Bao giờ sẽ có nhà ở “vừa túi tiền”?

07:21 09/12/2024

Nhà ở thương mại vừa túi tiền được coi như lời giải nhằm tạo cơ hội tiếp cận nhà ở cho người có nhu cầu thực. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này cần giải pháp đồng bộ, trong đó có việc mạnh tay chặn đứng nạn đầu cơ. Đây là nhận định của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam Bùi Văn Doanh về vấn đề tiếp cận nhà ở của người dân trong bối cảnh giá nhà leo thang hiện nay.

Không chỉ ông Doanh mà rất nhiều chuyên gia cũng cho rằng, hiện nay cần thiết phải phát triển loại hình nhà ở thương mại vừa túi tiền bởi nó sẽ giúp cân bằng thị trường bất động sản, góp phần giải quyết bài toán an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Cần nhiều giải pháp tháo gỡ mới có thể phát triển phân khúc nhà ở thương mại vừa túi tiền đúng mục đích. Ảnh minh họa: CTV.

Giá nhà đã vượt quá xa thu nhập          

Theo Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, khảo sát của Tổng cục Thống kê về mức sống của cư dân năm 2023 cho thấy, nhóm hộ có thu nhập cao nhất (gồm 20% dân số có thu nhập cao nhất) có thu nhập bình quân 10,86 triệu đồng/người/tháng, cao gấp 7,5 lần so với nhóm có thu nhập thấp nhất chỉ bình quân 1,45 triệu đồng/người/tháng. Kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê này cũng cho biết, thu nhập bình quân đầu người/tháng của cả nước năm 2023 là 4,96 triệu đồng, trong đó khu vực thành thị là 6,26 triệu đồng, cao gấp gần 1,5 lần khu vực nông thôn ở mức 4,17 triệu đồng.

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, thu nhập bình quân đầu người đang cách rất xa so với giá nhà. Hiện nay, mặt bằng giá nhà ở được thiết lập đang ở mức cao. “Ước tính trung bình giá căn hộ chung cư phân khúc thấp nhất tại Hà Nội cũng ở mức 40 – 45 triệu đồng/m2. Ngay nhà ở xã hội ở những dự án có tính thanh khoản mức giá cũng khoảng 20 triệu đồng/m2, nhưng đó là giá được phê duyệt, còn giá bán lại ở một số dự án có tính thanh khoản cao thường lên tới mức 40 – 50 triệu đồng/m2. Như vậy, nếu so sánh giữa giá nhà với mức thu nhập của người dân thì thấy có khoảng cách rất lớn. Chỉ cần suy luận theo logic thì hầu như người có thu nhập trung bình trở xuống không thể mua nổi nhà, kể cả nhà ở xã hội”, ông Bùi Văn Doanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam phân tích.

Chính vì thế, ông Doanh cho rằng, trong bối cảnh giá nhà đang leo thang như hiện nay thì việc phát triển phân khúc nhà ở thương mại vừa túi tiền sẽ là lời giải cho bài toán “an cư” của đa số người dân đang có mức thu nhập trung bình và thấp tại khu vực đô thị. “Nhóm đối tượng này không đủ tiền để mua nhà ở cao cấp nhưng cũng không thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội. Trong khi đó, nhà ở thương mại giá rẻ đã gần như biến mất. Do đó, nếu chỉ phát triển nhà ở cao cấp hay nhà ở xã hội, nhóm đối tượng này không thể tiếp cận, tạo nên khoảng trống trong cung nhà ở và sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận nhà ở, ảnh hưởng tiêu cực đến an sinh, ổn định xã hội”, ông Doanh nói.

Nếu có chính sách phát triển nhà ở thương mại vừa túi tiền với mức giá khoảng 30 triệu đồng/m2 sẽ là giải pháp “an cư” cho đa số người dân tại các đô thị lớn.

Song hành cùng nhà ở xã hội

Mặt bằng giá nhà ở phân khúc thấp hiện nay cũng đã ở mức 45 – 50 triệu đồng/m2. Ngay cả nhà ở xã hội ở một số dự án cũ cũng được rao bán lại với mức 40 – 50 triệu đồng/m2. Do đó, phát triển nhà ở thương mại vừa túi tiền với mức giá trung bình khoảng 30 triệu đồng/m2 sẽ đáp ứng được khả năng tài chính của số đông người mua nhà, ổn định thị trường nhà ở. Theo các chuyên gia, kỳ vọng thì rất nhiều nhưng chắc chắn thách thức cũng không ít.

Theo TS Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, cần có và phát triển phân khúc nhà ở thương mại vừa túi tiền trong bối cảnh hiện nay. Cùng với nhà ở xã hội, nhà ở vừa túi tiền, giá 2 - 2,5 tỷ đồng/căn, sẽ là xu hướng phát triển chính trong giai đoạn tới, mở ra cơ hội giải quyết chênh lệch cung - cầu, đáp ứng nhu cầu nhà ở của đa số người dân và kéo giảm mặt bằng giá nhà của toàn bộ thị trường.

