Gỡ khó chính sách để hoàn thành mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội

11:25 01/04/2025

Các chính sách liên quan đến việc quy hoạch, bố trí quỹ đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư… chưa đồng bộ khiến nhà ở chưa phát triển mạnh, ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 theo đề án của Chính phủ. Đây là những đánh giá của các nhà quản lý, các chuyên gia tại toạ đàm “Giải pháp đảm bảo có ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội”: Vấn đề thực hiện chính sách do Báo Nông thôn ngày này (Danviet.vn) tổ chức ngày 1/4.

Mất nhiều thời gian lựa chọn chủ đầu tư

Qua tổng hợp, Bộ Xây dựng cho biết, giai đoạn vừa qua trên địa bản cả nước có 657 dự án nhà ở xã hội được triển khai, quy mô 600 nghìn căn. Trong đó đã hoàn thành 103 dự án, với khoảng 67 nghìn căn hộ. Đã khởi công xây dựng 140 nghìn dự án, với quy mô khoảng 125 nghìn căn. Các dự án đươc chấp thuận chủ trương, đến nay có khoảng 414 dự án, với quy mô 406 nghìn căn.

Riêng trong năm 2024, với sự quyết tâm vào cuộc của các cấp, ngành, kết quả công tác phát triển nhà ở xã hội đạt được rất nhiều tích cực. Ví dụ các dự án nhà ở xã hội hoàn thành trong năm 2024 đã tăng khoảng 146% so với 2023. Dự án được chấp thuận chủ trương tăng 113%. Số lượng dự án đã được chấp thuận chủ trương đã tăng rất cao, 201% so với năm 2023.

Như vậy, tổng số căn hộ đã khởi công và hoàn thành cho đến thời điểm, so với mục tiêu đến năm 2025 này đạt khoảng 45%. Theo Bộ Xây dựng, mặc dù nhà ở xã hội đã đạt được rất nhiều kết quả tích cực, nhưng so với nhu cầu, yêu cầu và mục tiêu của dự án vẫn chưa đáp ứng được.

Ông Chử Văn Hải, Trưởng phòng Phát triển và Quản lý nhà ở xã hội, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng).

Theo ông Chử Văn Hải, Trưởng phòng Phát triển và Quản lý nhà ở xã hội, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) thì nguyên nhân một phần là đề án đầu tư xây dựng 1triệu căn hộ nhà ở xã hội được phê duyệt năm 2023, đến nay chúng ta mới thực hiện hơn 2 năm. Các bộ, ngành, địa phương, kể cả các chủ đầu tư vẫn cần thêm thời gian quy hoạch, bố trí quỹ đất, thủ tục. Thứ hai, dự án nhà ở xã hội cũng cần thực hiện thủ tục giống dự án khác, nên cần thời gian để triển khai thực hiện. Tiếp đến là quá trình từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành dự án, ít nhất phải mất từ 1 đến 2 năm.

“Ngoài ra, đối với quỹ đất, hiện nay hầu hết đã địa phương đã bố trí, qua tổng hợp sơ bộ của chúng tôi đến hết năm 2024 cả nước đã bố trí được 1.309 vị trí quy hoạch, với khoảng 9.737ha đất làm nhà ở xã hội. Tuy nhiên, một số địa phương rất quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật để kết nối, thu hút doanh nghiệp đầu tư nhưng còn khó khăn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Một phần do thiếu nguồn ngân sách Nhà nước. Phần khác do dự án này thủ tục lựa chọn chủ đầu tư còn tương đối phức tạp, phải qua đấu thầu, mất rất nhiều thời gian”, ông Chử Văn Hải cho hay.

Chính sách chưa đồng bộ

Trong khi đó, theo ông Lê Văn Bình, Phó cục trưởng Cục Quản lý đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) thì để nhà ở xã hội phát triển mạnh cần xem xét vướng mắc tồn ở hai khía cạnh là chính sách và thực hiện chính sách.

Ông Bình cho hay, về chính sách, trước đây Luật Đất đai 2013 và Luật Nhà ở 2014 chúng ta còn bất cập. Nhà ở xã hội theo Luật Đất đai 2013, quy định quỹ đất cho nhà ở xã hội không phải qua đấu giá, chỉ giao đất, nhưng Luật Nhà ở 2014 quy định phải đấu thầu, điều này khiến mất thời gian, kéo dài.

