Nhận tối hậu thư, nhiều chủ đầu tư đã khắc phục vi phạm PCCC

09:39 09/07/2018
Sau khi các cơ quan chức năng của Hà Nội kiểm tra, xử phạt và yêu cầu cắt điện, nước một số dự án chung cư cao tầng chưa nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy (PCCC) đã đưa người dân vào ở, nhiều chủ đầu tư nằm trong danh sách này đã có động thái tích cực khắc phục.


Chung cư cao cấp cũng bị kiến nghị ngừng cung cấp điện, nước

Giữa tháng 5- 2018, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy đối với Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Dịch vụ Cầu Giấy, chủ đầu tư công trình trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ cao cấp để bán và cho thuê Discovery Complex tại số 302 Cầu Giấy. 

Đoàn kiểm tra cũng yêu cầu chủ đầu tư dừng ngay việc đưa các hộ dân vào ở, đưa công trình vào hoạt động, khẩn trương khắc phục các tồn tại về phòng cháy chữa cháy cho đến khi được cấp văn bản xác nhận nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy.

Chủ đầu tư Dự án Discovery Complex đã cơ bản lắp đặt xong các thiết bị PCCC theo yêu cầu bổ sung của Cảnh sát PCCC.

Tiếp đó, Cảnh sát PCCC Hà Nội đã đề nghị Tổng Công ty Điện lực Hà Nội và Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội ngừng cấp điện, nước cho tòa nhà Discovery Complex.

Theo Cảnh sát PCCC TP Hà Nội, qua công tác kiểm tra, công trình còn tồn tại nhiều nội dung không đảm bảo an toàn về PCCC, chưa đủ điều kiện để nghiệm thu về PCCC theo quy định. Tuy nhiên, chủ đầu tư đã đưa một số hộ dân vào ở.

Cuối tháng 6-2018, Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy TP Hà Nội đã lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính 40 triệu đồng với chủ đầu tư tổ hợp nhà ở và văn phòng cho thuê Mandarin Garden 2 tại 493 Trương Định, Hoàng Mai, vì hành vi “đưa nhà, công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy”.

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện khu tổ hợp gồm hai khối nhà cao 26 tầng và 30 tầng này có hơn 10 lỗi vi phạm quy định về PCCC, như: Khu vực dịch vụ thương mại từ tầng 1 đến tầng 6 chưa thi công hoàn thiện; các hệ thống PCCC, hút khói chưa đảm bảo khả năng hoạt động; việc thi công vách kính và cửa ngăn cháy tại phòng đệm thang máy ở tầng hầm không đảm bảo giới hạn chịu lửa theo hồ sơ thiết kế đã được duyệt; chưa thi công hoàn thiện khoang đệm thang máy thương mại tại tầng hầm…

Đoàn kiểm tra đã yêu cầu chủ đầu tư dừng ngay việc đưa công trình vào hoạt động cũng như đưa các hộ dân vào ở; khắc phục tồn tại về PCCC cho đến khi được cấp văn bản xác nhận nghiệm thu lĩnh vực này. Cảnh sát PCCC Hà Nội cũng có văn bản gửi Công ty Điện lực Hoàng Mai, Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Hoàng Mai đề nghị không cung cấp điện, nước sử dụng cho công trình.

Tuy nhiên đây chỉ là 2 trong số hàng chục công trình nhà cao tầng ở Hà Nội vi phạm về PCCC đã bị Cảnh sát PCCC Hà Nội yêu cầu phải khắc phục.

Nhiều chủ đầu tư đã khắc phục xong vi phạm

Việc Cảnh sát PCCC Hà Nội bêu tên, thậm chí đề nghị cắt điện nước đã buộc các chủ đầu tư phải tích cực khắc phục vi phạm. Liên quan tới việc khắc phục vi phạm tại dự án Discovery Complex ở số 302 Cầu Giấy, do Công ty cổ phần Đầu tư thương mại dịch vụ Cầu Giấy làm chủ đầu tư, trong buổi làm việc với phóng viên Báo CAND, ông Hoàng Đình Điệp, Phó Ban Quản lý dự án, cho biết những vi phạm về PCCC tại dự án này là phát sinh sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận và thẩm duyệt về PCCC.

Theo ông Điệp, tháng 8-2014, công trình trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ cao cấp Discovery Complex đã được Cục Cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn (Bộ Công an) đã cấp Giấy chứng nhận và thẩm duyệt về PCCC bao gồm: Khoảng cách an toàn PCCC; giải pháp ngăn cháy cháy lan và chống tụ khói; hệ thống thoát nạn; hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn; hệ thống báo cháy tự động; hệ thống chữa cháy bằng nước, hệ thống chữa cháy bằng khí FM200; trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu. Khi thi công, chủ đầu tư đã đáp ứng cơ bản các nội dung theo hồ sơ được cơ quan chức năng thẩm duyệt.

