Tạo quỹ đất để làm 1 triệu căn nhà ở xã hội giá rẻ

09:22 17/09/2018
Nhu cầu về nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn TP Hồ Chí Minh hiện rất lớn, khảo sát của Sở Xây dựng và Viện Nghiên cứu phát triển thành phố cho thấy đang có khoảng 500 ngàn hộ dân chưa sở hữu nhà ở.

Trong đó, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại thành phố đang có khoảng 139.000 người chưa có nhà ở, cần khoảng 80.000 căn hộ. Trong số hơn 402.000 công nhân, lao động đang làm việc trong các KCX - KCN tại thành phố đã có đến 284.000 người phải thuê chỗ ở trong các dãy nhà trọ chật chội, tạm bợ và phần lớn không đủ tiện ích, không đảm bảo an toàn, an ninh do các hộ gia đình, cá nhân đầu tư. 

Ngoài ra, tại thành phố còn có hơn 400 ngàn sinh viên đến từ các tỉnh, thành. Do đó, Hiệp hội Bất động sản thành phố dự báo nhu cầu nhà ở vừa túi tiền, nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội, nhà ở cho thuê giá rẻ trên địa bàn thành phố trong 10 năm tới có thể lên đến con số 1 triệu căn. 

Dù vậy, theo kế hoạch phát triển NƠXH của Sở Xây dựng, thì đến năm 2020 cũng chỉ có 39 dự án với quy mô 45 ngàn căn hộ và có 30 ngàn căn được hoàn thành đưa vào sử dụng với mục đích 20% dành để cho thuê, 60% căn hộ để bán trả góp dài hạn, phần còn lại chủ đầu tư dành để bán thương mại. 

Để đáp ứng nhu cầu về NƠXH, những năm gần đây, nhiều DN đầu tư dự án BĐS đã chuyển hướng sang đầu tư vào phân khúc nhà ở vừa túi tiền, nhà ở giá rẻ, có giá bán từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng.

Công nhân, lao động tự do và người thu nhập thấp vẫn chủ yếu phải ở trọ tạm bợ.

Nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong việc phát triển NƠXH cho cả nước nói chung, TP Hồ Chí Minh nói riêng, ngày 28-5, Bộ Xây dựng đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung vốn tín dụng cho lĩnh vực này. 

Trong đó Bộ Xây dựng cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến việc chậm phát triển NƠXH là do nguồn vốn cấp bù lãi suất cho các tổ chức tín dụng để cho vay thực hiện chính sách về NƠXH đến nay vẫn chưa được bố trí. 

Đồng thời, sau khi gói tín dụng ưu đãi 30 ngàn tỉ kết thúc, ngân sách đã không bố trí được nguồn vốn để tiếp tục cho vay ưu đãi. Tình trạng này dẫn đến cả nước có đến 206 dự án NƠXH với quy mô 168.700 căn hộ đang bị chậm tiến độ hoặc tạm dừng thi công.

Theo Hiệp hội BĐS thành phố, với đặc thù của TP Hồ Chí Minh, cần tập trung phát triển chủ yếu là loại căn hộ NƠXH 1- 2 phòng ngủ, diện tích khoảng 25-77m², có giá bán khoảng 250-700 triệu đồng/căn. Cùng lúc, thành phố vẫn có thể làm được căn hộ 30m², gồm 20m² sàn và 10m² gác lửng với giá trên dưới 200 triệu đồng/căn để bán hoặc cho thuê bên cạnh các KCN, nơi đã có các tiện ích, dịch vụ cơ bản. 

Trong đó cần tập trung điều chỉnh quy hoạch để dành quỹ đất làm nhà ở xã hội như tại KCX Linh Trung 1, 2 và 3, nơi đang có đến 326ha; Khu công nghệ cao với tổng diện tích dự kiến lên đến 913ha; Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh với quy hoạch lên tới 647ha. 

Bởi hiện tại KCX Tân Thuận có diện tích 320ha cũng đã điều chỉnh quy hoạch và giao cho Công ty Sadeco và các doanh nghiệp FDI phát triển dự án NƠXH phục vụ công nhân, lao động trong KCX này. Với quỹ đất tại các KCN trên, TP Hồ Chí Minh có thể làm được khoảng 10 ngàn căn hộ NƠXH 30m2 có giá bán khoảng trên dưới 200 triệu đồng/căn.