“Tuy nhiên, hiện nay chúng ta chưa có định nghĩa chính thức về nhà ở vừa túi tiền và các chính sách để phát triển loại hình nhà ở này. Do đó, cơ quan quản lý nhà nước nên sớm nghiên cứu các cơ chế, chính sách ưu đãi dành riêng cho nhà ở vừa túi tiền với mục tiêu chính là khuyến khích chủ đầu tư tham gia phát triển nguồn cung phân khúc này, đáp ứng nhu cầu về nhà ở của các hộ gia đình có thu nhập trung bình hoặc cận trung bình. Loại hình nhà ở này sẽ phát triển song song với nhà ở xã hội, cũng sẽ có những chính sách ưu đãi nhất định”, TS Nguyễn Văn Đính cho biết.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam Bùi Văn Doanh cũng cho rằng, Nhà nước cần có chính sách cụ thể từ cấp trung ương đến địa phương để khuyến khích phát triển phân khúc nhà ở thương mại vừa túi tiền. Chính sách này bao gồm từ chủ trương đến các chính sách cụ thể mang tính toàn diện, tổng thể và tổ chức thực hiện. Trong đó có thể tập trung vào các chính sách về quỹ đất và đặc biệt là về tài chính và nguồn vốn. Chẳng hạn như có chính sách ưu tiên quỹ đất cho phát triển nhà ở thương mại vừa túi tiền hơn với một số loại hình và phân khúc khác, mức ưu tiên có thể chỉ sau nhà ở xã hội.

Trong khi đó, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thì phát triển phân khúc nhà ở thương mại vừa túi tiền là giải pháp căn cơ, góp phần phát triển cân bằng cho thị trường bất động sản Việt Nam thời điểm hiện nay. Cùng với đó, loại hình nhà ở này cũng sẽ giúp hạn chế tình trạng đầu cơ, làm méo mó thị trường.

“Nguồn lực tài chính được coi như một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển loại hình nhà ở này. Do đó, nghiên cứu chính sách về tín dụng ưu đãi để thu hút chủ đầu tư tham gia sẽ tháo gỡ được khó khăn lớn nhất. Giải quyết được câu chuyện chính sách cho nhà ở vừa túi tiền từ quy hoạch đến nguồn vốn thì phân khúc này sẽ phát triển nhanh chóng”, ông Đặng Hùng Võ nhận định.

Phan Hoạt

Với sự quyết tâm cao của hai Bộ, cùng sự phối hợp chặt chẽ và tinh thần trách nhiệm từ các cấp, Dự án “Xây dựng Hệ thống quản lý dân cư và căn cước công dân” sẽ được triển khai thành công, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Lào lên tầm cao mới.

Ngày 20/12,  ông Võ Nguyên Chương, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đã thông tin về vụ việc thu hồi 238 sổ đỏ xuất phát từ một vụ án hình sự làm giả con dấu, tài liệu của của Nhà nước. Qua đó, Đà Nẵng đã có phương án xử lý có lợi nhất cho người dân.

Năm 2016, ông Ngô Văn Long ký hợp đồng nhận chuyển nhượng 2 thửa đất liền kề có tổng diện tích hơn 161m2, gồm một phần diện tích đất nông nghiệp và đất ở tại phường Phú Hữu, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh từ chủ sử dụng đất là ông Ngô Nam Thắng và thực hiện đầy đủ thủ tục để cập nhật, đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ). Nhưng từ năm 2018 đến nay, ông Long đã nhiều lần kêu cứu khắp nơi để được bảo vệ quyền lợi chính đáng trước sự tắc trách của chính quyền địa phương…

Chiều 20/12, Công an thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) cho biết, các tổ công tác của Ban chuyên án Công an thị xã đã tổ chức mật phục, phối hợp bắt giữ 3 đối tượng về các hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy trên địa bàn thị xã Điện Bàn và TP Hội An.

Ngày 20/12, Cơ quan CSĐT Công an  Đà Nẵng cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Huỳnh Thị Thanh Hiền (SN 1977, trú phường Phước Ninh, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hiền được nhiều người biết như một “đại gia”, từng thành lập nhiều doanh nghiệp bất động sản và đầu tư một số dự án.

Sau nhiều lần báo chí phản ánh việc: Tổ hợp khách sạn – căn hộ Mường Thanh (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) phát sinh hàng loạt căn hộ không đúng mục đích thiết kế; cư dân sinh sống không được đăng ký cư trú hay thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp, ngày 20/12, tại cuộc họp báo quý 4/2024, lãnh đạo chính quyền TP Đà Nẵng cho biết sẽ xử lý dứt điểm để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文