Đảm bảo cung - cầu nhà ở bình dân trước áp lực từ dòng vốn ngoại

07:16 29/09/2022

“Thông báo điều chỉnh room tín dụng mới đây của NHNN là một động thái tích cực, giúp trực tiếp bơm nguồn tiền vào nền kinh tế, từ đó tiếp sức cho các lĩnh vực và ngành nghề bao gồm dịch vụ, sản xuất, kinh doanh và BĐS”, TS Sử Ngọc Khương - chuyên gia kinh tế nhận định.

Từ đầu năm đến nay, dòng vốn cho thị trường bất động sản (BĐS) bị thu hẹp do việc kiểm soát chặt nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp… Do đó việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng (room) tín dụng năm 2022 đối với một loạt các ngân hàng (Sacombank được nới room thêm 4%, Agribank 3,5%, MB 3,2%, Vietcombank 2,7%, TPBank 1,2%, SHB 3,2%, OCB 3,1%, VIB 3%...) đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của doanh nghiệp, nhà đầu tư và khách hàng trên thị trường BĐS.

“Thông báo điều chỉnh room tín dụng mới đây của NHNN là một động thái tích cực, giúp trực tiếp bơm nguồn tiền vào nền kinh tế, từ đó tiếp sức cho các lĩnh vực và ngành nghề bao gồm dịch vụ, sản xuất, kinh doanh và BĐS”, TS Sử Ngọc Khương - chuyên gia kinh tế nhận định.

Một dự án căn hộ bình dân hiếm hoi cạnh Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Việc nhiều ngân hàng công bố tăng lãi suất huy động những ngày gần đây cũng khiến người dân, doanh nghiệp có nhu cầu vay e ngại. Ông Trung, đại diện một doanh nghiệp kinh doanh BĐS cho rằng, khi huy động tiền gửi lãi suất cao, chắc chắn lãi suất cho vay ra sẽ tăng lên trong khi thị trường nhà, đất đang chững lại cũng là vấn đề không đơn giản với các chủ đầu tư BĐS.

Từ đầu năm đến nay, mặc dù thu hút vốn FDI của cả nước giảm gần  13% so với năm ngoái, nhưng lượng vốn FDI chảy vào BĐS lại tăng lên mức hơn 3,3 tỷ USD, chiếm 19,9% tổng vốn FDI đăng ký.

“Đối với một đất nước đang khôi phục sản xuất, kinh doanh sau đại dịch như Việt Nam hoặc với một siêu độ thị hơn 10 triệu dân như TP Hồ Chí Minh, các khoản đầu tư FDI là rất quan trọng”, ông Khương nhận xét. Nhưng khi nguồn vốn ngoại chảy mạnh vào BĐS, nhất là BĐS nhà ở cũng gây nhiều quan ngại, cả trước mắt và lâu dài. Về trước mắt, TS Sử Ngọc Khương cho rằng, việc kêu gọi vốn cho BĐS thông qua hình thức mua bán, sáp nhập dự án (M&A) đã hoàn thiện về mặt thủ tục pháp lý vẫn được các nhà đầu tư ngoại tin tưởng và hướng đến và đây là cơ hội lớn dành cho các doanh nghiệp trong nước.

Song để có thể M&A dự án BĐS, quy định hiện nay buộc chủ dự án buộc phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong khi đó, các dự án cần chuyển nhượng chủ yếu là những dự án đang khó khăn về vốn nên chưa thể hoàn thành thủ tục hoặc đang bị vướng về pháp lý. Chỉ riêng tại TP Hồ Chí Minh đã có hàng trăm dự án dở dang, vướng pháp lý kéo dài đã và đang tiếp tục nằm im chờ đợi không thể triển khai. Vốn FDI dồi dào trong khi dự án BĐS có thể bán rất ít dẫn đến tình trạng nhà đầu tư ngoại ôm vốn chờ tìm mua dự án BĐS.

Nhà đầu tư ngoại tìm mua dự án BĐS để phát triển nhà ở theo chuẩn mực cao cấp riêng trong khi các chủ đầu tư trong nước cũng tận dụng triệt để tình trạng khan hiếm dự án, ồ ạt quay sang nâng tầm phân khúc căn hộ. Về lâu dài, điều này sẽ tiếp tục khiến thị trường mất cân đối trong cung - cầu nghiêm trọng về nhà ở.

