Di dời trụ sở các Bộ, ngành: Cần một cơ chế đặc thù cho Hà Nội

09:13 18/07/2022

Chủ trương di dời trụ sở bộ, ngành ra khỏi nội ô Hà Nội để hình thành các khu hành chính tập trung, hiện đại đã có trong quy hoạch Thủ đô năm 1992. Tuy nhiên, từ mốc năm 1992 đến nay, mới chỉ di dời được 6 bộ, ngành: Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Chính phủ, Công an, Ngoại giao ra ngoài khu trung tâm.

Năm 2019, Bộ Xây dựng tiếp tục chỉ đạo Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) lập phương án di dời trụ sở 13 bộ, ngành ra ngoài trung tâm TP Hà Nội. Tuy nhiên, đến thời điểm này, vẫn chưa có bộ, ngành nào trong số trên di dời. Trong khi trụ sở của các bộ, ngành này tập trung ở các quận trung tâm, tạo áp lực cho hạ tầng giao thông đô thị.

Trong cuộc họp báo đầu tháng 7 vừa qua, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà nội đã nêu lại hiện trạng này. Ông Tuyến cho rằng, Thủ tướng đã có quyết định giao cho Bộ Xây dựng thực hiện việc di dời các cơ quan ra khỏi nội đô, nhưng đến nay chưa thực hiện được.

Hai “nhà mới” của Bộ Nội vụ và Bộ TNMT trên đường Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy. Ảnh: PV

Mới đây, Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản trả lời lại UBND TP, khẳng định, cơ quan này đã có văn bản nhiều lần đôn đốc các bộ, ngành Trung ương và Hà Nội thực hiện nhiệm vụ được giao về việc di dời theo quy hoạch. Bộ Xây dựng cho biết, căn cứ Luật Thủ đô 2013, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23/1/2015 trong đó quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, ngành và UBND TP Hà Nội.

Theo đó, Bộ Xây dựng được giao trách nhiệm lập danh mục, cụ thể hóa tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời các cơ quan, đơn vị (các bộ, ngành, cơ quan Trung ương), trình Thủ tướng phê duyệt; giám sát việc tổ chức thực hiện di dời theo quy hoạch.

Bộ Tài chính xây dựng cơ chế chính sách về tài chính để khuyến khích, khai thác quỹ đất có hiệu quả, đảm bảo theo tiến độ và lộ trình di dời của TP Hà Nội và từng bộ, ngành liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đề xuất phương án tài chính để đầu tư xây dựng trụ sở các bộ, ngành tại địa điểm mới bảo đảm tính khả thi. UBND TP Hà Nội được giao tổ chức lập, phê duyệt các đồ án quy hoạch có liên quan làm căn cứ cho việc sử dụng các quỹ đất sau khi di dời và xác định bố trí quỹ đất và hạ tầng các cơ sở mới trước khi phải di dời...

Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, Bộ Xây dựng đã thực hiện rà soát 36 cơ quan Trung ương thuộc đối tượng quy hoạch (bao gồm 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, 8 cơ quan thuộc Chính phủ, 6 cơ quan Trung ương các đoàn thể) để xây dựng các phương án quy hoạch cụ thể.

Bộ Xây dựng đã hoàn thành tổ chức Cuộc thi tuyển ý tưởng quy hoạch, kiến trúc tổng thể Khu trụ sở làm việc các Bộ ngành Trung ương tại khu vực Tây Hồ Tây. Trên cơ sở kết quả thi tuyển, Bộ Xây dựng đang chỉ đạo hoàn thiện Đồ án Quy hoạch hệ thống trụ sở làm việc của các Bộ ngành Trung ương, dự kiến báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt trong năm 2022, làm cơ sở triển khai các bước đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt.

Tuy nhiên, ngay cả các Bộ, ngành đã chuyển ra làm việc tại trụ sở mới nhưng nhiều cơ quan vẫn chưa trả trụ sở cũ. Các Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xin tiếp tục được làm việc tại trụ sở cũ nằm ở mặt đường các tuyến phố trung tâm của Thủ đô với lý do trụ sở mới bị quá tải. Một nguyên nhân nữa khiến các bộ, ngành chưa muốn di dời, bàn giao lại đất cho UBND TP Hà Nội là vướng Luật Đất đai.

