"Sốt" giá vật liệu xây dựng vì đâu?

11:23 12/04/2010
Giá thép, xi măng, cát vàng… một số nguyên vật liệu chủ yếu trong xây dựng đã cùng tăng suốt thời gian qua gây nên những khó khăn cho đời sống xã hội, ảnh hưởng tới tiến độ nhiều công trình đang thi công. Nguyên nhân chính của thực trạng này vẫn được quy cho việc tự ý "làm giá" của các nhà sản xuất.
>> Nhà thầu “tái mặt” vì giá vật liệu tăng cao

Tăng do "đầu cơ", "làm giá”?

Sông Hồng cạn nước khiến lưu thông đường thủy khó khăn, tàu thuyền chở cát từ Việt Trì, Phú Thọ hay bị mắc cạn, thời gian đi lại lâu hơn là nguyên nhân được nhiều chủ cửa hàng vật liệu xây dựng đưa ra lý giải cho việc tăng giá cát vàng. Giá cát vàng đã tăng từ 1,5 đến 2 lần, hiện đang ở mức 700 nghìn đến 750 nghìn một xe 2,5 tấn.

Cũng từ sau Tết Nguyên đán Canh Dần, giá thép lừ lừ tăng từ 3 đến 4 triệu đồng tấn. Hiện giá thép đã tiệm cận 17 triệu đồng/tấn. Đây là điều không bình thường vì ngành Thép ở Việt Nam vẫn được coi là "cung" đang vượt "cầu".

Tại Hội nghị giao ban trực tuyến bàn các giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh do Bộ Công thương tổ chức vừa qua, ông Nguyễn Thanh Chủy, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam đưa ra các con số: "Giá trị sản xuất của ngành thép đã tăng trên 30%, thép cán tăng 32%, trong khi nhu cầu tiêu thụ chỉ tăng 31%".

Lý giải nguyên nhân tăng giá thép, ông Nguyễn Thanh Chủy cho rằng: "Giá đầu vào của một số nguyên liệu cũng tăng mạnh như quặng sắt, phôi thép. Quặng hiện có giá: 150 USD/tấn, tăng 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2009. Giá thép phế bình quân tháng 3 là 430 USD, tăng 60 USD tấn so với tháng 1. Đến tháng 4 giá thép phế tiếp tục tăng lên khoảng 450 USD tấn. Phôi thép tháng 3 bình quân 571 USD/tấn, tăng 80 USD/tấn. Tháng 4 đã ở mức 620 USD/tấn".

Tuy nhiên, ông Chủy cũng khẳng định: Trên thị trường không hề thiếu thép. Hiện tại, công suất cán thép xây dựng trong nước đã lên tới hơn 7 triệu tấn/năm, riêng Tổng Công ty đã đạt gần 4 triệu tấn. Trong khi đó, nhu cầu về thép xây dựng của cả nước chỉ ở mức hơn 5 triệu tấn/năm.

Sản xuất vượt trội so với tiêu thụ nhưng giá cả vẫn "sốt", người tiêu dùng vẫn phải dùng thép giá cao là nghịch lý khó có thể chấp nhận. Liệu đây có phải là minh chứng cho hiện tượng "đầu cơ", lũng đoạn giá.

Ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cũng băn khoăn: "Để xảy ra tình trạng này là chuyện rất khó giải thích. Thép chắc chắn không thiếu, vì dự trữ phôi thép trong nước vẫn ở mức cao (khoảng 500.000 tấn) và lượng tồn kho của các nhà sản xuất luôn ở mức an toàn, hợp lý (khoảng 200.000 tấn). Ông Cường cũng nhất trí với quan điểm, "sốt" giá thép là có thể xuất phát từ căn nguyên "đầu cơ" của một số nhà sản xuất, phân phối.

Chỉ kiểm tra khi có biến động giá là chưa đủ

Hiện tượng đầu cơ, làm giá nếu có thật, là do chúng ta đã thiếu một cơ chế phân phối hợp lý, các cơ quan quản lý giá chưa nắm được giá thành sản xuất của các mặt hàng thiết yếu, để các đơn vị này tự tung tự tác, ông Dương Văn Cận - Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng) - lên tiếng. Nhà nước chưa kiểm tra, giám sát được các khâu từ sản xuất đến phân phối của các mặt hàng này, vẫn để các nhà sản xuất tùy cơ ứng biến. Trong khi đó, các cơ quan quản lý chỉ vào cuộc kiểm tra khi có biến động trên thị trường như sốt giá, khan hiếm hàng hóa. Đây cũng là sự phản ứng bị động, thiếu quán xuyến của các ngành chức năng, ông Dương Văn Cận phân tích.

Ông Cận cũng đưa ra phương án, nên xây dựng cơ chế phân phối văn minh uyển chuyển hơn, xây dựng đội ngũ các nhà phân phối chuyên nghiệp, kết hợp giữa phân phối và bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng… Như thế, người tiêu dùng có thể lựa chọn mua hàng trực tiếp của nhà sản xuất hoặc qua các đại lý trung gian để tránh tình trạng bị làm giá, ép giá do độc quyền phân phối

N.H.S.

Theo báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quý I/2024 của UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, hầu hết các cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chủ động hơn trong kiểm tra, thanh tra phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực còn chưa đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả chưa cao; công tác kiểm tra, giám sát nội bộ chưa thường xuyên…

Bằng chiêu trò ủy quyền qua nhiều đầu mối trung gian, các đối tượng đã tạo lòng tin cho nhà đầu tư mua những mảnh đất giá rẻ, sau đó âm thầm khởi kiện hoặc đưa ra kịch bản đang tranh chấp để lấy lại đất từ chính người được ủy quyền mà không hề thông báo cho người mua cuối cùng được biết.

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文