Tại một thị trường lớn như TP Hồ Chí Minh, trong nửa đầu năm nay Sở Xây dựng chỉ có thể xác nhận đủ điều kiện để huy động vốn đối với nhà ở hình thành trong tương lai cho 17 dự án với tổng số 9.456 căn, chủ yếu là chung cư. Trong đó phân khúc chung cư cao cấp đã chiếm đến 7.577 căn, căn hộ trung cấp chỉ có 1.879 căn và không có căn hộ bình dân nào. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS thành phố đã từng khuyến cáo tại nhiều diễn đàn và cuộc họp khi phân khúc nhà ở bình dân dưới 30 triệu đồng/m2 tại TP Hồ Chí Minh năm 2020 chỉ còn chiếm 1%; năm 2021 và hiện nay không còn nhà ở vừa túi tiền. Trong khi nhà ở cao cấp chiếm đến 74%, còn lại 26% là nhà ở trung cấp. Thậm chí, gần đây tại TP Hồ Chí Minh đã có những căn nhà liền đất có giá bán 500 tỷ đồng, hoặc căn hộ cao cấp hạng sang có giá trên 100 tỷ đồng.

Với thực trạng trên, để thị trường BĐS có thể “tải” hết được dòng vốn FDI một cách hiệu quả trong lúc vẫn đảm bảo dung hòa được cung - cầu, tránh đầu tư “lệch pha” trên thị trường vẫn là bài toán khó.

Theo TS Sử Ngọc Khương, để phát triển dự án BĐS, ngoài nguồn lực và tài chính thì các thủ tục pháp lý là vấn đề nan giải nhất. Nếu không tháo gỡ cho các dự án còn vướng mắc vấn đề pháp lý, thì việc nới room tín dụng và tăng nguồn lực sẽ không tạo nên những thay đổi rõ rệt cho các doanh nghiệp hay cải thiện tình trạng hạn chế về nguồn cung BĐS nhà ở trên thị trường. Ông Lê Hoàng Châu thì cho rằng, để tránh phát triển lệch pha về nhà ở, ngay từ khi quy hoạch phát triển đô thị, chính quyền các địa phương cần có định hướng rõ ràng về tỷ lệ phát triển nhà ở bình dân so với số lượng nhà ở cao cấp trong mỗi khu vực.

Đ.Thắng

Tỉnh Ninh Bình có 16% dân số theo đạo Thiên Chúa Giáo, trong đó Giáo phận Phát Diệm giữ vị trí quan trọng trong cộng đồng Công giáo Việt Nam. Tại các xã, thị trấn thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, lực lượng Công an chính quy vùng đồng bào có đạo đã vừa nỗ lực “gần dân, hiểu dân, sát dân” để triển khai các mô hình phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc.

Nguyễn Quốc Quân, còn gọi Quân “Idol”, khét tiếng là tay anh chị ở phố núi Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Trong thời gian dài, đối tượng này nổi lên với nhiều hoạt động làm ăn có dấu hiệu bất minh. Đặc biệt, Quân thường lên mạng xã hội đăng tải nhiều hình ảnh đe dọa, chửi bới người khác do chính y tổ chức, khiến dư luận bất bình. Quân “Idol” sau đó đã bị Cơ quan Công an bắt giữ, khởi tố với nhiều tội danh khác nhau.

Ngày 21/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng về nguyên nhân và biện pháp xử lý khả năng thoát nước mặt cầu thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Liên quan đến vụ án đưa, nhận hối lộ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hoá), sáng 21/5, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã thi hành Lệnh khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam thêm 3 bị can có liên quan, gồm: Nguyễn Thế Hùng (SN 1979), nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Lê Huy Hoàng (SN 1986), Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Cao Xuân Hiệp (SN 1984), cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn.

Đánh giá sơ bộ cho thấy, tại khu vực xã Phong Vân (huyện Ba Vì), việc nạo vét, hút cát trái phép, không đúng kỹ thuật, hút cát sát bờ sông, thềm sông tạo ra các hố xói, vực sâu cục bộ gây biến đổi đột ngột địa hình lòng dẫn, thay đổi dòng chảy, làm suy kiệt mực nước ngầm và hậu quả là sụt lún, nứt đất.

Ra thăm vườn, người phụ nữ tá hỏa khi phát hiện 56 gốc với hơn 1.500 quả sầu riêng non chăm sóc bấy lâu đã bị kẻ gian chặt phá không thương tiếc. Quá sốc, người nông dân này đã khóc ngất tại khu vườn.

Gần đây, sau khi đánh giá tác động môi trường và các thủ tục pháp lý, một số doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác cát để thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số đối tượng lấy lý do doanh nghiệp khai thác cát sẽ làm sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân…

Nắm được nhu cầu nhiều công dân có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động, Trần Thị Hằng Nga đã đưa ra các thông tin tuyển dụng lao động nước ngoài, nhận hồ sơ và tiền, từ đó lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các nạn nhân. Đối tượng này vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An khởi tố.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文