Chiều 17/7, trao đổi với chúng tôi, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết, muốn thay đổi được tình trạng trên, phải tạo ra cơ chế đặc thù cho Hà Nội. Vì không chỉ với các trụ sở bộ, ngành. Ngay cả việc di dời các trường học, các cơ sở công nghiệp cũng vướng vấn đề Luật Đất đai.

“Tôi được biết, Luật Thủ đô đang sửa đổi dự kiến trình Quốc hội thông qua trong năm nay có nội dung để cho Hà Nội có quyền được tiếp nhận, thu hồi đất đai của các bộ, ngành, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục đã có trong danh sách di dời, đã được bố trí trụ sở mới. Sau khi tiếp nhận, Hà Nội sẽ xây dựng các công trình công cộng, không gian xanh. Hy vọng, nếu Quốc hội thông qua thì Hà Nội mới có thể thực hiện được”, ông Đào Ngọc Nghiêm chia sẻ.

Ngọc Yến

Trong thời đại mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, những bức ảnh lộng lẫy, cuộc sống xa hoa trở thành cách để nhiều người tạo dựng hình ảnh cá nhân. Tuy nhiên, đây cũng là “sân khấu” hoàn hảo cho những kẻ lừa đảo khoác lên mình chiếc áo doanh nhân thành đạt, nhà đầu tư tài ba, chuyên gia tài chính, bậc thầy dạy làm giàu… nhằm lôi kéo các nạn nhân sập bẫy.

Ông Han Dong-hoon, lãnh đạo đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền của Hàn Quốc, tuyên bố từ chức, nhấn mạnh rằng ông không thể tiếp tục nắm vị trí này sau khi ủng hộ việc luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol.

Như đã thành quy luật, cứ mỗi dịp cuối năm thì cánh đầu nậu hàng lậu ở bên kia biên giới lại tăng cường hoạt động. Chúng đóng gói sẵn những kiện thuốc lá hero, jet, 555..., những bao đường cát, hóa mỹ phẩm và nhiều loại nhu yếu phẩm khác rồi cho tay chân tìm cách tuồn qua biên giới đưa vào nước ta tiêu thụ. Hoạt động này không những gây mất an ninh, trật tự trên tuyến biên giới, mà còn gây ảnh hưởng không tốt cho thị trường trong nước và những nhà sản xuất.

Việc ông Bashar al-Assad bị lật đổ chóng vánh bởi các lực lượng phiến quân đối lập đang làm thay đổi nhanh chóng cục diện Trung Đông, đồng thời đặt ra những nguy cơ mới về an ninh do khoảng trống quyền lực mà ông Assad để lại. 

Hai tàu chở dầu của Nga bị hư hại và mắc kẹt tại eo biển Kerch, nằm giữa Nga và bán đảo Crimea, làm tràn dầu ở khu vực biển này. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh thành lập một nhóm công tác để tiến hành các hoạt động cứu hộ và giảm thiểu thiệt hại do sự cố gây ra.

Chỉ trong một buổi chiều, 2 học sinh tại Quảng Nam và 2 học sinh tại tỉnh Bình Định đã bị đuối nước. Lực lượng chức năng đã hỗ trợ tìm kiếm các nạn nhân, sau đó bàn giao cho gia đình đưa về nhà lo hậu sự.

Thông tin từ Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT), năm 2025 sẽ có 12 dự án giao thông được khởi công, gồm: Đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1; Cầu Ninh Cường vượt sông Ninh Cơ trên QL37B; Đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú theo phương thức PPP; Mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cao Bồ - Mai Sơn; Tuyến Chợ Mới - Bắc Kạn; Tuyến nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai với cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ; Dự án mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên.

Miền Bắc đang bước vào những ngày giá rét, vùng núi phía Bắc rét đậm, rét hại, có nơi dưới 5 độ C. Để phòng tránh rét, nhiều người, nhất là ở các tỉnh miền núi có thói quen đốt than sưởi ấm trong không gian kín, mà không lường hết được hậu quả nguy hiểm tới tính mạng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文