Giải pháp nào đảm bảo an toàn cho cư dân trong những chung cư cũ “cấp C”

15:12 19/07/2023

Một vấn đề "nóng" trong phiên thảo luận tại Kỳ họp thứ 12 HĐND TP Đà Nẵng nhiệm kỳ 2021-2026 (trong 2 ngày 18 và 19/7) đó chính là chung cư cũ xuống cấp, hư hỏng nặng (cấp C). Phương án nào, đập bỏ, tháo dỡ hay di dời để đảm bảo an toàn cho người dân, đảm bảo an toàn xã hội?

Lo âu, thấp thỏm trong chung cư "cấp C" 

Tại phiên chất vấn, kỳ họp 12 HĐND TP Đà Nẵng khóa X, nhiều đại biểu quan tâm, chất vấn liên quan đến lĩnh vực xây dựng. Trong đó, đại biểu Vũ Quang Hùng, Tổ Đại biểu HĐND quận Hải Châu phản ánh: Chủ trương di dời 288 hộ dân sinh sống tại khu chung cư (KCC) Thuận Phước (trên đường Nguyễn Đức Cảnh, quận Hải Châu, Đà Nẵng) đã có từ cách nay 10 năm. 

"Đến nay, 8 block nhà chung cư đã xuống cấp nghiêm trọng, hàng loạt hạng mục hư hỏng nặng. Các khối nhà KCC này đã bị lún, nứt tại nhiều vị trí. Đa số tường nhà đều bị thấm nước, rêu xanh mọc đầy. Thậm chí có căn hộ chỉ cần dùng tay là có thể bóc được cả mảng tường", ông Vũ Quang Hùng nói.

Giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng trả lời chất vấn về tình trạng các chung cư xuống cấp trên địa bàn thành phố. 

Trong khi đó, theo báo cáo giám sát chuyên đề về xây dựng chung cư của HĐND TP Đà Nẵng tại kỳ họp thứ 4, HĐND TP Đà Nẵng khóa 9 năm 2017, chất lượng các KCC tại thành phố được đánh giá rất thấp. Trong 43 chung cư được đánh giá thì có 11 đạt loại khá, 19 loại trung bình, 12 loại kém (còn 1 KCC chưa đánh giá); như vậy, có đến 31/43 KCC loại trung bình trở xuống, chiếm 72%.

Riêng đánh giá của sở xây dựng tại thời điểm năm 2017 đến năm 2020, các KCC Thuận Phước (288 hộ), Lâm đặc sản Hòa Cường (72 hộ) sẽ hết hạn sử dụng. Tất cả các KCC này chỉ có thể sơn phết, chống thấm, thay cửa..., còn bên trong các chủ hộ tự sửa chữa. Các KCC này có chất lượng kém do công trình bàn giao sử dụng đã hơn 20 năm, đầu tư với suất đầu tư thấp, quy mô nhỏ từ 3 - 5 tầng và không có thang máy. Nhiều KCC được thi công gấp rút để đáp ứng nhu cầu tái định cư. Ngoài ra, công tác duy tu bảo dưỡng chưa kịp thời do thiếu vốn...

Những KCC cấp C tại quận Liên Chiểu và Hải Châu xuống cấp, hư hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến an toàn đời sống của người dân. 

Thêm vào đó, chính quyền TP Đà Nẵng cũng đã nhiều lần tính di dời KCC Thuận Phước về Vũng Thùng (quận Sơn Trà) nhưng không nhận được đồng tình của người dân vì chế độ hộ khẩu, chỗ ở...

"Chính quyền TP Đà Nẵng đã có chủ trương giao Sở Xây dựng nghiên cứu vị trí đất để xây dựng KCC khoảng 15 - 20 tầng phục vụ di dời toàn bộ người dân tại 2 KCC nói trên", đại biểu Vũ Quang Hùng lo ngại, phản ánh.

Không chỉ ở quận Hải Châu, ngay tại khu Chung cư Hòa Minh (Đà Nẵng), nơi sinh sống của gần 300 hộ dân cũng xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, thấm dột, môi trường ô nhiễm. Khu chung cư này nằm gần biển Nguyễn Tất Thành, giữa trục đường lớn Kinh Dương Vương và Dũng Sĩ Thanh Khê của quận Liên Chiểu.

Nhìn bên ngoài, các bức tường chung cư bị bong tróc, loang lổ, rêu mọc um tùm. heo các hộ dân, diện tích mỗi căn hộ chỉ 29-31 m2 nên họ phải sống trong cảnh chật chội. Do thiếu không gian sinh sống nên hầu hết các hộ dân tự cơi nới thêm để đủ đáp ứng sinh hoạt, giải quyết bức bí cần thiết cho các gia đình.

 Theo lãnh đạo UBND phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng), người dân sống trong chung cư cũng như phường và quận có đề xuất di dời đối với chung cư này từ nhiều năm nay nhưng hiện vẫn thành phố chưa có giải pháp cụ thể.

Được biết, trong năm 2021-2022, UBND TP Đà Nẵng đã thống nhất tổ chức kiểm định chất lượng xây dựng một số khu chung cư, trong đó có chung cư Hòa Minh. Theo kết quả kiểm định của Trung tâm Giám định chất lượng xây dựng Đà Nẵng, chung cư Hòa Minh ở mức độ nguy hiểm cấp độ C, chưa thuộc diện phải di dời khẩn cấp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho người dân và mỹ quan đô thị, cần thiết phải có giải pháp di dời, bố trí lại nơi ở cho các hộ dân.

