Nguy cơ bùng nổ tranh chấp phí dịch vụ chung cư

09:48 30/07/2012
Kể cả khi Đề án giá dịch vụ chung cư và mức giá trần được UBND TP Hà Nội đưa ra ngày 29/9/2011 thì tranh chấp phí dịch vụ chung cư vẫn không bớt căng thẳng. Việc UBND TP Hà Nội mới đây lại kiến nghị Bộ Xây dựng bỏ mức phí trần dịch vụ chung cư khiến nhiều người lo ngại "cuộc chiến" sẽ nóng hơn, đồng thời còn có nguy cơ bùng nổ thêm những tranh chấp này.

"Cuộc chiến" chưa có hồi kết

Sau một thời gian dài khảo sát, ngày 29/9/2011, UBND TP Hà Nội đã chính thức ban hành Đề án giá dịch vụ nhà chung cư và ban hành mức giá trần. Theo đó mức phí áp dụng là từ 2.400 đồng đến 4.000 đồng/m2 tuỳ từng loại chung cư. Tuy vậy, ngay cả khi đã có những quy định rõ ràng của UBND TP Hà Nội thì tranh chấp vẫn không bớt căng thẳng. Thậm chí tại một số toà nhà, cuộc chiến đòi quyền lợi của người dân còn bị đẩy lên đến đỉnh điểm.

Ví dụ có thể kể tới như tranh chấp về mức phí của người dân tại toà nhà Keangnam (đường Phạm Hùng). Tranh chấp về mức phí giữa đơn vị quản lý toà nhà và người dân đã diễn ra từ trước đó, khi mức phí trần được UBND TP Hà Nội ban hành, tranh cấp còn trở nên căng thẳng hơn. Người dân muốn đơn vị quản lý toà nhà áp mức phí trần mà TP Hà Nội ban hành là 4.000 đồng/m2, nhưng đơn vị quản lý không chấp nhận thu mức giá này.

Nhiều người dân liên tục biểu tình và kiên quyết không chấp nhận mức phí mà đơn vị quản lý đưa ra là 17.000 đồng/m2. Căng thẳng liên tục leo thang khi các cuộc gặp gỡ giữa đơn vị quản lý toà nhà và người dân không tìm được tiếng nói chung. Đã có lúc đơn vị quản lý tòa nhà này "dỗi hờn", đòi trả lại quyền quản lý cho UBND TP Hà Nội. Đỉnh điểm của mâu thuẫn là có lúc đơn vị quản lý đã cắt điện, cắt nước, không cho để xe đối với một số hộ dân.

Ví dụ có thể kể tới như tranh chấp về mức phí của người dân tại toà nhà Keangnam (đường Phạm Hùng). Tranh chấp về mức phí giữa đơn vị quản lý toà nhà và người dân đã diễn ra từ trước đó, khi mức phí trần được UBND TP Hà Nội ban hành, tranh cấp còn trở nên căng thẳng hơn. Người dân muốn đơn vị quản lý toà nhà áp mức phí trần mà TP Hà Nội ban hành là 4.000 đồng/m2, nhưng đơn vị quản lý không chấp nhận thu mức giá này.

Nhiều người dân liên tục biểu tình và kiên quyết không chấp nhận mức phí mà đơn vị quản lý đưa ra là 17.000 đồng/m2. Căng thẳng liên tục leo thang khi các cuộc gặp gỡ giữa đơn vị quản lý toà nhà và người dân không tìm được tiếng nói chung. Đã có lúc đơn vị quản lý tòa nhà này "dỗi hờn", đòi trả lại quyền quản lý cho UBND TP Hà Nội. Đỉnh điểm của mâu thuẫn là có lúc đơn vị quản lý đã cắt điện, cắt nước, không cho để xe đối với một số hộ dân.

Nhiều nguy cơ nảy sinh tranh chấp phí dịch vụ chung cư khi bỏ mức phí trần.

Một ví dụ khác nữa có thể kể đến là tranh chấp phí dịch vụ giữa người dân và chủ đầu tư tại chung cư cao cấp Golden Westlake (đường Hoàng Hoa Thám). Chỉ trong vòng vài tháng trở lại đây, dân cư ở đây đã tổ chức biểu tình phản đối chủ đầu tư đến 3 lần và cũng đã tổ chức cuộc gặp giữa người dân và chủ đầu tư.

