Kỳ vọng mới cho cải tạo chung cư cũ

09:59 27/08/2021

Từ 1/9, Nghị định số 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, nghị định quy định rõ nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng lại, hoặc xây dựng công trình khác theo quy hoạch cũng như quy định về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Nghị định này được kỳ vọng sẽ là hành lang pháp lý tăng tốc tiến độ cải tạo lại các nhà chung cư cũ sau bao nhiêu năm “rùa bò”. Tuy vậy, việc triển khai như thế nào vẫn phải chờ kết quả thực hiện thời gian tới.

Chung cư cũ hầu hết đã hết niên hạn sử dụng

TP Hà Nội là địa phương có tổng số chung cư cũ lớn nhất cả nước (1.579 chung cư), thế nhưng việc cải tạo lại những chung cư cũ đã xuống cấp, nguy hiểm trên địa bàn TP Hà Nội luôn rất nan giải nhiều năm qua. Trong tổng số 1.579 chung cư cũ, đến nay mới có 32 chung cư cũ được cải tạo, xây dựng mới, trong đó có 18 dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

14 dự án còn lại vẫn đang trong quá trình đang triển khai. Thực tế hiện nay hầu hết chung cư cũ ở TP Hà Nội đã hết niên hạn sử dụng, bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như: Hiện trạng quản lý, sử dụng phức tạp, đan xen trách nhiệm, quyền sử dụng giữa tư nhân, tổ chức, nhà nước; hiện tượng tự cơi nới, sửa chữa ảnh hưởng mỹ quan đô thị. Đồng thời do không được duy tu, bảo trì thường xuyên dẫn đến nhiều chung cư cũ xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ sụp đổ, nguy hiểm đến tính mạng và tài sản người dân.

Một trong những vướng mắc lớn nhất hiện nay là chưa hài hòa được lợi ích của người dân, doanh nghiệp dẫn đến việc rất nhiều khu chung cư cũ có kế hoạch xây dựng, cải tạo lại không nhận được sự đồng thuận từ phía người dân. Là cư dân sống tại nhà chung cư cũ, bà Hoàng Thị Hường, nhà C4, tập thể Thành Công chia sẻ, hầu như người dân sống ở các nhà chung cư cũ đều có nguyện vọng được cải tạo xây dựng lại. Riêng đối với khu tập thể Thành Công đã xây dựng từ lâu hiện đã xuống cấp nặng nề nên người dân đang rất mong chờ được cải tạo để có được chỗ ở đàng hoàng hơn.

“Vấn đề người dân băn khoăn nhất hiện nay là thành phố cần đưa ra hệ số đền bù hợp lý với diện tích căn hộ đang sử dụng chứ không phải là diện tích được phân trước đây. Với khu vực phường Thành Công, nếu hệ số đền bù là 1,3 - 1,5 như mức thành phố đưa ra hiện nay chắc chắn người dân sẽ không đồng tình. Cần điều chỉnh lên hệ số 2 người dân mới thấy thỏa đáng”, bà Hoàng Thị Hường cho biết.

Trong khi đó, theo Sở Xây dựng Hà Nội, việc cải tạo, xây dựng mới các chung cư cũ ở Hà Nội gặp nhiều khó khăn do nhiều vướng mắc khác nữa. Đó là số lượng chung cư cũ lớn, đan xen sở hữu, thiếu hồ sơ tài liệu, hiện trạng căn hộ thay đổi... dẫn đến khó khăn trong việc kiểm định và lập kế hoạch cải tạo, xây dựng lại.

“Quy định cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải được triển khai theo nguyên tắc toàn khu mà không thực hiện phân kỳ đầu tư như hiện nay là không khả thi. Bên cạnh đó, quy định hiện hành còn thiếu cụ thể về bố trí kinh phí kiểm định đối với diện tích nhà chung cư cũ không thuộc sở hữu nhà nước, về các hình thức lựa chọn chủ đầu tư, phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư…”, ông Võ Nguyên Phong, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội giải thích nguyên nhân.

Nghị định 69/2021/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ cởi những “nút thắt” trong cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ.

Tháo gỡ nhiều nút thắt

Theo con số của Bộ Xây dựng, hiện cả nước có hơn 2.500 chung cư cũ với khoảng hơn 3 triệu m2 sàn được xây dựng trước năm 1994. Tính đến thời điểm này, cơ quan chức năng đã rà soát, thực hiện việc kiểm định được 600/2.500 nhà chung cư hư hỏng nặng, nguy hiểm cấp C, D (chiếm khoảng 25%) tập trung chủ yếu tại 2 đô thị lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Số lượng chung cư cũ thuộc cấp C, D rất nhiều, thế nhưng 10 năm qua, tỷ lệ nhà chung cư đã được cải tạo, sửa chữa mới chưa đầy 3%. Con số này quá thấp so với kỳ vọng, bởi còn nhiều nút thắt khiến các dự án, phương án cải tạo mãi chỉ nằm trên giấy, hoặc dừng lại ở mức độ khảo sát.

Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, Nghị định 69/2021/NĐ-CP sẽ tháo gỡ được một nút thắt rất quan trọng, đó là tỷ lệ đồng thuận của người dân. Nghị định 69/2021/NĐ-CP và Luật Nhà ở quy định rõ 3 trường hợp nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng lại, hoặc xây dựng công trình khác theo quy hoạch mà không cần sự đồng thuận 100% cư dân. Điều này nhằm đảm bảo việc triển khai đồng bộ với quy hoạch và kiến trúc.