Trong lúc các KCX - KCN, khu công nghệ cao đang rất cần phát triển loại hình căn hộ NƠXH để cho thuê với giá 2-3 triệu đồng/tháng mới hợp với nhu cầu thực tế của công nhân, người lao động nên thành phố cần tập trung phát triển loại diện tích nhỏ để cho thuê. Với hơn 400 ngàn sinh viên, nhu cầu nhà ở thương mại cũng rất lớn.

Hiệp hội BĐS cho rằng, ngoài bổ sung một loạt cơ chế chính sách ưu tiên, ưu đãi để khuyến khích DN tham gia, thu hút nguồn vốn xã hội, thì vấn đề quan trọng nữa là thành phố phải tạo đủ quỹ đất để phát triển NƠXH cũng như quy hoạch các khu vực phát triển tập trung cạnh các KCN, trường đại học… 

Trong đó tập trung sử dụng hợp lý và hiệu quả quỹ đất công của thành phố. Một nguồn qũy đất quan trọng khác là đất công được tạo lập trong quá trình quy hoạch các khu đô thị vệ tinh, các KCN, khu công nghệ cao, KCX như tại Khu đô thị mới Nam Sài Gòn, diện tích 2.965ha; Khu đô thị công nghiệp Tây Bắc có diện tích 6.000ha; Khu đô thị công nghiệp cảng biển Hiệp Phước diện tích đạt 3.600ha… cũng như nguồn đất công đang sử dụng làm nhà xưởng sản xuất ô nhiễm tại các quận, huyện thuộc diện phải di dời vào các KCN hoặc quỹ đất công của các DNNN thực hiện chủ trương cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước. 

Song để phát triển NƠXH ở những khu vực trên, trước hết thành phố cần lập quy hoạch phát triển để có kế hoạch đầu tư bổ sung hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, kết nối hạ tầng giao thông với các khu vực này.

Đ.Thắng

Sau gần 1 tháng xét xử và nghị án, sáng 21/4, HĐXX phúc thẩm, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã tuyên giảm mức án cho bị cáo Trương Mỹ Lan từ chung thân xuống 30 năm tù, giữ nguyên  hình phạt 12 năm tù về tội “Rửa tiền” và 8 năm tù tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Sáng 21/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) cùng 11 bị cáo khác về tội tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan Công ty Trung Nam Thuận Nam. Bị cáo Hoàng Quốc Vượng chịu cáo buộc làm trái nghị quyết của Chính phủ, giúp các Công ty Trung Nam Thuận Nam và Công ty Solar Farm Nhơn Hải hưởng lợi bất chính hơn 1.043 tỷ đồng. Đổi lại, cựu Thứ trưởng được “lót tay” 1,5 tỷ đồng.

Chúng tôi đến với Lạng Sơn những ngày đầu tháng 4, dọc đường hoa gạo vẫn chưa hết rực đỏ. Chỉ hơn 2 tiếng đồng hồ trên đường cao tốc từ Hà Nội tới thành phố Lạng Sơn, đi tiếp chừng 30 cây số nữa, chúng tôi đến với địa bàn xã biên giới Tân Thanh, huyện Văn Lãng - nơi mà trong ký ức của chúng tôi chục năm về trước, Tân Thanh luôn tấp nập, nhộn nhịp bởi những khu chợ biên giới sầm uất, mà bất cứ ai khi ghé thăm Lạng Sơn, dù đường đi có vất vả đến mấy cũng vẫn muốn được đến chợ cửa khẩu Tân Thanh để tranh thủ mua sắm.

Ngày 21/4, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư khai thác và chế biến khoáng sản là Bentonite tại xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai khoáng Bảo Nguyên.

Với chiều dài hơn 60km, tổng mức đầu tư 4.600 tỷ đồng, dự án đường ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò đoạn qua địa bàn tỉnh Nghệ An đến nay còn vướng mắc ở nhiều đoạn, tuyến do vướng khâu mặt bằng, buộc nhà thầu phải thi công “nhảy cóc”. Mặc dù chính quyền đã quyết liệt vào cuộc, song nhiều hộ gia đình vẫn cố thủ, không chấp thuận các phương án đền bù dẫn đến dự án chậm tiến độ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.