoàng Cầu với vị trí đẹp, gần trung tâm nhưng lượng người dân về ở vẫn rất thưa thớt.

Thực tế nhiều năm qua, đã rất nhiều lần, UBND TP Hà Nội tổ chức các cuộc họp với các sở, ngành đề nghị khảo sát, đánh giá chất lượng nhà tái định cư trên địa bàn và báo cáo với lãnh đạo UBND TP Hà Nội. Nhưng sau một vài đốc thúc, mọi chuyện vẫn không thay đổi.

Thậm chí, Bộ Xây dựng cũng đã từng lập đoàn kiểm tra chất lượng nhà tái định cư tại 3 thành phố lớn, trong đó có Hà Nội. Nhưng sau các cuộc kiểm tra, rà soát, đến thời điểm này, hàng nghìn hộ dân vẫn phải sống khổ ở nhà tái định cư.   

Theo TS Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng thì việc đảm bảo được nhà tái định cư cho những người dân bị thu hồi nhà, đất là tích cực. Tuy nhiên, việc bố trí tái định cư ra sao thì vẫn còn là vấn đề phải bàn. “Tôi cho rằng lý do khiến nhà tái định cư bỏ trống là không phù hợp với điều kiện sinh hoạt của người dân.

Ví dụ, người trong diện giải phóng mặt bằng ở quận Tây Hồ nhưng lại bố trí tái định cư tận Hà Đông, hay giải phóng mặt bằng ở Mỹ Đình nhưng đưa người dân tái định cư sang Gia Lâm…, đi vài chục cây số mới tới nơi thì không phù hợp, nên người dân không nhận nhà tái định cư hoặc có nhận thì cũng không ở”, ông Liêm phân tích.

Vì thế, theo TS Phạm Sỹ Liêm, việc tái định cư nên thực hiện theo Luật Nhà ở, đền bù bằng tiền thỏa đáng, có sẵn vị trí mua được nhà phù hợp với điều kiện của người dân.

“Chúng ta hiện nay vẫn cứ tư duy là thu căn nhà này và trả lại căn nhà khác nhưng thậm chí chất lượng kém hơn, không có trường học, không có chợ búa, không có đường vào… thế thì làm sao người dân có thể vào ở. Đây là hạn chế ở chính sách đền bù giải phóng mặt bằng hiện nay”, ông Liêm nói.

Phan Hoạt

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文