Loay hoay quản lý biệt thự cổ ở Hà Nội:

Những “xóm trọ” trong biệt thự cổ

12:04 19/08/2012
Tại địa chỉ 18A Lê Thánh Tông (Hà Nội), ngôi biệt thự cổ đã bị biến dạng gần như hoàn toàn bởi các hộ dân vì điều kiện sống đã cải tạo, cơi nới và trở thành nơi buôn bán từ cháo lòng, cà phê, cửa hàng tạp hóa… Không ai có thể hình dung được, nguyên bản, ngôi biệt thự này là một khách sạn đẹp vào hàng bậc nhất đất Thăng Long thời Pháp thuộc.

Những căn biệt thự với lối kiến trúc Pháp độc đáo, mang nhiều dấu ấn của lịch sử, văn hóa của Thủ đô từ lâu đã quá tải với tốc độ “phình” ra của các hộ dân sinh sống bên trong. Ngoài những biệt thự thuộc quyền quản lý và sử dụng của các cơ quan Nhà nước còn được bảo tồn và không bị hư hại, hầu hết biệt thự cổ được xây dựng trước năm 1954 đều đang xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo không gian và điều kiện sống cho người dân.

Ngôi biệt thự số 8 Tăng Bạt Hổ trước đây do một đơn vị Quân đội quản lý. Từ những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước, đơn vị này phân làm nhà ở cho cán bộ, công nhân. Sau nhiều thập kỷ và qua nhiều thế hệ, ngôi biệt thự hiện là nơi sinh sống của 51 hộ dân và trên 100 con người. Mỗi gia đình chỉ có vẻn vẹn 20m2 bao gồm cả công trình phụ.

Bảo tồn được biệt thự cổ là bài toán không đơn giản.

Chị Mơ, một trong những hộ dân ở đây cho chúng tôi biết, nhiều hộ gia đình phải cơi nới và sống chung nhiều thế hệ trong những căn phòng chật chội như thế. Thậm chí, gầm cầu thang, gara ôtô cũng được sửa chữa thành nhà ở. Những hộ dân ở đây đều đang mong chờ được mua nhà theo Nghị định 61 để có thể dễ dàng bán và chuyển đến nơi khác sống rộng rãi hơn.

Nếu nhìn từ mặt phố Phan Chu Trinh, khó có thể nhận ra sau ngôi nhà cao tầng bề thế ở số nhà 26 là một biệt thự cổ có từ thời Pháp thuộc. Muốn vào ngôi biệt thự hơn 100 năm tuổi phải qua một lối đi nhỏ, sâu hun hút, 2 xe máy đi ngược chiều không thể tránh nhau. Theo gia đình bác Hoàng Quế Song, đang sinh sống tại đây, ngôi biệt thự là của 2 cụ Nguyễn Hữu và Hoàng Thị Đoan.

Chủ nhà vốn là học sinh khóa 1 của Trường Y Đông Dương. Ông bà đã quyết định chia ngôi biệt thự này cho 12 người con. Một thời gian sau đó, 2 người con lại bán phần đất lưu không phía trước, vườn khế bên cạnh trong khuôn viên ngôi biệt thự. Một công ty đã bỏ ra 19 tỷ đồng mua lại toàn bộ diện tích trên và xây một ngôi nhà 5 tầng án ngữ trước mặt ngôi biệt thự. Nhà xây lên đến đâu thì ngôi biệt thự bị che kín đến đó.

Nhiều hộ dân đang sinh hoạt rất chật chội trong các khu biệt thự cổ.

Tương tự, tại địa chỉ 18A Lê Thánh Tông, ngôi biệt thự cổ đã bị biến dạng gần như hoàn toàn bởi các hộ dân vì điều kiện sống đã cải tạo, cơi nới và trở thành nơi buôn bán từ cháo lòng, cà phê, cửa hàng tạp hóa… Không ai có thể hình dung được, nguyên bản, ngôi biệt thự này là một khách sạn đẹp vào hàng bậc nhất đất Thăng Long thời Pháp thuộc.

Bảo tồn biệt thự cổ đã được nhiều chuyên gia cũng như cơ quan quản lý Nhà nước đặt vấn đề từ rất lâu. Trong số gần 1.000 biệt thự cổ ở Hà Nội, theo thống kê của Sở Xây dựng, có tới 80% số lượng bị lấn chiếm, biến dạng, 15% còn nguyên dạng và 5% được xây mới.