Các chính sách liên quan đến quy hoạch, dành quỹ đất để triển khai nhà ở xã hội còn có những vướng mắc cần được tháo gỡ.

Cùng với đó, vấn đề tồn tại trong chính sách là việc quy hoạch, do quy định của Nhà nước về nhà ở xã hội. Quỹ đất dành cho nhà ở xã hội trước đây còn mang tính chất thụ động, trung ương đưa quy hoạch đất đai, các địa phương có chỉ tiêu và dựa trên đó là quy định bao nhiêu % là quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội.

“Trong các luật mới, Nhà nước đã cho địa phương chủ động hơn trong quy hoạch đất dành cho nhà ở xã hội. Quy định Luật Nhà ở 2014 nêu rõ các địa phương, các dự án phải dành 20% quỹ đất, diện tích dành cho nhà ở xã hội, có chỗ lại cho quy định bằng tiền và nhiều chỗ khác thì không thực hiện. Về thực hiện chính sách, trước đây nhà ở cho người thu nhập thấp chưa bức xúc như bây giờ từ đòi hỏi thực tiễn đến thực hành chính sách”, ông Bình nói.

Theo ông Bình, thời điểm hiện nay, nhu cầu của người dân về nhà ở xã hội tăng cao, gắn với quá trình đô thị hoá. Cho nên, những vướng mắc này đã được đặt ra, cần thiết và rất bức xúc phải giải quyết. Trước đây, ngoại trừ các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng mới bức xúc về nhà ở xã hội, còn lại các địa phương khác thì chưa quan tâm nhiều.

Phan Hoạt

Giữa những miền đất đầy bất ổn, người lính CAND Việt Nam mang theo lý tưởng nhân đạo và trách nhiệm quốc tế. Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, khi được hoàn thiện, sẽ là biểu tượng thể chế của một Việt Nam đang chủ động góp phần gieo những mầm xanh hòa bình giữa thế giới đầy biến động.

Để đảm bảo an ninh ở mức cao nhất chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Công an TP Hà Nội đã triển khai cắm chốt làm nhiệm vụ từ sớm, nắm chắc phương án bảo vệ, phân luồng giao thông; tuyên truyền nhắc nhở nhân dân nơi đoàn di chuyển qua tuân thủ quy định, nguyên tắc bảo vệ an ninh cũng như xử lý các tình huống phát sinh...

Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm" sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 14-17/4/2025. Sự kiện có sự tham dự của khoảng 1.000 đại biểu quốc tế. Công tác đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn cho Hội nghị có ý nghĩa to lớn, góp phần tổ chức thành công sự kiện đối ngoại quan trọng của đất nước.

Ngày 14/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng.

Gia đình cựu Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vừa khắc phục thêm 100 tỷ đồng cho bị cáo, nâng tổng số tiền đã khắc phục hậu quả vụ án lên 1.072 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng số tiền mà bị cáo Quyết phải khắc phục là khoảng 2.400 tỷ đồng. Như vậy, còn gần 1.400 tỷ đồng bao gồm tất cả các khoản tiền mà bị cáo Quyết phải bồi thường.

Ngày 14/4, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (TP Hà Nội), chương trình "Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam-Trung Quốc" lần thứ 24, năm 2025 đã khai mạc trọng thể với chủ đề "Thanh niên Việt - Trung: Vững vàng lý tưởng". Chương trình đã đón 100 đại biểu thanh niên ưu tú Trung Quốc, diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến tất cả các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Sau 1 tuần ăn lòng lợn, người đàn ông 49 tuổi ở Thái Bình xuất hiện sốt cao, đau bụng dữ dội, tiêu chảy nặng, tụt huyết áp, toàn thân nổi ban xuất huyết, phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. 

Tại Hội nghị giao ban và cung cấp thông tin báo chí định kỳ tháng 4/2025, Chi Cục Thuế khu vực 13 (trước đây là Cục thuế tỉnh Lâm Đồng) đã có thông tin chính thức về việc bị Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sao Đà Lạt tố cáo đoàn thanh tra của đơn vị có hành vi giả mạo trong công tác, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文