Gỡ nút thắt chính sách trong cải tạo chung cư cũ

09:07 13/03/2025

Sau khi TP Hà Nội đốc thúc một số quận lập quy hoạch chi tiết 1/500, hàng loạt chung cư cũ, đã có đơn vị thực hiện, trình phương án nghiên cứu quy hoạch. Đây là cơ sở để triển khai cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thủ đô. Phương án các quận đưa ra được cho là tương đối chặt chẽ nhưng chưa có đổi mới, bứt phá.

Có chung cư cũ được xây cao tối đa 40 tầng

Mới đây, tại cuộc họp xem xét phương án quy hoạch chi tiết khu vực cải tạo, tái thiết, xây dựng lại 3 khu chung cư cũ Thành Công, Giảng Võ, Ngọc Khánh, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, UBND TP cơ bản thống nhất với phương án nghiên cứu quy hoạch kiến trúc do UBND quận Ba Đình và đơn vị tư vấn đề xuất.

ntb_8173.jpg -0
UBND TP Hà Nội yêu cầu tối đa hóa không gian xanh, không gian ngầm khi lập phương án cải tạo khu tập thể Giảng Võ.

Phó Chủ tịch UBND TP đánh giá, phương án đề xuất tương đối trật tự, chặt chẽ nhưng chưa có sự đổi mới, bứt phá. Do đó, quận Ba Đình cần bổ sung thêm một số nghiên cứu sâu hơn để hoàn thiện phương án. Với khu tập thể Thành Công, cần bổ sung thêm một số nghiên cứu sâu hơn để hoàn thiện phương án, như nghiên cứu một số trục đường kết nối không gian hồ Thành Công và không gian vườn hoa, cây xanh trong khu tái thiết; nghiên cứu mở rộng một số trục đường nội khu đủ lớn, nghiên cứu bổ sung, phát triển không gian xanh, có thể kết hợp không gian ngầm; một số khu đất hạ tầng kỹ thuật cải tạo chỉnh trang được kết hợp, tích hợp trong không gian xanh, cảnh quan.

Đáng chú ý, UBND TP đề nghị nghiên cứu phát triển cao tầng hơn đối với không gian “lõi” bố trí chung cư, tái định cư (tối đa 40 tầng), áp dụng công trình điểm nhấn cho khu vực TOD (mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng) theo quy định của Luật Thủ đô; tính toán hài hòa diện tích sàn căn hộ thương mại dôi dư, tạo ra quỹ đất “thương phẩm” thương mại dịch vụ lớn hơn. Đối với khu vực bố trí không gian thương mại dịch vụ cần nghiên cứu hình thức đặc biệt hơn thành tổ hợp có không gian đổi mới; tạo các khối đế thương mại đặc sắc, tạo ra sự dung nạp chức năng, hình thức đa dạng hơn tại khối đế.

Đối với khu chung cư cũ Giảng Võ và phụ cận, UBND TP cơ bản thống nhất với phương án nghiên cứu do UBND quận Ba Đình và đơn vị tư vấn đề xuất. UBND quận Ba Đình cùng đơn vị tư vấn hoàn thiện, bổ sung một số nội dung, như tiếp thu các nội dung hoàn chỉnh có tính chất tương đồng, tương quan, thống nhất như đối với khu chung cư cũ Thành Công để hoàn chỉnh phương án. Tối đa hóa không gian xanh, không gian ngầm; cần thiết nghiên cứu một số công trình cao tầng mang tính bứt phá tại khu vực gần trục đường Giảng Võ, Kim Mã để kiến tạo tổ hợp khối đế công trình với chức năng thương mại, dịch vụ…

Đối với khu chung cư cũ Ngọc Khánh và phụ cận, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn yêu cầu UBND quận Ba Đình nghiên cứu lại phương án không gian chức năng, hạ tầng, có giải pháp mạnh hơn, không để không gian rời rạc; các khu vực Kim Mã, khu TOD nhà ga S9 phải có giải pháp cụ thể; nghiên cứu, tạo ra trục đường giao thông kết hợp không gian cảnh quan; kết nối hồ Ngọc Khánh - hồ Giảng Võ, trục nối phố Kim Mã và phố Nguyễn Công Hoan; trong trường hợp bắt buộc phải chấp nhận dỡ bỏ một số công trình chưa phù hợp.

Quy hoạch chung cư cũ phải liên kết với giao thông công cộng

Với yêu cầu mà TP vừa đặt ra, liệu việc cải tạo chung cư cũ có còn vướng ở quy hoạch, tiến độ ì ạch cả thập kỷ vẫn “dậm chân tại chỗ”, nhất là khi đã có Luật Thủ đô 2024 quy định chặt chẽ về cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ? Trong Luật Đất đai, Luật Thủ đô 2024 đã có những định hướng mới. Thứ nhất, TP Hà Nội phát triển theo mô hình TOD. Do đó, quy hoạch chung cư cũ cần đặt ra việc liên kết với giao thông công cộng như thế nào. Mặt khác, Luật Đất đai, Luật Thủ đô 2024 cũng đặt ra vấn đề mới là khai thác không gian ngầm.

Trên địa bàn Thủ đô hiện có 1.579 nhà chung cư cũ có tuổi thọ hơn 50 năm, chủ yếu được xây dựng vào giai đoạn 1960-1990, tập trung tại khu vực 4 quận nội thành. Sau khi rà soát, phân loại, có 200 nhà nguy hiểm cấp C, 137 nhà cấp B và 7 nhà thuộc diện nguy hiểm cấp D (cấp cao nhất) cần sớm được cải tạo...