Do nhu cầu về diện tích để làm văn phòng, kinh doanh và dịch vụ tăng đột biến, một số biệt thự đã bị phá dỡ và xây lại thành nhà nhiều tầng khiến Hà Nội bị mất đi giá trị về kiến trúc cũng như ý nghĩa văn hóa, lịch sử. Nhiều chuyên gia đánh giá, biệt thự giống như một xóm trọ khi có quá nhiều hộ ở.

Theo Bộ Xây dựng, số biệt thự có 1 đến 2 hộ ở chỉ chiếm tỷ lệ 5% trên tổng số biệt thự dùng để ở, số biệt thự 5-10 hộ chiếm hơn 50%, 10-15 hộ chiếm tỷ lệ khoảng trên 45%, cá biệt có khu lên tới 35-50 hộ cùng sinh sống.

Trước đây, cũng đã từng có đề xuất cho bán biệt thự nhưng lại vấp nhiều ý kiến trái chiều với lý do lo ngại sau khi bán, biệt thự sẽ bị cơi nới tự do, phá nát kiến trúc Hà Nội. Nhưng thực tế, kinh phí Nhà nước cấp cho Hà Nội chỉ đủ để chống dột. Nếu không bán, Hà Nội cũng vẫn loay hoay bởi không thể để người dân sống trong những căn hộ dột nát, xuống cấp với những nhà vệ sinh được xây dựng từ cách đây cả trăm năm.

Theo ông Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc, việc quản lý, bảo tồn và khai thác sử dụng quỹ biệt thự ở Hà Nội đã được ông đưa ra từ cách đây 10 năm nhưng sau đó đã “trôi dần” theo thời gian. Và cho đến thời điểm này, vẫn chưa có một khung pháp lý nào cụ thể. “Trong một thập kỷ ấy, cùng với sự gia tăng về giá trị đất đai, các quỹ nhà biệt thự ngày càng nảy sinh nhiều phức tạp và xuống cấp nghiêm trọng. Thực tế này khiến những người nặng lòng với Hà Nội không khỏi xót xa”, ông Nghiêm băn khoăn

Ngọc Yến - Phan Hoạt

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Đảng ủy, lãnh đạo Cục B03 - Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tá Trần Quang Minh, SN 1938, nguyên Phó Cục trưởng thuộc Cục B53, Tổng cục V - Bộ Công an (nay là Cục B03, Bộ Công an); đã từ trần vào hồi 00h52 ngày 1/5/2024 (tức ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng thọ 87 tuổi.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng tàu, đoạn thuộc địa bàn Đồng Nai, ngày 2/5, Thành ủy TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã làm việc cấp ủy, chính quyền phường Phước Tân. Đây là địa phương có nhiều vướng mắc và được đánh giá phức tạp nhất trong số các xã, phường, thị trấn có dự án trọng điểm quốc gia là tuyến cao tốc đi qua...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an, ngày 2/5, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung điều tra, thu thập chứng cứ về vụ tai nạn lao động khiến 6 người tử vong và 5 người bị thương nặng xảy Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu…

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Đồng chí Đại tá Đậu Bá Thư, sinh ngày 26/3/1935, nguyên Trưởng phòng 2, Cục A14, Tổng cục An ninh (nay là Cục An ninh đối ngoại - Bộ Công an); huy hiệu 60 năm tuổi đảng; được tặng thưởng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba...

17 xe chữa cháy và hơn 100 cán bộ chiến sĩ tham gia dập tắt đám cháy tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu King Fish (phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Trong lúc dập lửa, 2 cán bộ chiến sĩ chữa cháy bị ngạt khói, được đưa vào viện cấp cứu, hiện tình trạng đã ổn định…

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Do lâm bệnh nặng, mặc dù đã được các bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình quan tâm chăm sóc nhưng đồng chí Đặng Thị Cẩm Thúy đã từ trần hồi 15h 20 ngày 01/5/2024 (nhằm ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn) tại Bệnh viện 198 - Bộ Công an.

Vào khoảng 2h30 ngày 2/5, một vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi hoàn toàn một kho chứa phế liệu rộng khoảng 500 m2 tại ấp An Hoà, xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文