Tuy nhiên, theo yêu cầu mới đây của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, nhằm nâng cao hơn nữa khả năng đảm bảo an toàn PCCC của công trình, chủ đầu tư đang cho tiến hành thi công bổ sung thêm các hạng mục mới so với hồ sơ thẩm duyệt ban đầu gồm: Bổ sung tín hiệu điều khiển cưỡng bức cho hệ bơm chữa cháy tại phòng giám sát chữa cháy, điều chỉnh, ngăn chia lại khoang ngăn cháy tầng hầm so với hồ sơ thẩm duyệt; bổ sung tín hiệu điều khiển tự động cho hệ thống màng ngăn cháy Drencher; đưa tín hiệu từ hệ thống van báo động về tủ báo cháy trung tâm; bịt kín phòng kỹ thuật điện khi sử dụng hệ thống chữa cháy FM200; bổ sung giải pháp ngăn cháy cho tủ điện và cục nóng điều hòa tại hầm B1.

Ông Điệp cho biết do quy mô của công trình rất lớn, vì thế các hạng mục công việc bổ sung nói trên đều đòi hỏi phải có thời gian để chủ đầu tư điều chỉnh thiết kế, mua sắm trang thiết bị (đều nhập khẩu từ nước ngoài nênới nhà cung cấp và và vận chuyển về Việt Nam), thi công lắp đặt, vận hành thử. “Là dự án có vốn đầu tư hàng nghìn tỷ nên sau khi có yêu cầu của cơ quan chức năng, chúng tôi chấp nhận đầu tư thêm nhiều tỷ đồng để bổ sung thêm các trang thiết bị theo yêu cầu. 

Tuy nhiên, đây là công việc phức tạp, đòi hỏi thời gian thi công, vì thế nếu bị cắt điện, nước thì chúng tôi không thể đẩy nhanh việc thi công, hoàn thiện hệ thống PCCC được. Hiện chúng tôi đã cơ bản hoàn tất các hạng mục mà Cảnh sát PCCC Hà Nội yêu cầu bổ sung và đang trình hồ sơ để các cơ quan chức năng kiểm tra, cấp phép hoạt động”, ông Điệp khẳng định.

Theo thống kê mới nhất của Cảnh sát PCCC Hà Nội, tính đến ngày 30-6, trong tổng số 79 công trình vi phạm PCCC trong quá trình đầu tư, đã có 55 dự án đã khắc phục xong các vi phạm và được nghiệm thu. 

Hiện còn 24 công trình tồn tại vi phạm, trong đó có 10 công trình các chủ đầu tư đang tích cực triển khai các biện pháp khắc phục, tiến độ khắc phục đã được khoảng 70%. 

7 công trình khác, mặc dù chủ đầu tư đã có ý thức tìm giải pháp khắc phục nhưng liên quan đến thay đổi mục đích, công năng sử dụng, thậm chí một công trình thay đổi kết cấu xây dựng nên phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền hướng giải quyết.

Tân Lương

Phái đoàn Hamas hôm 14/4 rời Thủ đô Cairo (Ai Cập) sau các cuộc đàm phán với những nhà trung gian từ Ai Cập và Qatar - hai nước đã hợp tác cùng Mỹ thúc đẩy lệnh ngừng bắn ở Gaza hồi tháng 1. Trước đó, thành viên cấp cao của lực lượng này đã nêu lên điều kiện thả toàn bộ con tin Israel. 

Giữa những miền đất đầy bất ổn, người lính CAND Việt Nam mang theo lý tưởng nhân đạo và trách nhiệm quốc tế. Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, khi được hoàn thiện, sẽ là biểu tượng thể chế của một Việt Nam đang chủ động góp phần gieo những mầm xanh hòa bình giữa thế giới đầy biến động.

Liên quan đến đường dây sản xuất sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá với quy mô lớn với doanh thu gần 500 tỷ đồng xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group, ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương không cấp phép và quản lý trực tiếp mặt hàng của các công ty vi phạm, đồng thời nêu rõ nguyên nhân và các giải pháp xử lý.

Để đảm bảo an ninh ở mức cao nhất chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Công an TP Hà Nội đã triển khai cắm chốt làm nhiệm vụ từ sớm, nắm chắc phương án bảo vệ, phân luồng giao thông; tuyên truyền nhắc nhở nhân dân nơi đoàn di chuyển qua tuân thủ quy định, nguyên tắc bảo vệ an ninh cũng như xử lý các tình huống phát sinh...

Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm" sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 14-17/4/2025. Sự kiện có sự tham dự của khoảng 1.000 đại biểu quốc tế. Công tác đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn cho Hội nghị có ý nghĩa to lớn, góp phần tổ chức thành công sự kiện đối ngoại quan trọng của đất nước.

Ngày 14/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng.

Gia đình cựu Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vừa khắc phục thêm 100 tỷ đồng cho bị cáo, nâng tổng số tiền đã khắc phục hậu quả vụ án lên 1.072 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng số tiền mà bị cáo Quyết phải khắc phục là khoảng 2.400 tỷ đồng. Như vậy, còn gần 1.400 tỷ đồng bao gồm tất cả các khoản tiền mà bị cáo Quyết phải bồi thường.

Ngày 14/4, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (TP Hà Nội), chương trình "Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam-Trung Quốc" lần thứ 24, năm 2025 đã khai mạc trọng thể với chủ đề "Thanh niên Việt - Trung: Vững vàng lý tưởng". Chương trình đã đón 100 đại biểu thanh niên ưu tú Trung Quốc, diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến tất cả các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文