Nhiều chủ đầu tư nhà ở xã hội tự cứu mình

09:01 25/02/2017
Người thu nhập thấp khát nhà ở, doanh nghiệp xây xong không bán được, nguyên nhân được mổ xẻ là do chính sách tín dụng. Không trông chờ vào những chính sách tín dụng từ Nhà nước, nhiều chủ đầu tư nhà ở xã hội đã phải tìm cách tự cứu mình. Thế nhưng, theo các chủ đầu tư thì đây cũng chỉ là biện pháp tình thế.

Chị Đoàn Thị Hương là một trong những khách hàng vừa tiếp tục ký hợp đồng mua nhà tại dự án nhà ở xã hội The Vesta (phường Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội) phấn khởi cho biết, nhờ chính sách bán hàng linh động của chủ đầu tư, vợ chồng chị mới dám tiếp tục ký hợp đồng mua nhà ở dự án này. 

Theo chị Hương thì khoản tiền vay gần 500 triệu đồng của vợ chồng chị được Ngân hàng Vietinbank và chủ đầu tư cùng hỗ trợ lãi vay để lãi suất ở mức 5% theo gói vay giá rẻ trước đây. 

“Vợ chồng tôi đã đăng ký mua nhà ở dự án này từ tháng 4-2016, nhưng đến tháng 6-2016 khi chuẩn bị ký hợp đồng mua bán thì hết gói 30 nghìn tỷ. Vì thế mà hợp đồng đành phải dừng lại. Cách đây ít hôm, chủ đầu tư thông tin sẽ hỗ trợ lãi suất và mời lên xem xét, chúng tôi mới dám ký hợp đồng mua nhà”, chị Hương cho hay.

Tìm hiểu thực tế từ dự án nhà ở xã hội The Vesta này, ông Vũ Kim Giang, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản (BĐS) Hải Phát, đại diện chủ đầu tư cho biết, để hỗ trợ khách hàng, Hải Phát và Ngân hàng Vietinbank sẽ hỗ trợ khách hàng để vay mua nhà tại dự án với mức lãi suất 5% trong 15 năm. 

Dự án nhà ở xã hội The Vesta, chủ đầu tư đang phải tự “cứu” mình bằng cách hỗ trợ lãi suất cho khách mua nhà.

“Nếu khách hàng vay với lãi suất khoảng 8% thì khách hàng chỉ phải trả 5%, còn doanh nghiệp sẽ hỗ trợ 3%. Hải Phát sẽ lấy lợi nhuận trong mức khống chế 10% của Nhà nước cho phép để hỗ trợ khách hàng. Thực tế đây chỉ là biện pháp tình thế mà chúng tôi đưa ra để giải quyết lượng hàng lớn từ dự án này”, ông Giang cho biết. 

Tuy nhiên, những khách hàng muốn được vay mua nhà tại dự án này cũng phải ký hợp đồng trong khoảng thời gian nhất định. Sau đó, chủ đầu tư sẽ phải điều chỉnh chính sách. 

“Khách muốn mua nhưng không đủ khả năng. Chúng tôi muốn bán thì lại không bán được. Cả dự án với 2.000 căn hộ mà để nằm đó thì của đau con xót nên chúng tôi phải tìm cách tự cứu mình trước”, ông Giang than thở.

Cũng giống trường hợp dự án The Vesta, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội Bamboo Garden (Quốc Oai, Hà Nội) cũng phải đưa ra gói hỗ trợ lãi suất 5%/năm trong 5 năm cho đối tượng mua nhà tại dự án. Dự án này đã được đưa vào sử dụng bao gồm 2 tòa chung cư, với 432 hộ.

Thực tế là sau khi gói 30.000 tỷ đồng kết thúc, đã có quy định nhà nước sẽ hỗ trợ ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại do Nhà nước chỉ định. 

Ngay đầu năm 2017, Ngân hàng Chính sách đã phát đi thông điệp sẵn sàng cho vay nhà ở xã hội với kế hoạch xây dựng nguồn vốn đề xuất năm 2017 là 1.000 tỷ đồng. 

Không chỉ vậy, những tháng cuối năm 2016, thông tin về việc được vay vốn ưu đãi mua nhà ở xã hội cũng được phát ra từ Ngân hàng Chính sách nhưng thực tế vẫn chưa đến được với khách mua nhà.

Theo ông Phạm Thế Hưng, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản AZ, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội Bright City thì nhà ở xã hội có đặc thù là phụ thuộc vào chính sách, gần như toàn bộ khách hàng đều trông chờ vào việc hỗ trợ vay vốn mua nhà. Vì thế, khi chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi không ổn định, thì khách hàng không dám mua mà doanh nghiệp cũng dè dặt khi đầu tư. 

Với trường hợp doanh nghiệp đang hỗ trợ khách hàng như dự án The Vesta, ông Nguyễn Kim Giang, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần BĐS Hải Phát cho rằng, doanh nghiệp cũng có thể hỗ trợ được cho khách hàng nhưng chỉ phần nào bởi vì tham gia vào lĩnh vực nhà ở xã hội, các doanh nghiệp đã bị khống chế lãi suất ở mức 10%. Nhiều khách hàng sẽ không thể kham nổi với lãi suất thương mại.

“Ngân hàng Nhà nước cần thiết phải xây dựng chính sách, những gói vay ưu đãi theo hướng dài hạn cho người nghèo. Nếu chính sách thay đổi chóng mặt như hiện nay thì khổ nhất vẫn là người mua nhà. Còn đối với doanh nghiệp xây nhà giá rẻ đòi hỏi chi phí đầu vào quá lớn, giá bán nhà lại rẻ, nhiều quy định chưa rõ ràng… thì khó khiến các chủ đầu tư hào hứng”, ông Giang nói.

Phan Hoạt

Đối tượng đó là Phạm Khắc Dũng (SN 1984, HKTT tại số 98/455 đường Hà Huy Tập, thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Liên quan đến vụ án trên, ngày 20/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) cho biết đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Dũng về hành vi “Chiếm giữ trái phép tài sản”.

Thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Thứ trưởng Lương Tam Quang trao tặng lẵng hoa và gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới chư tôn đức trong Hội đồng chứng minh, Hội đồng trị sự Trung ương GHPGVN và toàn thể tăng, ni, phật tử một mùa Phật đản an lạc, cát tường.

Sáng 20/5, TAND tỉnh Lào Cai mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Văn Vịnh (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai), bị cáo Doãn Văn Hưởng (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai) cùng 15 bị cáo khác trong vụ án: “Rửa tiền”, “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” và “Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến hành vi khai thác trái phép hơn 1,5 triệu tấn quặng Apatit .

Ngày 20/5, Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam 4 tháng đối với Lường Văn Nam (SN 1992, ở tại Xuân Hòa, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) để điều tra về hành vi “Cướp giật tài sản”. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文