Kiểm tra xử lý hay sớm đập bỏ, di dời?

Trả lời chất vấn của các đại biểu HĐND, ông Phùng Phí Phong - Giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng cho rằng, Sở Xây dựng, Trung tâm quản lý và khai thác nhà Đà Nẵng, UBND các quận đã có cơ chế phối hợp trong công tác quản lý, kiểm tra, xử lý kịp thời các hư hỏng, đảm bảo an toàn hoạt động tại các khu nhà chung cư. Rà soát tổng thể, nghiên cứu đề xuất giải pháp đối với các khu nhà chung cư xuống cấp trên địa bàn thành phố.

UBND thành phố cũng đã có chủ trương liên quan đến việc di dời KCC Thuận Phước, hiện thành phố đã cho phép kiểm định mức độ C. Chung cư Thuận Phước là 1 trong nhưng chung cư được xây dựng thế hệ đầu tiên của thành phố. Đây là KCC nhỏ nằm trong đường 7m5, các khu đất xung quanh không đáp ứng tiêu chuẩn để hình thành chung cư hiện đại ở khu vực này. 

Hiện UBND thành phố đã chọn khu đất ở đường Trịnh Công Sơn (Hải Châu) để xây chung cư hiện đại. Tuy nhiên khi triển khai đang vướng một số vấn đề, trong đó có vấn đề ngân sách. Hiện nay qua thống kê, thành phố đã đầu tư hơn 3.500 tỷ đồng xây chung cư bằng ngân sách, chiếm hơn 82% chung cư xã hội xây bằng ngân sách trên cả nước.

Theo đại biểu Vũ Quang Hùng, Đà Nẵng hoàn toàn có thể có thể lập dự án mới, làm quy hoạch chi tiết, phê duyệt phương án đền bù giải tỏa, tái định cư cho các KCC này.

"Từ cách tiếp cận pháp lý chiếu theo các điều khoản nêu rõ trong Luật Nhà ở 2014 cùng với nguyện vọng của người dân và chủ trương của thành phố từ năm 2013, các cơ quan có thẩm quyền hoàn toàn có thể lập dự án mới, làm quy hoạch chi tiết, phê duyệt phương án đền bù giải tỏa, tái định cư cho các KCC này.

Đề nghị UBND thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu rà soát lại, vận dụng các quy định của pháp luật, các chủ trương của thành phố khảo sát ý kiến nhân dân, kiểm định lại các KCC một cách khoa học, kỹ lưỡng, phù hợp với thực tiễn để nhanh chóng tạo điều kiện cho người dân ở các KCC này có cuộc sống tốt và ổn định hơn. Góp phần chỉnh trang, từng bước tạo diện mạo mới cho đô thị Đà Nẵng ngày càng khang trang và hiện đại", ông Vũ Quang Hùng kiến nghị.

Ông Lê Quang Nam - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết, thành phố đã thành lập hội đồng xét duyệt nhà ở xã hội, chung cư, khắc phục những sai phạm trong công tác quản lý nhà ở, trong đó có KCC Thuận Phước, Hòa Minh và Lâm đặc sản Hòa Cường.

"Thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục rà soát các KCC, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án sửa chữa lớn, kiên quyết thu hồi những KCC không còn đủ điều kiện hoặc vi phạm quy chế sử dụng, tập trung ổn định cho những hộ có hoàn cảnh nghèo, khó khăn, hộ giải tỏa", ông Lê Quang Nam nói.

Hoài Thu

Chiều 20/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đã khởi tố bổ sung vụ án hình sự, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Thị Chung (SN 1978, Trưởng phòng Quản lý nhân sự Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Hoàng Kim Giáp) để điều tra về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Ngày 20/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tống đạt các Quyết định và bắt tạm giam đối với Đặng Tùng Lâm (SN 1989, HKTT tại Tổ 10, phường Quyết Thắng, TP Sơn La; nơi ở: đường Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tối 20/5, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Cơ quan CSĐT Công an TP Tam Kỳ vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Huỳnh Hồng Danh (SN 1993, trú xã Tam Thái, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) để điều tra về hành vi “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”; Nguyễn Tiện (SN 1996, trú xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và Tô Văn Thanh (SN 1987, trú xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Lãnh tụ Tối cao Iran Ali Khamenei phê chuẩn Phó Tổng thống thứ nhất Mohammad Mokhber làm quyền Tổng thống Iran, sau khi Tổng thống Ebrahim Raisi qua đời vì tai nạn trực thăng.

Khi Thanh tra vào cuộc xác minh kiến nghị của người dân mới phát hiện một khu đất công bị biến thành đất tư, quá trình lập thủ tục đăng ký, xét duyệt, thẩm định và đề nghị cấp "sổ đỏ" có dấu hiệu tội phạm. Sau đó cơ quan điều tra đã đấu tranh làm rõ hành vi phạm tội nên hai cán bộ lãnh đạo phường cùng hai đồng phạm vào vòng tố tụng hình sự.

Sau năm ngày xét xử sơ thẩm nhóm tội phạm trong đường dây “rửa tiền” xuyên quốc gia cho các app đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với giao dịch rút tiền mặt mỗi ngày từ 20 đến 150 tỷ đồng, chiều 20/5, Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết đối với nhóm tội phạm này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文