Cùng với Luật Nhà ở 2023, Luật Thủ đô 2024 với nhiều điểm mới tiếp sức cho Luật Nhà ở đi vào đời sống. Đặc biệt, Luật Thủ đô còn bổ sung các điều khoản gỡ nút thắt về mặt chính sách trong việc cải tạo chung cư cũ. Cụ thể, Hà Nội được trao quyền điều chỉnh chỉ tiêu, hệ số đền bù, điều chỉnh quy hoạch đã duyệt cho phù hợp. Đây là một yếu tố rất thuận lợi trong cải tạo các khu tập thể, khu chung cư cũ.

Đặc biệt, khoản 3, Điều 29 Luật Thủ đô quy định, trường hợp không lựa chọn được chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở thì UBND TP quyết định thu hồi đất nhà chung cư, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất sau khi có từ 2/3 tổng số chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất trong phạm vi ranh giới dự án trở lên đồng thuận.

Số tiền thu được từ việc đấu giá quyền sử dụng đất lớn hơn số tiền chi cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tiếp tục được phân chia và chi trả cho từng chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất. Quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý để Hà Nội thực hiện có hiệu quả việc quản lý, cải tạo nhà chung cư, đồng thời, có cơ chế mạnh mẽ hơn để xử lý những bất cập trong thực tiễn liên quan đến cải tạo nhà chung cư hiện nay.

Trao đổi về vấn đề này, Tiến sĩ, Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, với nhiều quy định mới có tính đột phá trong Luật Nhà ở 2023, Luật Thủ đô đã tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn, cùng với quyết tâm cao của các cấp chính quyền Thủ đô, hy vọng việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội sẽ được đẩy nhanh hơn, khi các chung cư cũ được cải tạo sẽ góp phần tạo nên diện mạo mới khang trang, đẹp đẽ hơn cho Thủ đô.

“Vướng mắc khi làm quy hoạch cho các khu chung cư cũ là việc thiếu cơ sở pháp lý, tuy nhiên “điểm nghẽn” này đã được tháo gỡ với những nội dung của Luật Thủ đô năm 2024”, ông Nghiêm phân tích.

Còn theo KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, để giải bài toán về cải tạo chung cư cũ, Hà Nội cần lập đồ án quy hoạch chi tiết và toàn khu, công bố cho người dân. Chủ đầu tư phải tuân thủ theo đồ án trên cùng các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu của TP. Cùng với đó, Hà Nội cần làm rõ vấn đề tái định cư ở đâu, như thế nào và chính sách đền bù ra sao để tạo được sự đồng thuận của 100% người dân.

Trúc Linh

Những ngày tháng Tư lịch sử, Facebook “nhuộm màu đỏ” mừng Ngày Giải phóng miền Nam, thống đất nước đất nước. Giữa những bộn bề mạng xã hội – nơi tưởng như quá ít điểm dừng – lực lượng Công an đã lặng lẽ biến từng dòng tin, từng bài viết thành những “cánh cửa” dẫn người xem trở về với cội nguồn. Những trang fanpage vốn gắn liền với công tác điều tra, phòng chống tội phạm…, bỗng trở thành nơi lưu giữ ký ức, nơi khơi dậy lòng tự hào dân tộc một cách rất đỗi dịu dàng, gần gũi.

Phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách trong những ngày đầu mới giải phóng, nhưng với truyền thống năng động, sáng tạo cả trong những thời điểm khó khăn và trong sự nghiệp đổi mới, TP Hồ Chí Minh đã vững vàng trở thành đô thị đầu tàu của cả nước từ nhiều năm qua. Trước vận hội mới của đất nước, thành phố mang tên Bác đã sẵn sàng tạo đà để tăng tốc… 

Sự trở lại của Tổng thống Donald Trump trong nhiệm kỳ thứ hai đã đặt Liên minh châu Âu (EU) vào một thế lưỡng nan phức tạp: hoặc thích nghi với một nước Mỹ mang đậm chủ nghĩa đơn phương và lợi ích quốc gia thuần túy, hoặc phải tự xây dựng khả năng tự chủ chiến lược mạnh mẽ hơn để bảo vệ các lợi ích sống còn của mình.

Ngày 29/4, Chủ tịch nước Lương Cường đã ký quyết định chính thức đặc xá cho 8.055 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và một người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Như vậy, có ít nhất 8.056 gia đình đang trong niềm vui chuẩn bị đón chào người thân trở về.

Chiều 29/4, Đoàn đại biểu của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an do Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm Trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Chi nhánh TP Hồ Chí Minh), tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh; Nghĩa trang Liệt sĩ TP Hồ Chí Minh và dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng.  

Chiều 29/4, sau khi kết thúc ngày làm việc, người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê cũng như đi du lịch nhân kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, mật độ giao thông Thủ đô tại nhiều khu vực cũng vì thế mà "tăng nhiệt nhanh" như đường Giải Phóng, Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi, hướng ra Pháp Vân – QL1A... Lực lượng CSGT Hà Nội ứng trực 100% quân số và triển khai từ sớm trên khắp các tuyến đường, cửa ngõ Thủ đô để đảm bảo TTATGT.

Chiến sĩ trẻ Nguyễn Quốc Khánh, học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân II và đồng  đội đang háo hức chờ đón giây phút vinh dự được có mặt trong khối diễu binh, diễu hành Cảnh sát gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc tại Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025.

Ngày 29/4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An cho biết, vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với đối tượng Tôn Quý Hòa (SN 1982, trú tại khối Văn Trung, phường Hưng Dũng, TP Vinh) – là Huấn luyện viên trưởng Bộ môn đá cầu - về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.