Nguyên nhân xuất phát từ việc người dân sống ở toà nhà này đang chấp nhận đóng mức phí thuộc hàng cao nhất là 18.000 đồng/m2, dịch vụ để xe là 1 triệu đồng/xe ôtô/tháng. Tuy nhiên mới đây chủ đầu tư đột ngột tăng mức phí gửi xe lên tới 2,5 triệu đồng/tháng dẫn đến việc người dân liên tục phải đối. Theo phản ánh của các hộ dân ở đây thì muốn có chỗ để xe họ còn phải chấp nhận bỏ ra từ 750 triệu đến 2,1 tỷ đồng.

Bỏ ra số tiền lớn như thế nhưng hằng tháng người dân vẫn đóng cho chủ đầu tư 220.000 đồng gọi là phí vệ sinh. Ngần ấy tiền bỏ ra nhưng nếu xảy ra mất mát gì liên quan đến xe khi báo xuống đơn vị quản lý thì người dân chỉ nhận được một chỉ dẫn là "ra báo Công an phường". Đại diện dân cư ở đây cho biết, 200 cư dân của toà nhà đang hoàn thiện thủ tục pháp lý để kiện chủ đầu tư ra toà.

Người dân bức xúc trong một vụ tranh chấp phí dịch vụ chung cư. Ảnh: Phan Hoạt.

Nguy cơ bùng nổ tranh chấp

Tại văn bản kiến nghị lên Bộ Xây dựng bỏ mức trần phí quản lý chung cư mới đây, UBND TP Hà Nội cho rằng, các dịch vụ chung cư rất đa dạng. Mỗi dự án có chất lượng khác nhau, nên không thể xây dựng giá tất cả các loại dịch vụ. Nếu kiến nghị này được Bộ Xây dựng chấp thuận thì rất có thể, theo lo ngại của nhiều người sẽ bùng nổ tranh chấp về các phí dịch vụ chung cư.

Theo luật sư Bùi Sinh Quyền, Văn phòng Luật sư Phúc Thọ, Đoàn Luật sư Hà Nội thì việc bỏ trần phí dịch vụ chung cư có thể khiến tranh chấp diễn ra nhiều hơn. Từng tiếp cận nhiều hồ sơ tranh chấp phí dịch vụ chung cư, luật sư Quyền cho biết, hầu hết các hợp đồng mua bán chung cư đều không có quy định mức phí dịch vụ và quản lý.

Trong trường hợp hợp đồng mua bán nhà không có quy định mức phí quản lý, thì việc thu phí quản lý thực hiện theo quy định của Nhà nước. Nếu quy định về trần phí chung cư không còn, các chủ đầu tư dễ dàng tùy tiện áp các mức phí. Từ đó, rất dễ dẫn tới việc bùng nổ các tranh chấp về phí tại các chung cư.

Còn theo luật sư Mai Anh (Văn phòng Luật sư Mai Anh và cộng sự), đa phần quản lý chung cư hiện nay vẫn là các chủ đầu tư. Vì thế, các chủ đầu tư đều nhập nhèm mức phí, nhập nhèm phần diện tích chung, riêng để thu lợi. Người dân thường gặp bất lợi bởi trong hợp đồng mua bán căn hộ mà người dân ký trước đó thường mập mờ nhiều điều khoản theo hướng có lợi cho chủ đầu tư.

Do đó, khi không còn mức trần phí chung cư, chủ đầu tư sẽ dễ tuỳ tiện áp đặt phí dịch vụ, còn phần diện tích chung riêng chưa phân định rõ ràng đó ví dụ như tình trạng ở một số toà nhà đang tranh chấp hiện nay là hầm để xe, hành lang, người dân cũng rất dễ bị áp đặt theo ý của chủ đầu tư, có thể kể đến như phí để xe. Không còn trần phí dịch vụ, việc nảy sinh thêm các tranh chấp là điều dễ xảy ra. Chính vì vậy cần hết sức thận trọng trước những chủ trương và quy định "nhạy cảm" như thế này

Phan Hoạt

* Báo CAND đoạt 2 giải A, 2 giải B Giải Búa Liềm Vàng trong CAND

Chiều 25/12, tại Hội nghị tổng kết công tác đảng năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025 trong Đảng bộ Công an Trung ương, Bộ Công an đã trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa Liềm Vàng) trong CAND và Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong CAND năm 2024.

Ngày 25/12, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2). Sang ngày xét xử thứ hai, Hội đồng xét xử dành thời gian cho các bị cáo và luật sư bào chữa cho các bị cáo tranh luận với đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa.

Sáng mai (26/12), TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC) về việc xin giảm nhẹ hình phạt tù và xin giảm trách nhiệm bồi thường dân sự trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文