Quy hoạch đang gây áp lực lớn cho hạ tầng đô thị

08:20 15/01/2017
Xây dựng nhà chung cư cao tầng là giải pháp "cứu cánh" cho nhiều đô thị, nhất là trong bối cảnh quĩ đất eo hẹp, nhu cầu về nhà ở của người dân tăng cao. Tuy nhiên, xây dựng chung cư ở đâu, qui mô xây dựng thế nào, tiện ích ra sao, có phù hợp với hạ tầng đô thị hay không luôn là câu hỏi đặt ra với nhà quản lý.



Khoảng  gần chục năm trở về trước, khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội đúng là "khu đô thị kiểu mẫu", với một không gian xanh, thanh bình, đáng sống. Nhưng vài năm trở lại đây, khu đô thị Linh Đàm đã trở nên chật chội, quá tải.

Linh Đàm đã "phố hóa", nhất là khi xuất hiện thêm ngày một nhiều những chung cư giá rẻ. Thật không thể ngờ được, chỉ trong một  khu đất tương đương với một sân vận động, người ta có thể xây tới 12 chung cư cao từ 36 đến 41 tầng. Mỗi gia đình ước tính khoảng 3 người, thì đã có tới hơn 20 ngàn nhân khẩu, gấp hơn 2 lần dân số của phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.

Nhìn từ một khu đô thị của Hà Nội để suy rộng ra trên qui mô toàn thành phố cho thấy, với tốc độ xây dựng chung cư cao tầng trong nội đô như cách làm hiện nay thì dù Hà Nội có đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông tới đâu cũng không theo kịp qui mô phát triển dân số cơ học của Thủ đô.

Phát biểu kết luận tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ và các địa phương vào sáng 29-12-2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nêu trước việc xây dựng các khu đô thị cao tầng trên những khu đất mà cơ quan, xí nghiệp đã di dời ra khỏi trung tâm thành phố Hà Nội. Thủ tướng chỉ rõ đây chính là một trong những nguyên nhân gây bất cập cho cơ sở hạ tầng của Thủ đô.

Tiếp đó, trong hội nghị trực tuyến tổng kết năm an toàn giao thông 2016, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cũng lưu ý TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh về các dự án nhà cao tầng gây áp lực với giao thông đô thị.

Ảnh minh họa

Người đứng đầu TP Hà Nội - Chủ tịch Nguyễn Đức Chung trong hội nghị tổng kết và triển khai công tác của Sở Qui hoạch Kiến trúc cũng thừa nhận: Hà Nội đang phải trả giá vì đã làm quy hoạch băm nát Thủ đô. Thế nhưng, sau những phát biểu của lãnh đạo Chính phủ và Chủ tịch UBND TP Hà Nội, trao đổi với báo chí, ông Lê Vinh, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội vẫn cho rằng, nhà cao tầng ở Thủ đô vẫn xây dựng theo qui hoạch, không có gì sai! Ông Vinh nói vấn đề ách tắc giao thông do nguyên nhân tổng hợp chứ không phải chỉ do nhà cao tầng gây ra…?!

Nội đô Hà Nội vốn dĩ đã chật chội, mật độ dân số cao, nhất là trong khu vực phố cổ. Chủ trương giãn dân, di dân đã có, nhưng chưa thực hiện được là bao mà còn bị "nhồi" thêm dân bằng những dự án nhà chung cư cao tầng trên những nền "đất vàng" nội đô, nơi trước kia là những cơ quan, xí nghiệp... Giải thích việc này, người đứng đầu Sở Qui hoạch Kiến trúc Hà Nội cho biết: "Di dân ra ngoài chưa thực hiện được vì cơ sở hạ tầng bên ngoài chưa có. Các nhu cầu về phát triển hạ tầng đòi hỏi số tiền rất lớn!". Vậy thì trong lúc chưa di dân, giãn dân được, đáng ra phải tạm ngưng cho phép xây dựng các chung cư, nhất là chung cư cao tầng nhưng tại sao vẫn nhồi thêm các dự án chung cư cao tầng vào khu vực nội đô?

Chúng tôi đồng ý với  ý kiến của đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng khi bàn về ùn tắc giao thông của Hà Nội, ông Nhưỡng cho rằng, không thể đổ lỗi do thiếu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài nội đô mà ở đây là vấn đề cơ chế. Tiền nhà đầu tư đổ vào Hà Nội rất nhiều, nhưng tại sao lại không để họ đầu tư cho hạ tầng giao thông mà lại đi xây nhà ở? Vấn đề là cơ chế chính sách của Hà Nội như thế nào để nhà đầu tư mặn mà với các dự án hạ tầng.

Quy hoạch đang gây áp lực lớn cho hạ tầng đô thị

Chủ trương xây dựng nhà cho người có thu nhập thấp là chủ trương đúng, nhân văn, làm cho người lao động có thu nhập trung bình có khả năng mua được nhà ở. Tuy nhiên, không lợi dụng danh nghĩa "xây nhà cho người có thu nhập thấp" để làm theo cách chồng tầng vô tội vạ, rồi ngăn nhỏ căn hộ để bán nhằm giảm thiểu chi phí đầu vào, tăng hệ số sử dụng đất, trong khi hạ tầng kĩ thuật thiếu thốn, hầm để xe chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu để xe máy, nhà hội họp công cộng không có, thang máy hoạt động quá tải vào giờ cao điểm.

Về chủ trương xây dựng, cải tạo lại các chung cư cũ, đây là việc làm cần thiết, tạo bộ mặt mới cho Thủ đô. Tuy nhiên, nếu cứ mỗi tòa chung cư cũ 4 tầng lại thay vào một chung cư mới cao hàng chục tầng thì số dân hút vào nội đô, chỉ riêng ở mỗi khu tập thể này sẽ tăng lên gấp 3 đến 4 lần.

Thiết nghĩ, một chủ trương đưa ra bao giờ cũng có hai mặt, mặt tốt và mặt trái. Nhà quản lý phải tiên lượng, nắm bắt được mặt trái phát sinh, từ đó có biện pháp quản lý chặt chẽ, phù hợp, không để nhà đầu tư lợi dụng, nhân danh cái tốt để trục lợi. Đồng thời, phải giữ nghiêm kỷ cương trật tự đô thị. Việc Chính phủ chỉ đạo kiên quyết trong xử lý công trình vi phạm tại 8B Lê Trực, quận Ba Đình là bài học cho cả nhà quản lý và các chủ đầu tư có tư tưởng muốn "vượt rào".

Đào Minh Khoa

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文