“Luật Nhà ở quy định, khi xây dựng nhà chung cư cần phải xây dựng đồng bộ cả một khu và khi xây dựng cả một khu sẽ xuất hiện tình trạng trong khu đó có nhiều trường hợp như: Nhà chung cư nguy hiểm thuộc diện bắt buộc phải phá dỡ; nhà chung cư hư hỏng nặng bắt buộc phải phá dỡ và cả nhà chung cư chưa đến mức phải phá dỡ. Tuy nhiên, khi quy hoạch cả khu thì loại này cũng phải đưa vào diện phải phá dỡ ngay. Những trường hợp này không cần nhận được sự đồng thuận 100% vẫn có thể triển khai nhưng là thời điểm thực hiện chậm hơn”, ông Khởi phân tích.

Theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam thì Nghị định 69/2021/NĐ-CP tạo ra sự đột phá mới trong chính sách cải tạo chung cư cũ. Bởi nghị định này đã quy định cụ thể cơ chế như đất đai, huy động vốn, các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; việc bố trí nhà ở tạm thời cho các chủ sở hữu, người sử dụng chung cư cũng đã được quy định chi tiết. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng, của UBND các địa phương, người dân, của chủ đầu tư… đều đã được đề cập cụ thể.

“Đáng chú ý, Chính phủ tái khẳng định, việc cải tạo chung cư cũ phải tuân thủ quy hoạch, trên cơ sở những quy hoạch cấp trên, Nhà nước sẽ đứng ra lập quy hoạch chi tiết. Đặc biệt, chính sách mới khẳng định, chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm tham gia vào quy hoạch và được tham gia lựa chọn chủ đầu tư”, ông Nghiêm cho hay.

Đồng quan điểm là phương án cải tạo chung cư sẽ do Nhà nước chủ trì, có sự tham gia của người dân, trên nguyên tắc chia sẻ lợi ích công bằng, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, đây cũng là cách mà nhiều quốc gia trên thế giới đang thực hiện rất hiệu quả và nên khuyến khích.

Vấn đề đặt ra là phương án phải phù hợp với quy định của Nhà nước, quy hoạch đô thị và được đa số cộng đồng dân cư ở đấy ủng hộ. Phương án đóng vai trò quyết định, phải được lập trên cơ sở chia sẻ lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và cộng đồng cư dân.

Phan Hoạt

Sáng 22/4, nhiều người dân sống tại các quận huyện tại TP Hồ Chí Minh từ cửa nhà đang ở, văn phòng, nơi làm việc... hào hứng khi chứng kiến những chiếc máy bay trực thăng kéo cờ Đảng, cờ Tổ quốc bay ngang qua. Những khoảnh khắc ấn tượng này đã được nhiều người sử dụng điện thoại ghi lại và chia sẻ trên mạng xã hội với niềm hân hoan và tự hào...

Chiều 22/4, Công an tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Lễ truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba đối với Thiếu tá Nguyễn Văn Kha, cán bộ Công an xã Vĩnh Tường (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) vì đã có thành tích xuất sắc trong huấn luyện, phục vụ chiến đấu, xây dựng lực lượng CAND, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày 22/4, Công an tỉnh Bình Phước cho biết, từ đầu tháng 3/2025 đến nay, Công an tỉnh đã xác lập và đấu tranh thành công chuyên án trên không gian mạng, bóc gỡ một đường dây tội phạm ma tuý xuyên quốc gia, liên tỉnh.

Trong lúc cãi cọ, người đàn ông dùng dao đâm khiến người phụ nữ ngã gục xuống đường. Tiếp đó, người này lên ô tô cá nhân, phóng hỏa đốt xe tự sát. Vụ việc nghiêm trọng này vừa xảy ra sáng 22/4 tại đoạn đường Hoàng Thị Loan gần cầu vượt Ngã ba Huế (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng).

Sáng 22/4, TAND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Hồng Nhung (SN 2005, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội), bị cáo Nguyễn Tá Minh Khang (SN 2008, trú tại huyện Thanh Trì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” và tội “Gây rối trật tự công cộng”. Liên quan đến vụ án này, 22 bị cáo khác (ở Hà Nội, trong độ tuổi từ 16 đến 17) cũng bị xét xử về tội “Gây rối trật tự công cộng”.

Lần đầu tiên, một bộ phim về lịch sử, chiến tranh ra rạp và đạt kỷ lục doanh thu ngay từ tuần chiếu đầu tiên. Không chỉ dừng lại ở con số 100 tỷ, “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên chắc chắn sẽ còn tiếp tục chiếm lĩnh phòng vé trong những ngày tới. Hiện tượng của “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” mở ra một hướng đi mới cho phim về đề tài chiến tranh, lịch sử vốn bị định kiến là phim “cúng cụ”, kém hấp dẫn.

Sau hơn 10 tháng huy động lực lượng điều tra bằng tinh thần chủ động, mưu trí, dũng cảm, ngày 10/4, Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Phú Thọ đã hoàn thành bản kết luận điều tra, chuyển Viện KSND tỉnh đề nghị truy tố 73 bị can thuộc các tỉnh thành trong cả nước trong một chuyên án ma túy xuyên quốc gia quy mô lớn.

Sau nhiều ngày xét xử và nghị án kéo dài, sáng 22/4, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thiện Toàn (cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Chè Việt Nam - Vinatea) 12 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Hai cháu nhỏ 6 tuổi và 8 tuổi là chị em ruột ở xã Thọ Thanh, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá tử vong bất thường. Cơ quan pháp y Công an tỉnh Thanh Hoá đã khám nghiệm hiện trường, làm rõ nguyên nhân sự việc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.